Enjoying your free trial? Only 9 days left! Upgrade Now
Brand-New
Dashboard lnterface
ln the Making
We are proud to announce that we are developing a fresh new dashboard interface to improve user experience.
We invite you to preview our new dashboard and have a try. Some features will become unavailable, but they will be added in the future.
Don't hesitate to try it out as it's easy to switch back to the interface you're used to.
No, try later
Go to new dashboard
Like
Share
Download
Create a Flipbook Now
Read more
Sách Thái Thượng Cảm Ứng Thiên , Việt Dịch Hán Việt Read More
Home Explore Sách Thái Thượng Cảm Ứng Thiên - Việt Dịch Hán Việt
Publications:
Followers:
Follow
Publications
Read Text Version
More from Truyện Phật Giáo - TruyenPhatGiao.Com
P:01

www.nhatquantungthu.com Thái Th ng C m ng Thiên Thaùi Thöôïng Caûm ÖÙng Thieân ---------- 太 上 感 應 篇 1

P:02

Thái Th ng C m ng Thiên Tựa Thái-Thượng Cảm-Ứng-Thiên, là pho kinh sách chỉ dẫn chúng sinh bỏ áchướng thiện, rời họa được phúc. Nội dung cũng như lời văn của Cảm-Ứng-Thiên đều rất dễ hiểu. Từ cổ chí kim, phàm hành trì theo lời chỉ dẫn trongkinh đều có cảm- ứng. Trong thời đại văn-minh, phần đông người chỉ tin vào khoa-học, nên sốngthiên về vật chất hơn là tinh-thần, thậm chí phủ nhận sự hiện hữu của tâm-linh, cho lời nói của Thánh-Hiền là cổ-hủ, lỗi thời, quan niệm về cang-thườngluân-lý nhạt dần.Vì danh lợi mà quên đi nhân nghĩa, vì tham vọng cá nhân màđi đến chỗ vị kỷ hại người….gia đình vì thế bất hòa, xã hội vì thế mà loạn. Tôn-chỉ của ngũ giáo tuy khác nhau, nhưng lý thì chỉ có một. Mục đích củaThánh-nhân đều khuyên nguời cách bỏ vật dục, hành nhân nghĩa đạo-đức đểđạt đến mức chí-thiện cố-hữu của bản tính do trời phú. Sách Đại-Học viết: Từthiên-tử cho đến thứ dân, đều lấy tu thân làm gốc. Đó là Thiên-Đàng trongnhân gian, mọi người đều an cư lạc nghiệp. Dịch giả tài học sơ-thiển, nhưng cảm thấy chấn hưng cổ phong trong lúc nàylà một đều thiết yếu, nên dù biết sức mình có hạn mà vẫn mạo-muội dịch cuốnCảm-Ứng-Thiên này. Tuy đã gắng sức, nhưng phần nội dung cũng như lốihành văn, đều tránh không khỏi có chỗ sai sót, kính mong các bậc cao-minhvui lòng chỉ-chính và bổ-khuyết. Đồng thời cũng mong các bậc Mạnh-Thường-Quân phát tâm ấn tống, để cuốn sách này được phổ-biến khắp nơi,công-đức của các vị sẽ vô- lượng vậy. Vô-Tri cư-sĩ cẩn chí Mạnh-Thu năm Giáp-Tuấtwww.nhatquantungthu.com 2

P:03

Thái Th ng C m ng ThiênThái-Thượng Cảm-Ứng-Thiên 太上感應篇 Thái-Thượng viết: Họa phúc vô môn, duy nhân tự triệu, thiện ác chi báo, nhưảnh tùy hình. Thị dĩ Thiên-Địa hữu ti quá chi Thần, y nhân sở phạm khinh trọng, dĩ đoạt nhântoán. Toán tán tắc bần hao, đa phùng ưu hoạn, nhân giai ác chi, hình họa tùy chi,cát khánh tị chi, Ác-tinh tai chi, toán tận tắc tử. Hựu hữu Tam-Thai Bắc-Đẩu Thần-Quân, tại nhân đầu thượng, lục nhân tội ác,đoạt kỳ kỷ toán. Hựu hữu Tam-Thi Thần, tại nhân thân trung, mỗi đáo canh-thân nhật, triếpthượng nghê Thiên-Tào, ngôn nhân tội quá, nguyệt-hối chi nhật,Táo-Thần diệcnhiên. Phàm nhân hữu quá, đại tắc đoạt Kỷ, tiểu tắc đoạt Toán, kỳ quá đại tiểu, hữu sốbách sự. Dục cầu trường sanh giả, tiên tu tị chi. Thị đạo tắc tiến, phi đạo tắc thối, bất lý tà kính, bất phi ám thất, tích đức lũycông, từ tâm ư vật, trung hiếu hữu đễ, chánh kỷ hóa nhân, căng cô tuất quả, kínhlão hoài ấu, côn trùng thảo mộc do bất khả thương. Nghi mẫn nhân chi hung, lạc nhân chi thiện, tế nhân chi cấp, cứu nhân chi nguy,kiến nhân chi đắc như kỷ chi đắc, kiến nhân chi thất như kỷ chi thất, bất chươngnhân đoản, bất huyễn kỷ trường, át ác dương thiện, thôi đa thủ thiểu, thụ nhục bấtoán, thụ sủng nhược khinh, thí ấn bất cầu báo, dữ nhân bất truy hối. Sở vi thiện-nhân giai kính chi, Thiên-đạo hữu chi, phước lộc tùy chi, chúng tàviễn chi, Thần-Linh vệ chi, sở tố tất thành,Thần-Tiên khả kí. Dục cầu Thiên-Tiêngiả, đương lập nhất thiên tam bách thiện, dục cầu Địa-Tiên giả, đương lập tambách thiện. Cẩu hoặc phi nghĩa nhi động, bội lý nhi hành, dĩ ác vi năng, nhẫn tác tàn hại, ámtặc lương thiện, ám vũ quân thân, mạn kỳ tiên sinh, bạn kỳ sở sự, cuống chư vôthức, báng chư đồng học, hư vu trá ngụy, công kiết tông thân, cương cường bấtnhân, ngận lệ tự dụng, thị phi bất đáng, hướng bội quai nghi, ngược hạ thủ công,www.nhatquantungthu.com 3

P:04

Thái Th ng C m ng Thiênsiểm thượng hy chỉ, thụ ân bất cảm, niệm oán bất hưu, khinh miệt Thiên dân,nhiễu loạn quốc chánh, thưởng cập phi nghĩa, hình cập vô cô, sát nhân thủ tài,khuynh nhân thủ vị. Chu hàng lục phục, biếm chánh bài hiền, lăng cô bức quả,khí pháp thủ lộ, dĩ khúc vi trực, dĩ trực vi khúc, nhập khinh vi trọng, kiến sát gianộ, tri quá bất cải, tri thiện bất vi, tự tội dẫn tha, ủng tắc phương thuật, san bángThánh Hiền, xâm lăng đạo-đức, xạ phi trục tẩu, phát trập kinh tê, điền huyệt phúcsào, thương thai phá noãn, nguyện nhân hữu thất, hủy nhân thành công, nguynhân tự an, giảm nhân tự ích.., dĩ ác dịch hảo, dĩ tư phế công, thiết nhân chi năng,tế nhân chi thiện, hình nhân chi xú, kiết nhân chi tư, hao nhân hóa tài, ly nhânnhân cốt nhục, xâm nhân sở ái, trợ nhân vi phi, sính chí tác uy, nhục nhân cầuthắng, bại nhân miêu giá, phá nhân hôn nhân, cẩu phú nhi kiêu, cẩu miễn vô sỉ,nhận ân thôi quá, giá họa ác, cổ mãi hư dự, bao trữ hiểm tâm, tỏa nhân sở trường,hộ kỷ sở đoản, thừa uy bách hiếp, túng bạo sát thương, vô cố tiễn tài, phi lễphanh tể, tán khí ngũ cốc, lao nhiễu chúng sinh, phá nhân chi gia thủ kỳ tài bảo,quyết thủy phóng hỏa dĩ hại dân cư, văn loạn quy mô dĩ bại nhân công, tổn nhânkhí vật dĩ cùng nhân dụng, kiến tha vinh-quy nguyện tha lưu biếm, kiến tha phú-quý nguyện tha phá tán, kiến tha sắc mỹ khởi tâm tư chi, phụ tha hóa tài nguyệntha thân tử, can cầu bất toại tiện sanh chú hận, kiến tha thất tiện tiện thuyết thaquá, kiến tha thể tướng bất cụ nhi tiếu chi, kiến tha tài năng, khả xưng nhi ức chi,mai cổ yếm nhân, dụng dược sát thụ, khuể nộ sư-phó, để xúc phụ huynh, cườngthủ cường cầu, háo xâm háo đoạt, lỗ lược trí phú, xảo trá cầu thiên, thưởng phạtbất bình, dật lạc quá tiết, hà ngược kỳ hạ, khủng hách ư tha, oán Thiên vưu nhân,ha phong mạ vũ, đấu hợp tranh tụng, vong trục bằng đảng, dụng thê thiếp ngữ, viphụ-mẫu huấn, đắc tân vong cố, khẩu thị tâm phi, tham mạo ư tài, khi võng kỳthượng, tạo tác ác ngữ, sàm hủy bình nhân, hủy nhân xưng trực, mạ Thần xưngchính, khí thuận hiệu nghịch, bội thân hướng sơ, chỉ Thiện-Địa dĩ chứng bỉ hoài,dẫn Thần-minh nhi giám hiệp sự, thí dữ hậu hối, giả tá bất hoàn, phân ngoạidoanh cầu, lực thượng thí thiết, dâm dục quá độ, tâm độc mạo từ, uế thực uỷnhân, tả-đạo hoặc chúng, đoản xích hiệp độ, khinh xưng tiểu thăng, dĩ ngụy tạpchân, thái thủ gian lợi, áp lương vi tiện, mạn mịch ngu nhân, tham lam vô yếm,chú trở cầu trực, thị tửu bội loạn, cốt nhục phẩn tranh, nam bất trung-lương, nữbất nhu thuận, bất hòa kỳ thất, bất kính kỳ phu, mỗi háo căng khoa, thường hànhđố-kỵ, vô hành ư thê tử, thất lễ ư cựu cô, khinh mạn tiên-linh, vi nghịch thượngmệnh, tác vi vô ích, hoài hiệp ngoại tâm, tự chú chú tha, thiên tăng thiên ái, việtwww.nhatquantungthu.com 4

P:05

Thái Th ng C m ng Thiêntịnh việt táo, kiêu thực kiêu nhân, tổn tử đọa thai, hành đa ẩn tích, hối lạp ca vũ,sóc đán hiệu nộ, đối Bắc thế thóa cập nịch, đối Táo ngâm vịnh cập khốc. Hựu dĩ Táo hỏa thiêu hương, uế sài tác thực, dạ khởi lõa lộ, bát-tiết hành hình,thóa lưu-tinh, chỉ hồng-nghê, triếp chỉ tam- quang, cửu thị nhật nguyệt, Xuânnguyệt liệu lạp, đối Bắc ác mạ, vô cố sát quy đả xà. Như thử đẳng tội, Tư-Mệnh tùy kỳ khinh trọng, đoạt kỳ kỷ toán, toán tận tắc tử,tử hữu dư trái nãi ương cập tử tôn. Hựu chư hoành thủ nhân tài giả, nãi kế kỳ thê tử gia khẩu dĩ đương chi, tiệm chítử táng. Nhược bất tử táng, tắc hữu thủy hỏa đạo tặc, di vong khí vật, tật bệnhkhẩu thiệt chư sự, dĩ đương vong thủ chi trực. Hựu uổng sát nhân giả, thị dịchđao binh nhi tương sát dã. Thủ phi nghĩa chi tài, thí như lâu-bô cứu cơ, chẩm-tửuchỉ khát, phi bất tạm bão, tử diệt cập chi. Phù tâm khởi ư thiện, thiện tuy vị vi, nhi Cát-thần dĩ tùy chi, hoặc tâm khởi ư ác,ác tuy vị vi, nhi Hung-thần dĩ tùy chi. Kỳ hữu tằng hành ác sự, hậu tử cải hối,chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, cửu cửu tất hộ cát khánh, sở vi chuyểnhọa vi phúc dạ. Cố cát-nhân ngữ thiện, thị thiện, hành thiện. Nhất nhật hữu tam thiện, tam niênThiên tất giáng chi phúc. Hung-nhân thị ác, ngữ ác hành ác. Nhất nhật hữu tamác tam niên Thiên tất giáng chi họa. Hồ bất miễn nhi hánh chi!www.nhatquantungthu.com 5

P:06

Thái Th ng C m ng Thiênwww.nhatquantungthu.com 6

P:07

Thái Th ng C m ng Thiênwww.nhatquantungthu.com 7

P:08

Thái Th ng C m ng Thiênwww.nhatquantungthu.com 8

P:09

Thái Th ng C m ng Thiênwww.nhatquantungthu.com 9

P:10

Thái Th ng C m ng ThiênThái-Thượng Cảm-Ứng-Thiên Chú GiảiThái-Thượng viết:Họa phúc vô môn, duy nhân tự triệu, thiện ác chi báo, như ảnh tùy hình. [Thích nghĩa] Đức Thái-Thượng Lão-Quân Đạo-Đức Thiên-Tôn dạy rằng: Họa và phúcđều không có cửa mà là do lòng người tự gây. Làm ác thì gặp họa, làm lànhthì được phúc, sự báo ứng như hình đi với bóng, không sai một mảy. Chú: Nhà điều có cửa. Cửa đóng hay mở là do ý của ta, mở cửa để đón kháchvào, đóng cửa để không cho người lạ và trộm cắp vào. Nhưng họa và phúc thìkhông có cửa, mà do lòng người tự gây. Làm ác thì chuốc lấy họa, muốn tránhcũng không được. Hành thiện thì gặp phúc, dù không cầu nhưng phúc vẫn đến.Người xưa nói “Hành thiện như cây cỏ mọc trong vườn xuân, tuy không thấy câycao, nhưng mỗi ngày điều có sự tăng trưởng. Hành ác như đá mài dao, dù khôngthấy đá mòn trong một lúc, nhưng càng mài càng giảm”. Có người cho rằngnhiều kẻ làm ác mà vẫn giàu sang mà không bị báo ứng. Chẳng phải là không cóbáo ứng, chỉ vì thời cơ chưa đến, có biết đâu đức của tổ-tiên hay của chính ngườiđó hãy còn, một khi phần dư đức hết rồi, báo ứng sẽ đến. Cũng lẽ này, ngườihành thiện mà không được phúc báo là còn mang nặng nghiệp của tổ-tiên haycủa chính người đó, một khi nghiệp trước hết rồi thì phúc sẽ đến. Đời Tống có vị quan Vệ-Trọng-Đạt, một hôm bị bệnh nặng, trong lúc mơmàng, linh hồn bị quỷ vô-thường dắt đi gặp Diêm-Vương. Diêm-Vương sai Phán-quan lật sổ công quá của Vệ-Trọng-Đạt ra. Lúc đầu nhìn thấy phần lỗi quá nhiều,Diêm-Vương nộ rằng:- Tội ác của ngươi quá nhiều, tuổi thọ bị giảm là phải.Nhưng khi xem tới phần công thì phán rằng: - Nhà ngươi có thể hoàng dương, vì công nhiều hơn tội, số trong dương gianchưa mãn.Vệ-Trọng-Đạt ngạt nhiên hỏi:www.nhatquantungthu.com 10

P:11

Thái Th ng C m ng Thiên - Tôi chưa từng làm chuyện ác nào, sao lại phạm nhiều lỗi đến thế? Diêm-Vương đáp: - Dù ác chưa làm, nhưng khi có ý niệm bất chánh thì quỷ Thần đều ghi lục tộiác và gửi đến đây. Vệ-Trọng-Đạt lại hỏi: - Tôi cũng từng chưa làm một việc thiện nào cả, làm sao lại có công lớn nhưvậy? Diêm-Vương đáp: - Ngươi đã từng lên sớ tâu cho nhà vua giảm thuế cho dân trong làng. Mặc dùkhông được vua chấp thuận nhưng quỷ Thần cũng đã ghi công và gửi tới đây. Hình với bóng đi đôi với nhau, nhân quả báo ứng cũng thế. ☼☼☼ Thị dĩ Thiên-địa hữu ti quá chi Thần, y nhân sở phạm khinh trọng, dĩđoạt nhân toán. [Thích nghĩa] Cho nên Trời đất có Thần chuyên giám sát về tội lỗi của loài người, tùytheo lỗi phạm thuộc nhẹ hay nặng mà giảm bớt tuổi thọ. Chú: 1) Trên Trời có Thiên-Thần, dưới đất có Địa-Kỳ (Thần Ngũ-Nhạc, ThầnThành-Hoàng,Thần Thổ-Địa...). Người có công hay có lỗi, Thần giám sát điềughi lục rõ ràng, do đó thưởng phạt phân minh. Đức Văn-Xương Đế-Quân viết:“Thì thầm nói chuyện riêng tư, Trời nghe như sấm sét nổ; Phòng tối làm chuyệnmờ ám, mắt Thần nhìn như điện chớp”. Người có thể dối người nhưng không thểdối Trời, biết việc ác là xấu mà không trừ, hiểu được việc thiện là tốt mà khônglàm thì không phải kẻ trí vậy. 2) Sống 100 ngày là một toán Trong ngũ-phúc, chữ thọ đứng đầu, nên Thầngiám-sát lấy tuổi thọ làm hình phạt để răn người.www.nhatquantungthu.com 11

P:12

Thái Th ng C m ng Thiên Tôn-Lượng là quan đô-lợi đất Hợp-Châu, một hôm bị quỷ-sứ bắt xuống âmphủ. Tôn-Lượng nói: - Thầy tướng nói tôi sống đến năm 73 tuổi mới chết, nay mới có 62 tuổi, tôi hãycòn 11 năm mới đến hạn cơ mà. Qủy-sứ đáp: - Số của ngươi đúng là phải sống đến 73 tuổi, nhưng lỗi của ngươi quá nhiều,nên bị giảm thọ. Người Mã-Thành tố tụng việc hôn-nhân, ngươi xét không côngbằng làm cho cốt nhục người ly tan, tuổi thọ bị giảm ba năm. Có người Tôn-Hưuvô tội, ngươi muốn làm vừa lòng quan Thái-Thú mà xét có tội, tuổi thọ lại giảmđi ba năm. Thân-mẫu của ngươi khuyên gián ngươi chớ nên bắt lỗi người vô tội,ngươi chẳng những không nghe lời mà còn giận và xô thân-mẫu nguơi té ngửa,đó là một tội ngỗ-nghịch, nên tuổi thọ giảm đi năm năm. Hôm nay đúng là ngàyta đến bắt ngươi. Không bao lâu, Tôn-Lượng bị bệnh mà chết. ☼☼☼ Toán tán tắc bần hao, đa phùng ưu hoạn. [Thích nghĩa] Chẳng những giảm thọ, mà còn phải chịu cảnh bần-cùng, lại thường gặpưu sầu hoạn nạn. Chú: Bần là nghèo nàn, hao là tiêu hao, phá sản, ưu là sự lo âu buồn phiềnsinh ở trong lòng, hoạn là nạn đến từ bên ngoài. Muốn tránh hoạn nạn thì phảisửa lỗi làm lành, chư ác nên tránh, việc thiện nên làm, giờ khắc đều phải phảntỉnh, đề phòng thân, khẩu, ý tạo nghiệp mà mang họa. ☼☼☼www.nhatquantungthu.com 12

P:13

Thái Th ng C m ng Thiên Nhân giai ác chi, hình họa tùy chi, cát khánh tị chi, Ác-Tinh tai chi, toántận tắc tử. [Thích nghĩa] Thiên hạ đều oán ghét, Hình họa theo sau, Những đều tốt lành, may mắnđều tránh xa, Gặp sao hạn chiếu mà mang tai, Suốt đời lận đận long đong,cho đến khi tuổi thọ giảm cùng thì chết. Chú: 1) Lòng người đều ghét người ác và thích người hiền, ngay cả những kẻgian ác xảo trá, khi thấy người làm chuyện ác trong lòng cũng oán ghét. Vì cônglý ở trong lòng người, đó là hai chữ lương tâm. Thầy Tử-Cống nói: “Vua Trụ tuycó làm nhiều điều ác, nhưng cũng chưa đến nỗi cực ác như người sau đã nói, chỉvì người đời ghét kẻ gian ác, nên đem mọi việc ác trong thiên hạ đều quy cho vuaTrụ”. Đủ thấy lòng người ghét ác đến bực nào, cho nên người quân-tử lo sợphạm phải lỗi lầm, dù chỉ một lỗi nhỏ tầm thường. 2) Kinh Hoa-Nghiêm viết: Ngũ-trược chúng sanh ở cõi Diêm-Phù-Đề không tuthập-thiện, chuyên tạo sát đạo, tà dâm, vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, tham sân,tà kiến chư ác nghiệp, lại không hiếu thảo cha mẹ, không kính tam-bảo, sinh lòngphân tranh, hủy nhục lẫn nhau, mưu cầu phi pháp… vì những nhân duyên nàymới có nạn đao binh, đói khát và chư bệnh tật. Đó là sự gây nghiệp, tự chuốchọa. 3) Ác-Tinh là sao chưởng về tai họa. Trên đầu người hành ác có hắc khí baophủ nên gặp Ác-Tinh. Hắc khí ví như tần số của máy thu thanh (radio), Ác-Tinhví như làn sóng cuả đài phát thanh. Khi tần số của máy thâu và máy phát hợpnhau thì máy thu thanh mới có tiếng. Tần số của người làm ác hợp với tần số củaÁc-Tinh, nên gặp họa. ☼☼☼ Hựu hữu Tam-Thai Bắc-Đẩu Thần-Quân, tại nhân đầu thượng, lụcnhân tội ác, đoạt kỳ kỷ toán. [Thích nghĩa]www.nhatquantungthu.com 13

P:14

Thái Th ng C m ng Thiên Lại có Thần Tam-Thai Bắc-Đẩu Thần-Quân ở trên đầu người, ghi lục tộiác, và căn cứ vào tội phạm nặng hay nhẹ của người mà giảm đi Kỷ hay Toán. Chú: 1) Thần Tam-Thai: Thần Thượng-Thai ty mệnh (quản về tuổi thọ), ThầnTrung-Thai ty phúc (quản về phúc), Thần Hạ-Thai ty lộc(quản về lộc). 2) Một Kỷ là 12 năm, một Toán là 100 ngày. ☼☼☼ Hựu hữu Tam-Thi Thần, tại nhân thân trung mỗi đáo canh thân nhật,triếp thượng nghê Thiên-Tào ngôn nhân tội quá, nguyệt-hối chi nhật, Táo-Thần diệc nhiên. [Thích nghĩa] Lại còn có Thần Tam-Thi, ở trong thân nguời, mỗi khi đến ngày Canh-Thân, đều lên Thiên-Tào đem tội ác của loài người đã phạm tâu lên Thiên-Tào. Đến ngày cuối tháng, Thần Táo-Quân cũng thế. Chú: 1) Thần Tam-Thi (cũng gọi là Thần Tam-Bành): 1. Thượng Thi-Thần Thanh-Cô tên Bành-Cư, ở nơi đầu người, làm cho ngườihay suy nghĩ bâng khuâng, nên mắt mờ tóc rụng. 2. Trung-Thi-Thần Bạch-Cô tên Bành-Chất ở nơi ruột người, gây cho ngườiháu ăn, mau quên và làm chuyện ác. 3. Hạ-Thi-Thần Huyết-Cô tên Bành-Kiều ở dưới chân người, làm cho ngườiháo sắc và háo sát. Thần-Tam-Thi đều mong nguời làm việc xấu và chết sớm đểkhỏi giữ xác và hưởng vật cúng tế, nên mỗi khi đến ngày canh-thân (sáu mươingày có một ngày canh-thân), đều lên Thiên-Tào mà tâu việc xấu của nguời,mong người bị tội. Nếu người tu hành thanh tâm quả dục thì Thần Tam-Thi sẽkhông có trạng để cáo. Thầy Trình-Tử có thơ: Bất thủ Canh-thân cánh bất nghi, 14 Thử tâm thường dữ Đạo tương y,www.nhatquantungthu.com

P:15

Thái Th ng C m ng Thiên Đế-Thiên dĩ tự tri hành chỉ, Nhậm nhĩ Tam-Bành thuyết thị phi. (Tuy biết là ngày Canh-thân nhưng không lo sợ, vì trong lòng luôn luôn hợp vớiđạo. Trời đã biết được lòng ta như thế, ta há lại sợ Tam-Bành tâu thị phi hay sao) 2) Ở Quan-Hoài có Chàng Hồ-Chương, một hôm say rượu, thấy nữ tỳ đang dọndẹp trong phòng, Chương đem lòng đùa cợt, nữ tỳ biết là điều sỉ nhục nên cựtuyệt mà tìm đường thoát thân. Đêm hôm đó đương là cuối tháng giêng, vợchồng Chương đang nằm ngủ. Đến canh tư, vợ Chương thấy một vị Thần mặt yphục màu đen, ngồi trên lưng ngựa với bộ mặt uy phong lẫm liệt, tay trái cầmmột cuốn sổ, tay phải chỉ về chỗ vợ Chương, xong rồi cỡi ngựa bay ra ngoài. VợChương hoảng sợ, bèn đánh thức Chương và đem chuyện thấy được thuật lại choChương hay. Chương biết đó Thần Táo- quân, mình nổi da gà, nhưng không dámcho vợ hay. Về sau Chương đem nữ tỳ gả cho nguời hàng xóm, mới nói với ngườivợ rằng: “Vị Thần em nằm mơ thấy chính là Táo-Quân, vì lúc say rượu anh cólòng phi lễ con nữ tỳ nhà mình, không ngờ tối hôm đó Thần Táo-Quân đến cảnhcáo. Cũng may cho anh, đêm hôm đó cô ta chạy thoát được, nếu không thì anhđã mang họa vào thân. Tuy chưa phạm đến danh tiết cô ta, nhưng anh khôngdám cho em hay là vì sợ em trách phạt cô ta, như thế tội anh lại càng nặng thêm.Nay hôn phối cho cô ta rồi, xem như đã làm được một việc thiện để chuộc lỗi cũvậy”. ☼☼☼ Phàm nhân hữu quá, đại tắc đoạt kỷ, tiểu tắc đoạt Toán, kỳ quá đại tiểu,hữu số bách sự. [Thích nghĩa] Phàm người, hễ có lỗi, nặng thì đoạt Kỷ, nhẹ thì đoạt Toán. Tùy theo lỗiphạm thuộc nặng hay nhẹ, tất cả có trên trăm điều. Chú: Tuy nói là kỷ toán do Trời đoạt, nhưng chính là do người tự gây, nếukhông gieo mầm móng của tội lỗi thì đâu có tai họa mà gặt. Kinh nhân-quả chép:“trồng dưa được dưa, trồng đậu gặt đậu”, nhân quả báo ứng, không sai một mảy.www.nhatquantungthu.com 15

P:16

Thái Th ng C m ng ThiênCho nên người quân-tử giờ khắc đều phản tỉnh lấy mình để tránh sự sơ suất. Tuylà một sự sai lầm nhỏ, nhưng tích tiểu thành đại, sơ suất nhiều sẽ biến thành lỗi,nhiều lỗi tích lại sẽ thành tội, khi mang tội rồi thì tránh sao cho khỏi họa. Lửacủa que diêm tuy nhỏ, nhưng có thể đốt cháy cả một khu rừng. Lỗi cũng thế, biếtlỗi mà không sửa thì hậu hoạn sẽ không lường được vậy. ☼☼☼ Dục cầu trường sanh giả, tiên tu tị chi. [Thích nghĩa] Muốn cầu được tuổi thọ sống lâu, trước tiên hãy tránh, không nên phạmphải lỗi lầm. Chú: Từ “Phi nghĩa nhi động” đến “vô cố sát quy đả xà”, tất cả là một trămsáu mươi bảy (167) điều gây nên tội lỗi, Đức Thái-Thượng khuyên người nêntránh. Kinh Phật viết: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”, tức là làm lànhtránh ác. Đó là phương pháp trường sanh mà mọi người đều có thể làm được. Ngày xưa Bạch-Cư-Dị hỏi Điểu-Sào thiền-sư: Làm sao tránh họa đượcphúc. Thiền sư đáp: - Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành (Bỏ mọi việc ác mà làm những điềuthiện). Bạch-Cư-Dị cuời: - Câu này con nít lên ba cũng biết, cần gì thiền-sư phải nói. Điểu-Sào Thiền sư đáp: - Con nít tuy hiểu biết, nhưng ông già tám mươi vẫn không làm được. Biết là một việc dễ, nhưng hành là một việc khó. Cũng chẳng phải vì hành khó,mà là vì người cho là dễ nên không đi thực hành mà thôi. Đó là cái bệnh thườngwww.nhatquantungthu.com 16

P:17

Thái Th ng C m ng Thiêntình mà loài người dễ mắc phải. Đọc sách Thánh Hiền và làm theo lời của ThánhHiền, cũng là Thánh Hiền mà thôi. Đọc kinh Phật và làm theo lời Phật đã dạy thì cũng là Phật vậy. ☼☼☼Thị đạo tắc tiến, Phi đạo tắc thối, Bất lý tà kính, Bất phi ám thất. [Thích nghĩa] Phàm sự việc, nếu hợp với lẽ phải thì nên tiến mà đốc hành, trái lại nếu đinghịch với đạo lý thì hãy lui mà tránh. Không chạy đường tà, không tự dốilòng, hành động quang minh lỗi lạc. Chú: 1) Thị là đúng, phải. Đạo là Thiên-Lý, là lẽ phải. Phi là trái. Thị phi làhai con đường dẫn người đi đến thiện và ác. Đường chánh đưa đến thiện, đườngtà đưa vào chỗ ác. Đường có chánh tà, nhưng do con người tự chọn, cho nênphải xét thị phi, biệt chánh tà mới biết được tiến thối. Thị thì tiến, phi thì thối. Tỉnhư hợp với đạo ngũ-thường là Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín thì nên theo, Sát ĐạoDâm Vọng Tửu thuộc tà nên phải tránh. 2) Ám thất nghĩa đen là phòng tối, nghĩa bóng chỉ chỗ kín, nơi mà mắt ngườikhông thấy được. Dương-Chấn là một vị quan thanh liêm đời Hán. Năm ông lên đường đinhậm chức thái-thú quận Đông-Lai, khi đi ngang qua đất Xương-Ấp, quan huyệnở đây là Vương-Mật, người đã từng được ông tiến cử đề bạt, đem vàng bạc đếnlàm lễ yết kiến ông. Nhưng ông không nhận và nói với Vương-Mật rằng: - Tôi biết tài của ông nên mới tiến cử ông ra làm việc giúp nước, đó là lòngcông của tôi. Nay ông đem vàng đến cho tôi là lòng tư của ông, chẳng những ôngbị mang tiếng là hối lộ cho tôi, tôi cũng bị tai tiếng là vì lòng tư mà tiến cử ôngnữa. Vương-Mật cố nài và thưa rằng: - Đó là lễ đáp ơn của tiểu quan, hơn nữa nơi đây cũng không ai hay biết, mongngài chớ nên khước từ.www.nhatquantungthu.com 17

P:18

Thái Th ng C m ng Thiên Dương-Chấn đáp: - Trên có trời biết, dưới có đất biết, giữa có ông và tôi biết, sao lại bảo làkhông ai biết? Vương-Mật nghe xong, hổ thẹn muôn phần, bèn lủi thủi đi ra. Hành động củaVương-Chấn quang minh lỗi lạc, quả thật là một vị quan thanh-liêm vậy. ☼☼☼ Tích đức lũy công, Từ tâm ư vật, Trung hiếu hữu đệ, Chánh kỷ hóanhân. [Thích nghĩa] Nên hành việc thiện để tích đức lũy công, phải thương yêu loài vật, Trungthành với tổ-quốc, hiếu thảo với cha mẹ, hòa mục với anh em, tu thân sửamình để cảm hóa người. Chú: 1) Tích chỉ về sự góp nhặt từ ít đến nhiều, lũy là sự chồng chất từ thấpđến cao, đức là phần nội, là phần đức hạnh, tức là chánh-kỷ, công là phần ngoạitức là hóa-nhân. Công đức do sự tích lũy mà thành, chớ vì việc thiện nhỏ màkhông làm, núi cao đều do cát đá chồng chất, tích tụ mà thành. 2) Vào đời Thanh, tại Thượng-Hải, phu nhân của một viên-ngoại họ Trươngmắc phải một chứng bệnh nan y, danh y trong vùng đều phải bó tay. Sau cùng,viên-ngoại mời được một lương y từ Giang-Nam đến. Lương y bắt mạch xong,liền ra một toa thuốc, trong đó phải dùng đến 100 cái lưỡi của chim bồ câu. Viên ngoại sai người ra chợ mua 100 con chim bồ câu về, đợi sáng hôm sau cắtlưỡi làm thuốc cho vợ mình. Trong đêm hôm đó, vợ của vị viên-ngoại nằm trêngiường bệnh, nghe thấy tiếng chim bồ câu kêu, rất lấy làm lạ, bèn hỏi nguyên do.Viên ngoại đáp rằng: - Trong toa thuốc của vị danh y cần phải dùng đến 100 cái lưỡi chim bồ câu,như thế bệnh của phu nhân mới khỏi được, nên mua chim về nhà để ngày mailàm thuốc cho phu nhân uống. Trương phu-nhân nghe xong bèn chảy nước mắt và nói:www.nhatquantungthu.com 18

P:19

Thái Th ng C m ng Thiên - Khi uống toa thuốc này, bệnh của thiếp có khỏi hay không cũng chưa đượcbiết, nhưng sinh mệnh của 100 con bồ câu đều vì thiếp mà chết. Giá như thângthuốc này trị được bệnh của thiếp, thiếp cũng không nỡ, xin phu-quân hãy thảchim đi, để chim được tự do. Trương viên-ngoại nghe lời của người vợ, sai người nhà mang chim ra thả. Vàlạ thay, vài ngày sau, cơn bệnh của Trương phu-nhân không thuốc mà khỏi. Vềsau sinh được hai người con trai. 3) Châu Văn-Vương là một chư hầu của nhà Thương, được phong ấp tại Kỳ-Sơn. Văn-Vương dùng lý để dạy người, dùng đức để cảm hóa dân. Kế Kỳ-Sơn làhai nước Ngu và Nhuế. Hai nước này thường tranh chấp về một miếng đất nhỏ ởvùng biên giới, hai bênh đánh nhau lâu năm mà vẫn không phân thắng bại, saucùng vua Ngu và vua Nhuế đều đến Kỳ- Sơn nhờ Văn-Vương làm trọng tài để xétxử. Khi đặt chân vào đất Kỳ-Sơn thấy dân chúng nơi đây kẻ nhúng người nhường,giúp đỡ lẫn nhau trong việc canh tác, vua Ngu và vua Nhuế nhìn nhau, hai ngườiđều cảm thấy hổ thẹn. Vua Ngu nói rằng: - Hai ta là kẻ tiểu- nhân, không xứng đáng bước vào đất của người quân-tử,nông phu ở đây còn biết lễ nghĩa như vậy, hai ta là vua một nước chỉ vì mộtmiếng đất nhỏ mà tranh chấp thấp hèn như thế, còn mặt mũi nào đi gặp Văn-Vương. Vua Nhế cho lời nói của vua Ngu là đúng, sau cùng hai bên bèn đem mảnh đấttranh chấp lâu năm tặng cho Văn-Vương mà thôi việc đánh nhau. Vì bị đức củaVăn-Vương cảm hóa, hai nước Ngu và Nhuế tránh được nạn đao binh và sốngtrong cảnh thanh bình. Đức của Văn-Vương lớn thay. ☼☼☼ Căng cô tuất quả, Kính lão hoài ấu, Côn trùng thảo mộc do bất khảthương. [Thích nghĩa] Thương yêu cô-nhi, giúp đỡ quả-phụ, Kính trọng người già, yêu thươngbậc trẻ, Ngay đến loài côn trùng và thảo mộc cũng không thể tổn thương đến.www.nhatquantungthu.com 19

P:20

Thái Th ng C m ng Thiên Chú: Cô là người mất đi cha mẹ, Quả là người góa chồng, đều là những ngườiđáng thương cần phải giúp đỡ. Người già tuổi cao, thạo đời hơn ta nên kínhtrọng. Tuổi nhỏ ấu trí, tầm hiểu biết còn non nớt, cần phải có lòng yêu thươngdìu dắt. Côn trùng lớn như sâu bọ, nhỏ như kiến đều có sinh mệnh, không nêngiết hại, cây cỏ cũng thế, nếu vô cố đốt rừng phá cây, nhất là dùng thuốc giết hạicây cối lại là một tội. Ngụy-Thù là một vị tướng tài ba của nước Tấn trong thời Chiến-Quốc, cómột người thiếp là Tổ-Cơ rất trẻ và đẹp. Mỗi khi ra trận đánh giặt, Ngụy-Thùđều dặn người con trưởng là Ngụy-Khỏa rằng: - Nếu ta ra trận không may mà chết, con nên cho Tổ-Cơ đi lấy chồng để chonàng có chỗ nương tựa, chớ để nàng hầu của ta phải khổ sở, như thế dẫu ta ởnơi chín suối cũng được yên lòng. Đến lúc Ngụy-Thù ốm nặng, biết mình sắp chết, lại dặn Ngụy-Khỏa rằng: - Tổ-Cơ là người hầu thiếp yêu quý của ta, khi ta chết rồi, con phải chôn nàngấy theo ta, để ta ở nơi suối vàng có người bầu bạn. Khi Ngụy-Thụ chết, Ngụy-Khỏa không làm theo lời trăn trối của cha, vì chorằng chôn một người sống theo người chết là một tội lỗi, làm người sống chếtoan. Khi mai tang cho người cha xong, Ngụy-Khỏa gả nàng hầu thiếp của chamình cho một nho sĩ. Người em là Ngụy-Kỳ hỏi tại sao không làm theo lời trăntrối của người cha? Ngụy-Khỏa đáp: - Lúc cha còn khỏe, thường dặn là sau này phải lấy chồng cho Tổ-Cơ, đến khibệnh nặng gần mất lại dặn phải đem nàng chôn theo, đó là lời dặn trong lúc mêsảng mà thôi. Người hiếu-tử nên nghe theo lời dặn trong lúc sáng suốt mà khôngnghe theo lời trăn trối trong lúc mê sảng. Về sau Ngụy-Khỏa làm tướng nước Tần, đánh nhau với nước Tấn. Tấn có mộtvị tướng tài là Đỗ-Hồi, là một lực sĩ sức khỏe hơn người, nước Tần không mộttướng nào địch nỗi, Ngụy-Khỏa đánh nhiều trận đều bị thua. Một đêm, Ngụy-Khỏa đang ngồi trong trại suy nghĩ về mưu kế để giao chiến với Đỗ-Hồi, bỗngnghe có tiếng người ghé vào tai nói: “Thanh thảo bì”. Ngụy-Khỏa không hiểu ý nghĩa gì, bèn đem chuyện này nói với người em làNgụy-kỳ. Ngụy-Kỳ nói:www.nhatquantungthu.com 20

P:21

Thái Th ng C m ng Thiên - Cách đây độ mười dặm có một bãi cỏ, tên là Thanh-Thảo-Bì, hay là quân Tấnsau này sẽ phải thất bại tại nơi đây chăng? Như vậy để em đem một toán quânđến đó mai phục, và anh lấy kế để dụ quân Tấn đến, hai anh em ta hợp sức vớinhau mà đánh với Đỗ-Hồi may ra có thể thắng được. Ngụy-Khỏa dùng kế dụ Đỗ-Hồi đến Thanh-Thảo-Bì. Trong trận chiến, Ngụy-Khỏa đang ở trong thế lâm nguy, không dè thình lình thấy mỗi bước đi của Đỗ-Hồi đều bị ngã, quân Tần thấy vậy vui mừng, reo ầm cả lên. Trong lúc này,Ngụy-Khỏa trông thấy một lão già mình mặc áo vải, đầu tóc bạc phơ, chân đigiầy đay, đang kết cỏ làm dây buộc vào chân của Đỗ-Hồi. Đỗ-Hồi vì thế bị té vàbị Ngụy-Khỏa bắt được . Đêm hôm ấy, Ngụy-Khỏa nằm mơ thấy ông già kết cỏ nơi Thanh-Thảo-Bì đếntrước mặt vái chào và nói: - Tướng-quân có biết vì cớ gì mà Đỗ-Hồi bị bắt hay không? Vì lão phu kết cỏlại làm cho Đỗ-Hồi bị vướng chân mà té đấy. Ngụy-Khỏa nói: - Tôi chưa quen biết cụ bao giờ, sao cụ lại giúp tôi như thế, tôi biết phải lấy gìđể đền đáp cụ? Lão già đáp: - Lão phu là thân-phụ của Tổ-Cơ. Tướng-quân biết theo lời dặn sáng suốt củathân-phụ mà gả chồng cho con gái của lão-phu.Vì cái ơn ấy nên lão-phu ra taygiúp tướng-quân. Sau này con cháu của tướng-quân còn được hiển vinh nữa. Khi Ngụy-Khỏa tỉnh dậy, mới nghĩ đến chuyện củ, và biết ông già đó chính làcha vợ của thân-phụ mình . ☼☼☼ Nghi mẫn nhân chi hung, Lạc nhân chi thiện, Tế nhân chi cấp, Cứunhân chi nguy. [Thích nghĩa]www.nhatquantungthu.com 21

P:22

Thái Th ng C m ng Thiên Đối với người gặp chuyện không may, nên đồng tình thương xót, thấy ngườilàm việc tốt phải tỏ lòng vui mừng, Nên giúp người trong lúc cấp bách, Cứungười trong lúc nguy nan. Chú: Hung là việc cực xấu, Thiện là việc cực tốt, cấp là việc không thể trìhoãn được, nguy là việc có hại đến tính mệnh. Thấy người ta gặp nguy mà ra taytrợ giúp là chí-dũng; tế người trong lúc cấp bách lá chí-nhân; mừng cho việcthiện của người chí-thiện; thương xót cho người gặp hung là lòng từ-bi của Bồ-Tát và phật. Chí-nhân, chí-dũng, chí-thiện là đức của Trời. Khi đức của ngườihợp với đức của Trời, tất nhiên được Trời giáng phúc, được thần hộ trì. ☼☼☼ Kiến nhân chi đắc như kỷ chi đắc, Kiến nhân chi thất như kỷ chi thất. [Thích nghĩa] Thấy người đắc ý thành công, phải tỏ lòng vui mừng như chính mình đãlàm. Thấy người gặp chuyện thất bại không may, nên tỏ lòng buồn nhưchính mình đã gặp phải. Chú: Đắc là sở háo, là điều mừng mà mọi người đều muốn. Thất là sở kỵ, làmột việc buồn mà mọi người đều không mong. Người thất, người kỵ mà ta lại lấyđó làm mừng, như thế là phản tính. Người có việc hỷ mà ta lại kỵ, như thế làphản lý. Phản tính tâm địa gian ác, phản lý tâm địa nham hiểm, cả hai đều bấtnhân. ☼☼☼ Bất chương nhân đoản, Bất huyễn kỷ trường, Át ác dương thiện, Thôiđa thủ tiểu. [Thích nghĩa] Không nên phong phanh, tuyên truyền khuyết điểm của người khác, Cũngkhông nên khoe khoang, phô trương tài năng và sở trường của mình, Chewww.nhatquantungthu.com 22

P:23

Thái Th ng C m ng Thiêndấu phần xấu mà biểu dương phần tốt của người, Nhận ít chia nhiều, phầntốt thì nhường cho người, phần xấu thì tự lấy. Chú: Tự mình có khuyết điểm thường lo sợ bị người hay biết, người có chỗ sailầm thì ta lại đi lật tẩy, như thế là bất minh. Người có sở đoản, đem sở trườngcủa mình ra giúp, như thế mới là người có nghĩa. Tự mình có chỗ hay chưa phảilà hay, mà phải khiêm-tốn, lấy cái hay của mình hợp với cái hay của thiên hạ, đólà cái hay của người quân-tử. Quản-Trọng là một chính trị gia tài ba lỗi lạc, giúp Tề-Hoàn-Công xưng bátrong thời Xuân-Thu. Bão-Thúc-Nha là người bạn tri kỷ của Quản-Trọng, vàcũng là người đã tiến cử Quản-Trọng cho Tề-Hoàn-Công. Khi Bão Thúc-Nhamất, Quản-Trọng thương khóc Bão Thúc-Nha như là mất cha mẹ . Quan Đại-Phulà Ninh-Thích hỏi Quản-Trọng: - Ông với Bão Thúc-Nha, không phải họ hàng thân thích gì, sao lại động lòngthương khóc như thế? Quản-Trọng: - Thời đi buôn chung với Thúc-Nha, khi chia lời lúc nào ta cũng lấy phần hơn,nhưng Thúc-Nha không cho là ta tham, biết ta gặp cảnh quẫn-bách bất đắc dĩmới làm như thế. Khi ở chợ búa bị người dọa nạt, Thúc-Nha không cho ta là hèn,mà cho rằng ta là người có độ lượng. Khi bàn việc với Thúc-Nha bị hỏng, Thúc-Nha không cho ta là ngu, mà nói rằng người có lúc may có rủi, nên việc có thànhcũng có bại. Ta ra làm quan ba lần đều bị thất bại, Thúc-Nha không chê ta là kẻvô tài, mà nói rằng ta chưa gặp thời, chưa tìm được vua giỏi. Mỗi lần ra trận tađều đứng ở phía sau, Thúc-Nha không cho rằng ta sợ chết hay bất tài, mà nóirằng ta còn mẹ già phải phụng-dưỡng. Ta nhẫn nhục thờ vua Hoàn-Công, Thúc-Nha không cho ta là vô sỉ, biết ta vì lợi ích của thiên hạ mà không giữ tiểu tiết.Sinh ra ta là cha mẹ, hiểu biết ta là Thúc-Nha. Đối với người hiểu biết mình, đemcả tính mệnh ra hiến còn chưa cho là quá, ta khóc thương như thế có thấm vàođâu? Người sau khen tài của Quản-Trọng, cũng phải khen đức của Bão Thúc-Nhavậy. ☼☼☼www.nhatquantungthu.com 23

P:24

Thái Th ng C m ng Thiên Thục nhục bất oán, Thục sủng nhược kinh, Thí ân bất cầu báo, Dữ nhânbất truy hối. [Thích nghĩa] Một khi chịu sự khinh khi hay nhục mạ của người, không sinh lòng oánhận, khi được cấp trên đoái hoài, sủng ái, phải tỏ lòng cung kính lo sợ, chớnên kiêu hãnh tự hào, mà phải xét xem tài đức của mình có tương xứng haykhông, Một khi có thí ân hay giúp đỡ người, cũng không mong người báođáp, khi biếu tặng đồ vật cho người, không nên hối hận mà đòi trở lại. Chú: Người quân-tử vì đức-hạnh mà không vì địa-vị, vì thực chất chứ không vìhư danh, vì nghĩa mà không vì lợi. Nên xem việc vinh sủng như là một nỗi lo âu,là một gánh nặng, như người trèo cao té nặng, trong lòng lúc nào cũng dè dặtcan thận. Vì thế người quân-tử tuy ở địa vị cao mà vẫn xem như thấp hèn, nên ởthế cao mà không nguy hiểm. Một khi công thành danh toại thì lo nghĩ đến thốiẩn. Tri thối nên bất nguy, tri chỉ nên bất trụy, tri túc nên thường lạc. Đó là thuậtxử thế cao-minh của bậc quân-tử. Đặng-Thông, làm quan dưới triều Hán, được Hán Văn-Đế sủng ái. Có mộtlần Đặng-Thông nhờ thầy tướng số xem tướng,thầy tướng nói rằng sau nàyĐặng-Thông sẽ bị chết đói. Hán Văn-Đế biết được chuyện này bèn nói với Đặng-Thông: - Trẩm đem cả núi đồng ở đất Thục ban cho khanh, và cho khanh được phépđúc tiền, như thế khanh sẽ giàu sang mãi mãi, làm sao có thể chết đói được. Đặng-Thông từ đó trở nên cự phú, nhưng chỉ ỷ vào thế lực và sự che chở củavua mà không biết tu thân tích đức, khi Hán Văn-Đế chết, vua Cảnh-Đế lên ngôi,nhiều vị quan trong triều vì đố kỵ Đặng-Thông nên gièm tâu cùng vua Cảnh-Đế.Vua Cảnh-Đế vốn không thích Đặng-Thông nên nhân cơ hội này bèn tịch thu tàisản và truất hết quyền hành của Đặng-Thông. Đặng-Thông vì thế trở nên nghèophải đi ăn xin. Về sau quả nhiên bị chết đói. Đời Bắc Tống, quận Giang-Hạ có quán rượu Tân thị. Một hôm có một lãogià ăn mặc lam-lũ đến hỏi chủ quán: - Có rượu tốt gì cho ta uống chăng?www.nhatquantungthu.com 24

P:25

Thái Th ng C m ng Thiên Chủ tiệm bèn sai tửu bảo đem rượu hảo hạng ra cho lão già uống. Lão già ănuống say sưa rồi bỏ đi, chẳng trả một đồng xu nào cả. Chủ tiệm không đem lòngtrách oán và cũng không tỏ vẻ ân hận . Nửa năm sau, lão già trở lại quán rượu của Tân thị. Nhưng lần này lão khônguống rượu nữa, mà nói với Tân thị rằng: - Lúc trước lão uống rượu của các-hạ, nhưng vì quá nghèo không có tiền trả,nay lão đến đây để đáp ơn cho các-hạ. Nói xong bèn thò tay lấy cây bút lông ra, vẽ một con hạc trên bức tường. Vẽxong, lão nói với Tân thị: - Mỗi khi có khách đến, các-hạ chỉ cần vỗ tay thì con hạc trên bức tường này sẽbay ra và tự múa hát. Lão già nói xong bèn bỏ đi. Tận thị làm theo lời của lão già dặn, khi vỗ tay, conhạc lão già đã vẽ trên bức tường quả nhiên bay ra và múa hát. Khách ăn uống từđó mỗi lúc một đông, không bao lâu Tân thị trở nên cự phú trong vùng. Mười năm sau, lão già lại trở về quán rượu của Tân thị. Chủ quán gặp lại cốnhân, trong lòng vô tả, nói với lão già rằng: - Vì ân-nhân mà ta mới có ngày hôm nay, mong ân-nhân hãy lưu lại đây cùnghưởng cảnh phú quý. Lão già cười và đáp: - Đời người chẳng qua là một kiếp phù-du, phú quý vinh hoa đối với ta cũng chỉlà một giấc mơ mà thôi. Nói xong bèn lấy sáo ra thổi, con hạc từ bức tường bay xuống, đến trước mặtlão già, và lão cỡi hạc đi biệt tích. Để kỷ niệm lão già và con hạc, tại nơi chỗ hạccất cánh, chủ tiệm xây nên một lầu, lấy tên là lầu Hoàng-Hạc. Nay ở thành Vũ-Xương, tỉnh Hà-Nam Trung-Hoa. Lão già cỡi hạc đó chính là bát tiên Lữ Thuần-Dương tổ- sư. ☼☼☼www.nhatquantungthu.com 25

P:26

Thái Th ng C m ng Thiên Sở vi thiện-nhân, nhân giai kính chi, Thiên-đạo hữu chi, phước lộc tùychi, chúng tà viễn chi, Thần-Linh vệ chi, sở tố tất thành, Thần-Tiên khả kí. [Thích nghĩa] Người hành thiện, sẽ được thiên-hạ tôn kính, Được Trời Phật phù hộ,Phước lộc không cầu mà tự đến Tà-Thần Ác-quỷ đều tránh xa, Lại đượcThần-Linh hộ trì giúp đỡ, sự việc hễ làm tất thành, lại còn hy vọng trở thànhThần-Tiên nữa. Chú: Đức Khổng-Tử nói: “Thánh-nhân ta chưa được thấy, nhưng thấy ngườiquân-tử cũng xem như được gặp Thánh-Nhân vậy. Ta chưa được thấy ngườithiện, nhưng gặp được người có hằng tâm làm việc thiện thì cũng như gặp đượcngười thiện vậy”. Một người được xưng là thiện-nhân thì hành động và việc làmđều hợp với ý Trời, cho nên quỷ Thần đều kính trọng. Sống là người hoàn thiệntrên đời, khi chết sẽ là Thần-tiên nơi động phủ. Mạnh-Thường-Quân là một nhà nghĩa hiệp trong thời Chiến-Quốc, làm tể-tướng của nước Tề, được vua Tề phong ấp ở đất Tiết. Trong phủ ông luôn luônnuôi trên 300 thực khách, tính ông lại rất rộng rãi, thường đem tiền cho ngườikhác vay mượn. Vì thực khách mỗi ngày một đông, số tiền chi tiêu không đủ, nênmột hôm ông sai một thực khách là Phùng-Hoan đi qua đất Tiết đòi nợ. Trướckhi lên đường, Phùng-Hoan hỏi Mạnh-Thường-Quân: - Khi thu được tiền nợ, Tướng-công có cần mua gì về chăng? Mạnh-Thường-Quân đáp:- Xem trong nhà thiếu gì thì mua.Khi đến đất Tiết, Phùng-Hoan triệu tập dân đến tụ họp và nói: - Hôm nay ta đến đây không phải là đòi nợ, mà là đến báo một tin mừng, chủ talà Mạnh-Thường-Quân nói tiền nợ của quý vị phụ lão đã vay mượn đều khỏi trả,nên hôm nay sai ta đến đây để hủy bỏ tất cả những khế ước mà quý vị đã lậptrong lúc vay mượn. Phùng-Hoan nói xong, liền đem khế ước vay nợ của dân Tiết mang ra xé hết vàđốt trước mặt mọi người. Khi đốt xong. Phùng-Hoan từ giã dân Tiết, trở về báocùng Mạnh-Thường-Quân.www.nhatquantungthu.com 26

P:27

Thái Th ng C m ng Thiên Thấy Phùng-Hoan về đến nhà, Mạnh-Thường-Quân hỏi: - Thu nợ xong rồi có mua gì về chăng? Phùng-Hoan đáp: - Trước khi đi tôi đã xem xét kỹ lưỡng, thấy nhà của tướng-công ngọc ngà châubáo chứa đầy kho, người đẹp đầy nhà, chó ngựa cũng đầy chuồng, chẳng thiếu gìhết. Chỉ có chữ nghĩa là chưa đủ, nên hôm nay đi đòi nợ tôi đã dùng số tiền đómua chữ nghĩa cho tướng-công rồi. Mạnh-Thường-Quân nghe Phùng-Hoan nói xong, trong lòng biến sắc: - Ta vì lo sợ trong nhà khách đông, bổng lộc không đủ chi tiêu mới sai tiên-sinhđi thu nợ, nay tiền không thu được lại đem giấy nợ mang đi đốt, sau nay chi tiêukhông đủ thì thực khách sẽ bỏ ta mà đi hết, như thế gọi là mua nghĩa hay sao? Phùng-Hoan đáp: - Đất Tiết là đất thế phong của tướng-công, nhân dân đó sẽ là người cùng nhausẻ ngọt chia bùi với tướng-công. Nay kẻ hèn này mạo muội đốt bỏ giấy nợ, mụcđích là để dân đất ấp biết cái đức của tướng-công là trọng người khinh tài, nhưthế lòng nhân nghĩa của tướng-công sẽ được truyền đi khắp nơi, đó là giúptướng-công thu phục nhân tâm vậy. Mạnh-Thường-Quân nghe Phùng-Hoan nói thế, cũng không hỏi gì đến tiền nữa. Về sau, Mạnh-Thường-Quân bị người gièm pha, bị vua Tề thu hồi ấn tướng vàđuổi vế ấp Tiết. Dân ấp Tiết nhớ ơn xưa, Trăm họ già trẻ đều dìu nhau đi nghênhtiếp Mạnh-Thường-Quân nhìn thấy cảnh này mới nói với Phùng-Hoan: - Ý nghĩa mua nghĩa của tiên-sinh, đến bây giờ ta mới rõ. Thí ơn cho người, người sẽ ghi lòng tạc dạ, cảm nghĩa đời đời. Lương Đài-San thường đọc sách tại một đình ở ven sông. Một hôm Sannghe lũ quỷ nói chuyện với nhau: - Ngày mai có một phụ nữ đến nhảy sông tự tử, ta sẽ được đi đầu thai.www.nhatquantungthu.com 27

P:28

Thái Th ng C m ng Thiên Sáng hôm sau Đài-San quả nhiên thấy một thiếu phụ đầu tóc bối rối, vừa đi vừakhóc muốn nhảy xuống sông tự tử. Nhìn thấy cảnh tượng này, Đài-San nhớ tớilời con quỷ đã nói vào hôm qua, bèn lớn tiếng kêu người thiếu phụ. Thiếu phụ nghe thấy tiếng người, sực tỉnh cơn mê mà dừng lại. Đài-San lêntiếng hỏi: - Cô-nương gặp chuyện gì mà phải quyên sinh vậy? Thiếu phụ đáp: - Gia đình thiếp nghèo, chồng thiếp lại ham cờ bạc, thua nợ quá nhiều, bắtthiếp phải vào lầu-xanh tiếp khách lấy tiền trả nợ. Thiếp tuy quê mùa, nhưngđược sự giáo huấn của song-thân, còn biết chút ít liêm sỉ, nên thà chết mà khôngmuốn làm nhục thanh danh. San nói: - Cô-nương chớ nên quyên sinh, tôi có chút ít tiền bạc có thể giúp đỡ gia đìnhcô qua khỏi cơn hoạn nạn này. Đài-San vừa nói xong thì thấy một thanh niên, thở hổn hển chạy đến kéo lấy taycủa thiếu phụ. San nói với người thanh niên: - Ông vì cờ bạc mà tán gia bại sản, sau này nên chừa. Tiền bạc mất đi còn cóthể kiếm được, người chết đi rồi thì không thể sống lại được nữa. Ông nợ ngườita bao nhiêu tôi có thể giúp ông trả cho. Hai vợ chồng cảm tạ Đài-San mà đi. Đêm đó Đài-San lại nghe một quỷ nói: - Đáng lẻ ra ta được đi đầu thai rồi, nhưng bị chàng thư-sinh làm hỏng chuyện Một quỷ khác giận nói: - Sao không làm hại thằng đó đi? Qủy khác đáp: - Không được đâu, Thượng-Đế đã tuyển người này làm Thượng-thư sau này,mình không thể hại nó được.www.nhatquantungthu.com 28

P:29

Thái Th ng C m ng Thiên Về sau Đài-San thi đỗ được bổ làm chức ngự-sử và sau cùng lên chức Thượng-thư. Bát-Tiên Tào Quốc-Cựu là em ruột của Tào Thái-Hậu đời Tống. Tuy làquốc-cựu (ông cậu của một nước trong triều, nhưng không vì quyền thế mà hiểnuy với người. Tào Quốc-Cựu có một người em là Tào-Nhị, thường hay cậy thếhại người, lập bè đảng để chống người trung lương trong triều, lại đoạt gáichiếm vợ của dân chẳng bỏ đều ác nào mà không làm, trong triều nội ngoại đềuoán giận nhưng không dám nói. Táo Quốc-Cựu hằng rầy Tào-Nhị, nhưng tínhcủa Nhị không chừa, Tào Quốc-Cựu than rằng: Làm lành có phúc, làm ác manghọa, đó là luật Trời. Tổ-tiên nhà ta có đức nên kiếp này mới đặng giàu sang, nayem mình làm nhiều điều thất đức bất nhân, làm cho thiên hạ oán ghét, khi phúcđức nhà ta hết rồi thì họa sẽ đến và ta cũng tránh không khỏi bị lấy. Ta phảitránh trước, nếu không sau này tất mang họa. Quốc-Cựu vì thế mà đem hết tài sản ra bố thí cho dân nghèo, và chu du thiênhạ để phỏng đạo. Về sau gặp Hán Chung-Ly và Lữ Thuần-Dương hai vị tổ-sưtruyền thọ tâm pháp, tu chứng quả vị, là một vị Tiên trong Bát-Tiên mà dân gianthường truyền tụng. ☼☼☼ Dục cầu Thiên-Tiên giả, đương lập nhất thiên tam bách thiện, dục cầuĐịa-Tiên giả, đương lập tam bách thiện. [Thích nghĩa] Muốn cầu chức vị Thiên-Tiên, phải lập một nghìn ba trăm (1300) điềuthiện, Muốn cầu chức vị Địa-Tiên thì phải lập ba trăm (300) điều thiện. Chú: 1) Người tu hành có đạo đức, chứng quả thoát vòng luân-hồi là Thiên-Tiên. Địa-Tiên là người hành thiện cứu đời, chỉ có phần đức nhưng không đắcĐạo, sau khi chết được Đức Ngọc-Đế phong làm Thần của một vùng, hưởnghương quả của người cúng bái vài ba trăm năm. Thần Tiên đều do người tu hành thành, trung hiếu tiết nghĩa là bậc thang đưangười đến cõi Tiên, thiện hành là cầu đưa người rời bể khổ về thế giới Cực-Lạc.www.nhatquantungthu.com 29

P:30

Thái Th ng C m ng ThiênKhi chưa thành Đạo, Thần Tiên cũng là người, chỉ khác nhau ở chỗ là biết lậpchí và hành thiện tích đức mà thôi. Tùng-Lang có ngư-phủ Lý-Chánh, người chính-trực, đạm bạc danh lợi,sống bằng nghề đánh cá qua ngày. Mỗi khi đánh được cá, thường hay mua rượuvề tự nhắp. Một hôm đang đánh chén một mình, bỗng nhiên có một người xuấthiện đứng trước cửa. Lý-Chánh lên tiếng: - Các-hạ ai vậy? Người kia đáp: - Ta không phải là người mà là quỷ, chết ở dưới sông này đã được năm năm,nay thấy ông uống rượu thiếu bạn nên muốn đến làm quen và cầu xin một chén. Lý-Chánh đáp: - Nếu có hứng thú thì mời các-hạ ngồi chung cùng nhắp, làm bạn với rượu,người hay quỷ đều như nhau cả. Qủy nhận lời mời của Lý-Chánh, người và quỷ ngồi trên bàn rượu chè tạc vớinhau. Khi rượu hết, quỷ bèn từ giã. Về sau quỷ thường đến uống rượu với Lý-Chánh mối tình nhân quỷ đã trở thành đôi bạn tri giao. Một hôm quỷ đến gặp Lý-Chánh: - Ngày mai sẽ có người chết giữa sông, đệ sẽ được đi đầu thai, nay đến từ giảhuynh, cầu chúc sức khỏe của huynh được dồi dào, bình an. Vài ngày sau, Lý-Chánh lại thấy người bạn quỷ đến thăm với bộ mặt buồn bã.Lý-Chánh hỏi - Mấy ngày trước huynh đã nói là đi đầu thai cơ mà, sao hôm nay vẫn còn ởđây? Qủy đáp: - Đúng ra hôm đó có người lái đò bị chết chìm, nhưng người đó mồ côi từ nhỏ,lại phải nuôi thêm một người em dại, thấy mà tội nghiệp, nên lòng đệ không nỡthấy người chết để mình đi đầu thai. Cho nên hôm nay đến gặp huynh uống rượugiải sầu.www.nhatquantungthu.com 30

P:31

Thái Th ng C m ng Thiên Một tháng sau, người bạn quỷ lại đến từ giã Lý-Chánh: - Nyày mai có một thanh niên đến bơi lội và sẽ chết tại đây, đệ sẽ được đi đầuthai, nay đến từ giả huynh.Lý-Chánh:- Đệ chúc mừng cho huynh vậy. Qua vài ngày, trong lúc đang uống rượu, Lý-Chánh lại thấy người bạn quỷ xuấthiện, Lý-Chánh hỏi: - Huynh vẫn chưa được đầu thai hay sao? Qủy đáp: - Số của người đó đúng ra bị chết chìm vào hôm đó, nhưng đệ thấy người đóhãy còn mẹ già phải nuôi, nghĩ đến mà thương hại nên đệ cứu người thanh niênđó. Lý-Chánh: - Huynh là người có lòng nhân-từ, có ngày sẽ được phúc báo. Huynh không điđầu thai nhưng đến đây tạc chén cùng đệ cũng vui. Qủy nói: - Ngày mai có một thiếu phụ đến nhảy sông tự tử, đệ sẽ được đi đầu thai, nênđến báo cho huynh hay.Lý-Chánh:- Đệ cũng mừng cho huynh, mong huynh được đi đầu thai vào gia đình phú quý.Qua vài ngày, Lý-Chánh lại thấy người bạn quỷ đến nên ngạc nhiên hỏi:- Uả, huynh vẫn chưa được đầu thai à?Qủy đáp: - Thiếu phụ nhảy sông là người có chữa, đệ là nam nhi chết còn khổ như vậy,nếu là đàn bà phụ nữ thì lại càng khổ thêm, đệ lại nghĩ đến một mạng mà chếtđến hai người, lòng lại càng không nỡ, nên đệ bỏ ý định đi đầu thai, làm mộtngười bạn quỷ vĩnh viễn cùng huynh.www.nhatquantungthu.com 31

P:32

Thái Th ng C m ng Thiên Lý-Chánh: - Nếu huynh không chê đệ nghèo, bỏ chuyện đời ra ngoài, có rượu thì mìnhnhấp chung, thì làm người hay làm quỷ cũng không có gì khác biệt cả, huynhnghĩ có đúng không? Đôi bạn quỷ từ đó lại càng thắm thiết hơn. Một hôm Lý-Chánh thấy người bạnquỷ mặc áo cẩm bào đến thăm mình, nên ngạc nhiên hỏi: - Huynh làm gì mà hôm nay ăn mặc sang trọng đến thế? Người bạn quỷ đáp: - Hôm nay đệ đến đây để báo tin mừng và cũng để từ giã huynh. Mừng khôngphải đệ được đi đầu thai làm kiếp người, mà là Thần của sông này. Đức Ngọc-Đế xét đệ có lòng nhân-từ, chẳng những không nỡ hại người mà còn có lòng cứungười, vì lòng trắc-ẩn này nên đệ được Đức Ngọc-Đế phong làm Thần. ☼☼☼ Cẩu hoặc phi nghĩa nhi động, Bội lý nhi hành, Dĩ ác vi năng, Nhẫn táctàn hại, Ám tặc lương thiện. [Thích nghĩa] Nếu như suy tính đến chuyện phi nghĩa, Làm chuyện trái với đạo- lý, Làmviệc ác mà không biết hối cải lại cho đó là tài năng của mình, Nhẫn tâm tànsát sanh linh, Mưu toan ám hại người hiền. Chú: 1) Sự việc kết hợp với chữ nghĩa thì bất cẩu, việc làm hợp với lý thì tránhđược họa. Cho nên người quân-tử khi động thì xét đến nghĩa, hành thì xét đến lý.Nếu động mà phi nghĩa thì sẽ bội lý, và lỗi từ đó mà ra, tội từ đó mà nên. 2) Đức của Trời là háo sanh và ác tử, lòng người cũng thế. Có người nào khôngham sống và sợ chết đâu? Vật với ta cùng một thể, cũng biết vui mừng, giận hờn,yêu ghét, cũng biết đau đớn và ham sống sợ chết như ta. Lẽ nào nhẫn tâm tàn sátđồng loại hay sao? Đời Tống có người Chu-Bái, thích nuôi bồ câu. Một hôm con mèo trong nhàcắn chết con chim của Bái, Bái giận, lấy dao chặt đứt bốn cẳng của con mèo,www.nhatquantungthu.com 32

P:33

Thái Th ng C m ng Thiênmèo kêu la thảm thiết, vài ngày sau mới chết. Về sau vợ của Chu-Bái sinh hạ mộtngười con trai, ngũ-quan đầy đủ nhưng không có chân tay. Người đương thờicho rằng đứa con tàn tật của Chu-Bái là con mèo đầu thai để trả thù. 3) Ám là âm thầm, tặc là làm hại. Hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ là bátđức, là tính thuần lương chí-thiện của mọi người, bẩm phú từ Trời, nên Trời hỉ.Ám tặc lòng thiện là đi nghịch với Thiên-Lý, người với Trời đều oán, tránh saocho khỏi họa. ☼☼☼ Ám vũ quân thân, Mạn kỳ tiên sinh. [Thích nghĩa] Khi giấu cấp trên và phụ-mẫu, Ngạo mạn, không tôn kính bậc thầy. Chú: Vu là khinh khi, Quân chỉ người lãnh đạo trong nước, Thân chỉ cha mẹtrong nhà, Mạn là bất kính, Tiên-sinh là thầy học. Ám vũ quân thân mà khôngtrọng, xem thường thầy học mà không kính đều là tội ngỗ nghịch . Làng Tân-An có người họ Uông, tư chất thông minh, năm lên tám tuổi đãbiết làm thơ văn, một khi đọc được sách nào đều không bao giờ quen. Nhưng tínhtình ngạo mạn, xem trời bằng vung, thường hay chế nhạo thầy học trước mặtquần chúng. Một hôm ngáp miệng buồn ngủ, trong miệng nhảy ra một vật hìnhthù như người, chỉ mặt Uông trách rằng: “Ngươi đúng ra là trạng-nguyên,nhưng vì khinh mạn thầy học, đắc tội với Trời nên trong sổ đã bị xóa tên. Và tacũng không còn theo hầu nhà ngươi nữa”. Nói xong bèn biến mất. Hôm sau,Uông mở sách ra đọc, không biết đến một chữ, và bần cùng lận đận suốt đời. ☼☼☼ Bạn kỳ sở sự, Cuống chư vô thức, Báng chư đồng học. [Thích nghĩa] Không trung thành với chức vụ và việc làm của mình, Lừa dối, gạt gẫm kẻvô thức, Hủy báng bạn học để cầu lợi cho mình.www.nhatquantungthu.com 33

P:34

Thái Th ng C m ng Thiên Chú: 1)Bạn là phản- bội, phản-nghịch. Sự nếu hiểu theo nghĩa hẹp, là bề dướisự bề trên, như đầy tớ sự chủ, bày tôi thờ vua. Hiểu theo nghĩa rộng chỉ về cươngvị của một người đối với việc làm, như công nhân trong một công xưởng, viênchức trong một công ty, công-chức trong một cơ quan… Bất cứ ở trong một địavị nào, ta đều phải bận tâm, một lòng, để làm tròn bổn phận và trách nhiệm củamình. Như đầy tớ sự chủ cũng như bày tôi thờ vua đều phải trung. Nếu đi ngượclại thì là hai lòng, đó là bất trung bất nghĩa, là sự phản bội. (Nếu gặp chủ vô đạohay bất nhân, bất đắc dĩ phải rời bỏ, là trường hợ “phi đạo tắc thối” mà không ởtrong phạm vi bội-nghịch). 2) Thức là trí-thức, Vô-thức chỉ hạn người tầm thường, kiến thức không cao.Cuống là sự lừa dối, không thực. Gặp người kiến thức không bằng mình, lấy tàitrí của mình để giúp phần bất túc của người là một việc tốt. Nếu lợi dụng lòngngây ngô của người mà lấy chuyện bất thực để gạt gẫm thì là một đều ác vậy. Đồng học là người cùng học chung một thầy. Bạn học phải đối xử với nhau nhưanh em. Đã là bạn học thì phải giúp đỡ lẫn nhau, có phúc cùng hưởng, gặphoạn-nạn cùng chịu, như thế mới là tình đồng môn. Tình bạn như Bão Thúc-Nhađối với Quản-Trọng thì được tiếng thơm muôn thuở, còn như Bàng-Quyên đốivới Tôn-Tẫn thì mang tiếng xấu đời đời. ☼☼☼ Hư vu trá ngụy, Công kiết tông thân, Cương cường bất nhân, Ngận lệ tựdung. [Thích nghĩa] Dùng chuyện không thực tế để vu oan và dùng thủ đoạn xảo trá để lừangười, Bới móc chuyện tư để công kích người đồng tộc, Tính tình bướngbỉnh, không lòng nhân-từ, Táo bạo chuyên quyền, không nghe lời khuyênbảo của người khác. Chú: 1) Hư chỉ sự việc vô căn cứ, Vu là bịa chuyện không thực, Trá là quỷquyệt, Ngụy là giả tạo, đều là lòng bất chánh hại người, không nên có.www.nhatquantungthu.com 34

P:35

Thái Th ng C m ng Thiên 2) Tông thân là người đồng tộc. Người trong một tộc như cành cây chung mộtthân, cùng một rễ. Thân nhờ rễ mới sống, thân có nhánh bông mới thịnh và tráimới nhiều. Rễ, thân, cành tạo nên cây, thiếu đi một thì cây không thể kết trái.Người cùng tộc cũng thế, hỗ tương hỗ trợ mới làm rạng được cái vinh trong họ,mọi người đều được thơm lây. Nếu vì ganh tỵ mà bới móc, hay công kích để hãmhại nhau, thì như trái cây bị hư thối mà tự sinh dòi, chỉ có hại mà không có lợi. 3) Cương cường chỉ sự tàn nhẫn hung bạo, Ngân lệ chỉ lòng dạ sắc đá vôtình, đều là cái hại của lòng nhân. Vệ- Ưởng là người nước Vệ thời Chiến-Quốc, chuyên dùng hình luật để trịngười, Vệ-Ưởng được Công-Tôn-Tọa tiến cử cho Ngụy-Huệ-Vương. Khi Công-Tôn-Tọa mất, Ngụy Huê-Vương không dùng, Vệ-Ưởng qua nước Tần, được TầnHiếu-Công trọng dụng, Vệ-Ưởng chủ trương rằng lấy bá-đạo trị nước thì nướcmới mạnh nên đặt nặng hình luật bắt dân chúng phải theo. Phàm những khu đấtnào bị bỏ hoang, dân trong vùng phụ cận phải đi khai khẩn, bao nhiêu ruộng đấtkhai được đều là quan-điền, người dân không được riêng một tấc nào trai phảicày ruộng, gái phải dệt cửi, người không thiết việc làm sẽ bị trị tội. Về mặt quânsự Vệ-Ưởng ra lệnh, lấy đầu của giặc làm công trạng, thủ cấp nhiều thì công sẽlớn, người nào sợ trận lùi bước thì bị chém ngang lòng, ra trận không công thì bịtước bỏ chức tước. Người dân có việc tranh tấu hay tố tụng, bất kể người đúnghay sai, cả hai đều bị chém. Lại đặt ra luật liên trị, lấy mười nhà làm thành mộtliên, một nhà có lỗi thì chín nhà phải tố cáo, nếu không tố cáo thì cả mười nhàcũng đều bị tội, hàng xóm có người đến ngủ trọ người trọ đều phải có giấy phép,nếu trái lệnh thì người chủ lẫn người trọ đều bị chém. Khi luật mới được ban hành, quan đại phu là Cam-Lòng và Đỗ-Trí vì nghị luậtcan gián, đều bị gián chức, thế-tử không theo, Vệ-Ưởng tâu với Tần-Hiếu-Công,bắt tội của quan thái-sư Công-Tôn-Giả và thái-phó Công-Tử-Kiều là thầy họccủa thế-tử, người bị cắt mũi, người bị thích chữ vào mặt. Bá quan văn võ vì sợhình luật của Vệ-Ưởng, đều không dám nghị luận. Vệ-Ưởng lại thân hành suy xéttử phạm, một ngày giết hơn bảy trăm người, Bá tánh đều kinh sợ luật hà khắccủa Vệ-Ưởng, nằm ngủ thường hay giật mình. Khi vua Tần-Hiếu-Công mất, thế-tử lên ngôi là Huệ Văn-Công. Vệ-Ưởng tựphụ mình là người có công với tiên triều, nên ra vào ngạo mạn. Công-tử Kiềuwww.nhatquantungthu.com 35

P:36

Thái Th ng C m ng Thiêntrước kia bị Vệ-Ưởng cắt mũi, căm giận trong lòng nên cùng Công Tôn-Giả tâuvới Huệ Văn-Công: - Quyền thế của đại-thần cao thì nước sẽ nguy. Vệ-Ưởng lập phép cai trị nướcTần, tuy nước được thịnh trị, nhưng trên dưới đều cho rằng đó là phép của Vệ-Ưởng mà không nói là phép của nước Tần, hơn nữa trên dưới đều oán thù Vệ-Ưởng, nếu bệ-hạ không nghĩ cách đối phó e sau này nước sẽ loạn. Huệ Văn-Công vốn đã không thích Vệ-Ưởng nay nghe lời của Công-tử Kiều vàCông-Tôn-Giả liền sai người thu tướng ấn của Vệ-Ưởng và đuổi về ấp Thương-Ô. Khi Vệ-Ưởng ra đi, có trăm quan đưa tiễn, oai nghi bệ vệ, Công-Tôn-Giả cùngCông-tử Kiều mật báo cho Huệ-Văn-Công hay là Vệ-Ưởng không biết ăn năn hốilỗi, lại tiếm dùng nghi thức của vương giả, e rằng khi về đến Thương-Ô sẽ làmphản. Hai vị quan đại phu Cam-Lòng và Đỗ-Trí lúc trước bị Vệ-Ưởng làm hại,cũng đứng ra làm chứng là có việc này. Huệ Văn-Công giận, lập tức sai Công-Tôn-Giả dẫn binh đuỗi bắt Vệ-Ưởng. Vệ-Ưởng đi xe ra khỏi thành trăm dặm,bỗng nghe mặt sau có quan lính đuổi theo, biết là Huệ Văn-Công sai người đếnbắt, trong lòng lo sợ, vội trút bỏ áo mũ, giã trang làm thường dân đi trốn. Khichạy đến Hàm-Quan thì trời sắp tối, Vệ-Ưởng tìm đến một khách sạn xin ngủ trọ.Chủ khách sạn hỏi xin lấy giấy phép, Vệ-Ưởng không có, chủ khách sạn nói: - Phép của Thương-Quân(Vệ-Ưởng) cấm người không giấy phép đến ngủ trọ,nếu phạm pháp thì sẽ bị tội, nên không dám nhận ông. Vệ-Ưởng than thầm: Chính ta đặt ra phép ấy để hại ta. Sau bị Công Tôn-Giảbắt được. Huệ Văn-Công ra lệnh chu di tam tộc của Vệ-Ưởng , lại sai người lấythân của Vệ-Ưởng và dùng năm con trâu phanh thây. Dân chúng thù ghét Vệ-Ưởng nên giành lấy thịt của Vệ-Ưởng mà ăn. Ôi, chỉ vì công danh lợi lộc mà hà khắc vô tình, tàn nhẫn vô đạo, công danhđược toại rồi bị tội diệt thân và chu di tam tộc. Chẳng phải là quả báo sao! ☼☼☼www.nhatquantungthu.com 36

P:37

Thái Th ng C m ng Thiên Thị phi bất đáng, Hướng bội quai nghi, Ngược hạ thủ công, Siểmthượng hy chỉ. [Thích nghĩa] Không phân biệt thị phi, cho việc xấu là tốt và việc tốt là xấu, Chuyên làmviệc nghịch lý có hại cho xã hội, Vì tranh lấy công mà bạo ngược và hà-khắcvới cấp dưới, Nịnh hót mong được lòng của cấp trên. Chú: 1) Sự việc đúng thì nói đúng, sai thì nói sai chớ nên thiên vị mà điên đảophải trái. 2) Hướng là hướng theo, bội là đi ngược lại. Điều hợp với nghĩa thì phải theo,không hợp thì nên tránh, đó là hợp-nghi. Ngược lại, lẽ đáng theo mà tránh, lẽđáng tránh mà theo gọi là quai-nghi, đi nghịch với Thiên-lý. 3) Công là công-huân, thành tích. Có thành-tích tức có công, có công thì cótước lộc. Lấy công làm vinh hiển là nguyện vọng của mỗi người. Tinh trung báoquốc là công đáng thưởng, chính trị ổn định không có trộm cướp, nhân dân ănno mặc ấm là công đáng mừng, lập thiện ngôn phép tắc để trị thế là công đángkính. Còn như hà khắc với cấp dưới để lấy công là điều bất nhân. Khi đã bấtnhân thì tránh sao khỏi lưới Trời. 4) Lấy lòng trung nghĩa phụng sự cấp trên là kính, dùng lời nịnh hót để mongđược lòng là khi mãn không thực. Đã sinh lòng khi mãn thì tâm địa bất chánh, dođó trên dưới đều thiên lệch mà đi đến chỗ sai lầm. ☼☼☼ Thụ ân bất cảm, Niệm oán bất hưu, Khinh miệt, Thiện dân, Nhiễu loạnquốc chánh. [Thích nghĩa] Mang ơn của người mà không biết cảm tạ báo đáp. Gặp oán thì nuôi hậntrong lòng mà không quên, Cơ may có được một chức tước thì sự kiêu mãnmà khinh miệt quần chúng, Làm rối loạn, quay nhiễu quốc chính.www.nhatquantungthu.com 37

P:38

Thái Th ng C m ng Thiên Chú: 1) Chịu ơn mà không nghĩ đến đền đáp, vì ơn là lòng tốt của người nêndễ nhận và mau quên, oán là lòng xấu của người đối với ta nên khó chịu và khóquên. Chịu ơn người mà nghĩ đến cách báo đáp là lòng nhân, trái lại thì là bấtnghĩa. Gặp oán mà không nghĩ đến hận thù cũng là lòng nghĩa, nếu nuôi hậntrong lòng thì dễ sinh lòng trả thù và mầm móng của cái họa cũng là tiềm tàng ởtrong đó. Cho nên người đời thường nói “Oán chỉ nên giải mà không nên kết” làvậy. Quách-Tử-Nghi và Lý-Quang-Bật là hai vị phó tướng của An-Tử-Thuận nhàĐường. Tính tình của hai người vốn không hợp, ý kiến của hai người lại thườnghay xung đột lẫn nhau. Nhiều khi hai người cùng đi với nhau trong một chiếc xe,cùng ngồi chung nhau trong một bàn tiệc, nhưng hai bên đều không hỏi han nhau. Về sau Quách-Tử-Nghi được lên làm tướng thay An-Tử-Thuận. Lý-Quan-Bật sợQuách-Tử-Nghi vì hiềm-khích mà làm hại mình, nên đến gặp Quách-Tử-Nghi vànói rằng: - Tôi thường hay xích mích với tướng quân, nếu có lỗi thì chết vẫn cam tâm,còn vợ con tôi là người vô tội, mong tướng quân rộng lượng dung thứ. Quách-Tử-Nghi nghe Lý-Quan-Bật nói thế, trong lòng hoản hốt, liền đáp lại: - Tôi nào dám đem lòng oán hận riêng tư mà đi hại tướng quân. Tướng quân làngười tài ba, trong nước lại đang loạn lạc, ngoài tướng quân ra không ai có thểcầm quân trị được. Ý kiến bất hợp chỉ là chuyện nhỏ giữa ta và tướng quân, việcnước trong đại, hai ta lẽ nào lại vì chuyện nhỏ nhặt riêng tư mà làm hại đến đạisự của nước hay sao? Quách-Tử-Nghi nói xong, nước mắt ràn rụa, lại dùng lời trung nghĩa để kíchlệ, và phong Lý-Quan-Bật lên chức Tiết-độ-sứ. Sự hiềm khích thù nghịch của haingười băng thích từ đó, và thân thiện với nhau hơn bao giờ hết. 2) Người do Trời sinh nên gọi là Thiên-dân. Trời sinh người thì cũng thươngngười, ta cũng là người đồng thể với bao nhiêu người khác, lẽ nào vì trong mộtđịa vị khác mà ta sinh lòng khinh khi xem người như loài vật mà hà hiếp hay sao! 3) Quốc-Chánh là kỷ-cương của một nước (hành-pháp,luật pháp và tư pháp),lấy chánh để trị nước thì nước yên, gay gối trong việc trị an là họa lớn của nướcvậy.www.nhatquantungthu.com 38

P:39

Thái Th ng C m ng Thiên Thưởng cập phi nghĩa, Hình cập vô cô. [Thích nghĩa] Tưởng thưởng không đúng nghĩa, Gia hình phạt cho người vô tội. Chú: 1) Mục đích của sự tưởng thưởng là để khuyến khích người có công, đểngười khác noi theo mà làm. Hình phạt là trị người có lỗi, mong kẻ khác lấy đólàm gương mà nên theo. Người đáng thưởng mà không được thưởng, ngườikhông đáng thưởng mà lại được thưởng là “Thưởng cập phi nghĩa”, như thế làmcho người quân-tử thất ý, kẻ tiểu-nhân đắc chí. Đó là mầm móng của cái loạn,chẳng mê hoặc lắm sao! Thời Chiến-Quốc, vua Huệ-Vương nước Ngụy hỏi vị đại-thần là Thập-Bìrằng:- Khanh nghe người ta phê bình quả-nhân như thế nào?Thập-Bì tâu rằng:- Mọi người đều nói rắng bệ-hạ là người nhân-từ và hay gia ơn cho người.Nghe Thập-Bì tâu như thế, Ngụy Huệ-Vương lấy làm mừng và nói:- Như thế thì công-đức của quả-nhân sẽ lớn vậy. Thập-Bì đáp: - Không phải thế đâu, hạ thần e rằng công- đức của bệ-hạ sẽ làm cho nước bịmất. Ngụy Huệ-Vương ngạc nhiên hỏi: - Lòng nhân-từ và gia ơn cho người đều là việc thiện, làm việc thiện mà phảimất nước như thế là nghĩa lý gì?Thập-Bì thưa: - Tuy có lòng nhân-từ nhưng kết quả của lòng từ không mang đến việc thiện màđưa đến việc ác thì là hại. Bệ-hạ không xét lý, người có tội cũng không trừngphạt thì sau này sẽ loạn. Gia ơn cũng thế, nếu không xét lý thì kẻ vô công cũngkhông thưởng, như vậy là thưởng phạt không công bình, người vô công mừng,người có công oán. Như thế nước chẳng nguy hay sao!www.nhatquantungthu.com 39

P:40

Thái Th ng C m ng Thiên Ngụy Huệ-Vương cho lời nói của Thập-Bì có lý, khen Thập-Bì rằng: - Khanh quả là hai cánh tay của quả-nhân vậy. 2) Cô là tội. Hình phạt dùng để trừng trị kẻ có tội, trong trường hợp bất đắc dĩmới phải dùng đến cực hình. Vì tội do tự gây, người mắc tội tuy chịu hình nhưnglòng không oán hờn. Nếu tội trạng khộng rõ mà buộc tội cho người, hay vì thùhận riêng tư, Vì nhận của hối lộ mà cố ý ghép tội, gia hình cho người vô tội, nhưthế là phạm hình. Người bị hình chịu oan và người lạm hình cũng sẽ bị oán. ☼☼☼ Sát nhân thủ tài, khuynh nhân thủ vị. [Thích nghĩa] Giết người để lấy của, Dùng mưu mô hại người mất chức sau đó thừa cơtiếm vị. Chú: 1) Tài là điều cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày, nên mọi người đềumuốn, Đức Khổng-Tử nói: “Quân- tử ái tài thủ chi hữu đạo”. Nguời quân-tử lấytài đều hợp với đạo nghĩa, nếu làm giàu mà trái với đạo nghĩa, người quân-tửcho đó là điều sỉ nhục. Tiền như nước, có thể chở thuyền và cũng có thể làm đắmthuyền. Có tiền mà dùng không đúng còn phải mang họa, huống chi là giết để lấycủa, phạm cả hai tội là sát nhân và đạo-tặc. Luật nước còn khó dung, luật Trờihá lại sơ xuất hay sao! 2) Khuynh là đảo. Chức tước, địa vị do tài đức mà có được gọi là đắc-vị,Dùng mưu mô làm cho địa vị của người khác bị mất mà thừa cơ chiếm hưởng làđoạt-vị. Đắc-vị chánh, đoạt vị gian, đã gian thì không lâu dài và Trời đất cũngkhông dung.www.nhatquantungthu.com 40

P:41

Thái Th ng C m ng Thiên Chu lục hàng phục, Biếm chánh bài hiền, Lăng cô bức quả, Khí phápthủ lộ. [Thích nghĩa] Sát hại địch nhân có tâm hàng-phục, Biếm trục người chính trực, bài xíchngười hiền tài có đức, Lăng nhục cô-nhi, áp bức quả-phụ, Làm việc khônggiữ chánh pháp, Nhận của hối lộ của người. Chú: 1) Đạo-Đức Kinh chép: “Dùng binh là đều bất tường, trong trường hợptránh không khỏi chiến tranh bất đắc dĩ mới dùng đến”. Hai bên giao chiến làđánh bại đối phương để tranh lấy phần thắng, khi đối phương bại trận có tâmhàng phục tức là muốn cầu lấy cái sống. Người muốn cầu sống ta lại giết người,đó là điều đại ác, bất nhân. Lý- Quảng là vị danh tướng đời Hán, có tài thiện xạ bách phát bách trúng,giao chiến với quân Hung-Nô trên bảy mươi trận, lập nhiều chiến công hiểnhách, nhưng chỉ được Hán Võ-Đế phong cho chức thái-thú. Trong khi đó, bộ hạcủ Lý-Quảng có nhiều người được phong tước Hầu . Lý-Quảng lấy làm buồn rầu, một hôm đến gặp vị tướng-sĩ Vương-Sóc để hỏi rõnguyên do. Vương-Sóc hỏi: - Tướng quân thử nghĩ xem có làm chuyện gì trái với lương tâm của mìnhchăng? Lý-Quảng đáp: - Bản thân tôi chưa làm điều gì ám muội hay thất đức nào cả. Chỉ có một lầngiao tranh với rợ Hồ, dùng kế khuyên dụ đối phương đầu hàng, nhưng sau đó sốngười đầu hàng trên 800 người điều bị tôi ra lệnh giết chết hết. Cho đến nay,trong lòng vẫn thường cảm thấy ăn năn, hối hận. Vương-Sóc: - Giết người có tâm hàng phục là tội nặng, hơn nữa số người chết vì lệnh củatướng-quân lại trên 800 mạng. Tướng-quân không được phong hầu là tại sátnghiệp quá nặng.www.nhatquantungthu.com 41

P:42

Thái Th ng C m ng Thiên Trong lúc tuổi già, Lý-Quảng cáo quan về hưu, nhưng quân Hung-Nô vẫnthường đến quấy nhiễu đất Trung-nguyên. Lý-Quảng đại-bại, Lý-Quảng chạy lạcvào rừng. Xong nghĩ đến sự thất bại mà hổ thẹn, bèn rút gươm ra tự vẫn. Về sau cháu của Lý-Quảng là Lý-Lăng giao tranh với quân Hung-Nô bị bạitrận, trong trường hợp bất đắc dĩ phải đầu hàng quân Hung-Nô, bị vua Hánghép vào tội phản nghịch nên cả gia-tộc đều bị giết chết. 2) Nước dùng người chính trực, hiền tài thì nước mới mạnh, dân mới giàu.Biếm chánh bài hiền chẳng phải là đưa quốc gia đến chỗ suy yếu hay sao?Những kẻ vì lợi ích cá nhân mà làm hại cho nước, đều là tội nhân của lịch sử. ☼☼☼ Dĩ khúc vi trực, Dĩ trực vi khúc, Nhập khinh vi trọng. [Thích nghiã] Không phân biệt khúc-trực thị-phi, thấy có lợi cho mình thì cho sai là đúng,trái lại thì cho đúng là sai, Người có lỗi nhẹ mà xét nặng, để người chịu khổ. Chú: Khúc là cong, Trực là thẳng, khinh là nhẹ, trọng là nặng. Pháp luật đặtra là để mọi người phải tuân theo, một khi phạm pháp, đứng trước vành móngngựa thì quan dân đều bình đẳng. Nếu vì thiên-vị hay nhận hối lộ, hay vì thù oánriêng tư mà làm đảo cán cân luật, thì người hiền sĩ bị oan, như thế là nghịch lý.Đã nghịch lý thì tránh sao cho khỏi họa! ☼☼☼ Kiến sát gia nộ, Tri quá bất cải, Tri thiện bất vị, Tự tội dẫn tha. [Thích nghĩa] Thấy người chịu cực hình sắp bị giết mà không tỏ lòng thương hại, lại cònsấn nộ thêm. Có lỗi mà không biết hối cải, Biết được việc thiện mà khônglàm, Tự mình mắc tội mà lại lôi kéo thêm người khác vào, để người mắc oanvà chịu tội như mình.www.nhatquantungthu.com 42

P:43

Thái Th ng C m ng Thiên Chú: 1) Trên đời không có gì quý hơn sinh mạng, loài côn trùng còn ham sốngsợ chết, huống chi là người. Một người dù tội ác tày trời, nhưng khi sắp chếtcũng tỏ lòng hối hận. Ta phải thương tiếc cho người chịu hình phải rời khỏi chamẹ, vợ con, và biết bao nhiêu thân nhân khác phải đau lòng trước cảnh sinh ly tửbiệt này. Nhìn thấy cảnh này chẳng lẽ không động lòng thương xót hay sao. Kiếnsát gia nộ là người không có lòng nhân, cũng là người ác vậy. Lương Võ-Đế một hôm đi dạo ngoài thành, thấy một người bán dưa đứnggiữa chợ chào khách bán hàng. Một người ăn mặt sang trọng đi tới, trả giá rấtcao, người bán dưa chẳng những không chịu bán, mà còn giận dữ chửi mắng,cho rằng khách giàu này khinh khi mình. Khách thấy người bán dưa giận dữ bènbỏ đi. Một lúc sau, Võ-Đế thấy một người ăn mặc lam lũ đi tới muốn mua dưa,người bán dưa khi thấy người khách này đến, bèn tươi cười nói chuyện với kháchnhư đã quen biết từ lâu và tặng luôn trái dưa cho vị khách không quen biết màkhông nhận lấy một đồng tiền nào. Võ-Đế cảm thấy kỳ lạ, bèn đem chuyện thấyđược hỏi Chí-Công thiền-sư. Thiền-sư đáp: “Người bán dưa kiếp trước là một tên tử-phạm, khi bị đưa ra pháp trường hànhhình, có một người thấy tên tử-phạm là tên đại ác trong làng, chẳng nhữngkhông tỏ lòng thương xót, trong lòng còn giận thêm và chửi thầm: Tội ác nhưmày phải chết cho sớm để khỏi hại người, và phải chết nhiều lần mới đúng. Cómột người khác, khi thấy tên tử-phạm sắp chết, tỏ lòng thương hại và nghĩ thầm:Tuổi trẻ như vậy mà sắp phải chịu cực hình, tội nghiệp thật, nếu được quan lớngiảm hình biết đâu sau này có ngày sẽ biết ăn năn mà cải tà quy chánh. Người khách ăn mặc sang trọng chính là người đã chửi thầm tên tử-phạm, cònngười ăn mặc lam lũ đó là người tỏ lòng đồng tình thương xót”. Lý-Nhược-Thủy là một vị quan giữ chức ty-lý vùng Hoài-Nam Đời Minh.Vào thời loạn lạc, lính của Thủy bắt được năm tên cướp, Thủy đến tra vấn, nămtên cướp muốn tránh tội đều vu khai là hòa-thượng của một chùa nọ là đồngđảng của tên đầu sọ Lý-Tự-Thành, còn họ chỉ là những tên tiểu tốt mà thôi, mongThủy dùng tội nhẹ để phát lạc. Thủy chẳng những không giảm tội nhẹ mà còn bắtnăm tên cướp ra chém, lại bắt vị hòa-thượng đến tra tấn. Hòa-thượng kêu oan làngười tu hành không vướng đến chuyện phàm. Lẽ nào lại đồng lõa với kẻ cướp.Thủy vẫn không xét phải trái, đem hòa-thượng ra pháp trường hành hình. Khihòa-thượng chết, ngục tốt là Lý-Năng tự nhiên phát điên, miệng thốt ra lời:www.nhatquantungthu.com 43

P:44

Thái Th ng C m ng Thiên - Hòa-thượng, hòa-thượng, giết hòa-thượng không phải là lỗi tại tôi, tôi chỉ làngười thi hành lệnh của quan ty-lý mà thôi. Ngục tốt nói xong, bén lăn ra chết tuốt. Qua ngày thứ hai Lý-Nhược-Thủy cùngquan lại trong nha môn đều chết bất đắc kỳ tử. ☼☼☼Ủng tắc phương thuật. [Thích nghĩa] Có phương thuật hữu ích cho đời mà giấu diếm, bảo thủ bí-mật không chongười đời hay. Chú: Phương-thuật khác với vu-thuật. Vu-thuật là phép thuật có hại cho đờinhư phù phép, bùa ngãi… còn phương-thuật là thuật có ích cho đời như y bốc,tinh tướng… Người xưa có được một phương-thuật đều ghi chép vào sách vở lưutruyền cho hậu thế, như thế mới giúp ích cho người đời sau. Chỉ có mình biếtthôi, một khi chết đi rồi cũng không thể mang theo được, nếu chỉ truyền chongười trong tộc (gia truyền) chỉ cũng giúp được người trong gia tộc mà thôi. Saobằng truyền lại cho nhiều người để mọi người trong thiên hạ đều hưởng chungmột ơn huệ thì chẳng quý lắm sao! Khoa học ngày nay tiến bộ được là nhờ côngnghiên cứu của các khoa học gia tiên phong, và nhờ kết quả của bậc tiền nhânlưu lại, nên trong thời đại văn-minh này mới có thể đạt tới mức tuyệt đỉnh được. An-Huy có vị lang y họ Tưởng, được một toa thuốc giải độc rất hiệu nghiệm.Phàm người, hễ uống nhằm tín-thạch, khi dùng toa thuốc đó đều có thể khởi tửhồi sinh. Nhưng vị lang y này ham tài, mỗi khi trị bệnh cho người đều tự đặt giátrước, nếu bệnh nhân trả nổi thì chữa cho, trái lại thì để người trúng độc mà chết. Một hôm, vi lang y này đi qua một làng khác hành nghề, và ở trọ trong mộtkhách-sạn. Trong đêm nghĩ ngơi, bỗng nhiên bạo bệnh mà chết. Ngay trong đêmhôm đó, đến báo mộng cho chủ khách-sạn hay: - Tôi là một y sĩ tên xxx. Ở tại xxx, đến đây hành nghề. Vì quá ham tài, đem toathuốc giải độc tín-thạch lấy làm của riêng mà không truyền cho người khác, mộtkhi chữa bệnh cho người lại đặt giá cao, và từ chối chữa bệnh cho người nghèo.www.nhatquantungthu.com 44

P:45

Thái Th ng C m ng ThiênSố người chết vì tôi có trên mười người nay bị Trời phạt, bạo bệnh mà chết tạiđây. Diêm-vương phạt tôi phải đầu thai mười lần, và mỗi lần đều uống nhằm tín-thạch mà chết. Nay đến báo mộng và truyền toa thuốc lại cho ông. Nếu ông cứuđược một người thì tội của tôi sẽ được giảm đi một phần, còn như ông đem toathuốc này mà truyền cho thiện hạ, thì công-đức của ông cũng sẽ vô lượng vậy.Nói xong, bèn khóc thút thít mà đi. Chủ khách-sạn thức dậy, liền tìm đến phòng ngủ của vị lang y, quả nhiên thấyvị lang y họ Tưởng này đã chết, Sau đem toa thuốc giải độc trong mộng của langy ra phổ biến, lưu truyền trong dân gian. ☼☼☼ San báng Thánh Hiền, Xâm lăng đạo-đức. [Thích nghĩa] Cười nhạo và hủy báng Thánh Hiền, Áp bức những người có đạo-đức. Chú: 1) Đức Khổng-Tử nói: “Người quân-tử có ba điều sợ: Sợ Thiên-Mạngcủa Trời, sợ đại-nhân và sợ lời nói của Thánh-nhân”1. Tiên Phật Thánh Hiềnđều phụng mệnh của Thượng-Đế giáng phàm giáo hóa độ người, kính trọngThánh Hiền tức là kính trọng Thượng-Đế. Người quân-tử còn kính sợ như thế, kẻphàm phu tục tử như ta lại dám hủy báng hay sao? Đời Tấn có vị quan tên Nguyễn-Chiêm, học vấn uyên-bác và có tài hùng-biện, chủ trương rằng sinh mệnh của loài người ví như ngọn đèn dầu, dầu cạn thìđèn tắt, người chết đi thì hết, chứ không có quỷ Thần gì cả. Nhiều danh sĩ đươngthời đều cãi luận với Nguyễn-Chiêm về điểm này, nhưng cải không lại tài hung-biện của Nguyễn-Chiêm. Một hôm, có chàng thư-sinh đến gặp Nguyễn-Chiêm. Hai người hỏi han nhau,luận cổ suy kim rất là hợp ý. Sau cùng bàn đến chuyện quỷ Thần, chàng thư-sinhcho rằng:1 Quân tử hữu tam-úy: Úy Thiên Mệnh, úy đại nhân, úy Thánh-nhân chi ngônwww.nhatquantungthu.com 45

P:46

Thái Th ng C m ng Thiên - Con người có hai cái ta, một chân một giả. Cái chân là do bản tính Thiên phú,cái giả là phần hình hài do cha mẹ sinh. Chân-ngã thì bất sinh bất diệt, còn phầngiả-ngã thì chịu sự câu thúc của âm dương ngủ hành, nên có sinh lão bệnh tử.Một khi con người chết đi rồi, chỉ có phần thể xác hư hại mà thôi, còn phầnchân-linh, cái chân-ngã thì bất hoại. Nếu như tại thế có hành đức tích thiện thìthành Thần, trái lại làm ma làm quỷ. Chàng thư-sinh lại dẫn chứng nhiều điển-tích để chứng minh lời nói của mình,nhưng đều bị Nguyễn-Chiêm phản bác. Nguyễn-Chiêm lại nói với chàng thư-sinhrằng: - Hai chữ quỷ Thần chẳng qua là do người xưa bịa ra để gạt giới ngu phu màthôi. Các-hạ là một người có học thức, chẳng lẻ lại tin vào lời lẽ dị đoan đó haysao Các-hạ quả thật là mê-tín. Chàng thư-sinh nghe xong lời nói của Nguyễn-Chiêm liền thay đổi sắc mặt,giận dữ và lớn tiếng nói rằng: - Ta biết ngươi là kẻ cuồng-sĩ hay ngụy biện không trọng Thánh Hiền, khôngkính quỷ Thần, cho nên hôm nay ta mới đến đây dùng lý lẽ giải bày cho ngươinghe, không ngờ ngươi lại ngông cuồng đến thế. Ngươi không tin có quỷ, tachính là quỷ đây, hãy nhìn rõ mà xem. Nói xong chàng thư-sinh biến đâu mất, trước mặt Nguyễn-Chiêm là một conquỹ dữ tợn, khua môi nghiến răng, trong giây lát và biến mất. Nguyễn-Chiêm mặtmày tái mét, chết điếng cả người, khá lâu mới nói nên lời. Không bao lâuNguyễn-Chiêm mang bệnh nặng, thuốc thang không khỏi rồi chết. 2) Đạo cao long hổ phục, đức trọng quỷ Thần kinh. Người có đạo-đức quỷThần đều kính trọng, chẳng lẽ phàm phu chúng ta lại mang lòng khinh hay sao? Vua Võ-Đế nhà Hán, tính người hiếu thảo và háo nghĩa, thích đọc Đạo-Đứckinh nhưng không hiểu được huyền ý trong kinh. Đức Thái-Thượng Lão-Quânmuốn độ hóa Võ-Đế, hóa hình thành một ông già, kết lư ở trên sông và tự xưnglà Hà Thượng-Công. Võ-Đế sai sứ giả đến hỏi những điều nan giải trong kinh,khi sứ giả đến Hà Thượng-Công nói: “Đạo đức chí tôn chí quý, nếu sai ngườiđến hỏi thì đạo không quý”. Sứ-giả trở về tâu, Võ-Đế đích thân đến gặp HàThượng-Công hỏi đạo. Hà Thượng-Công nhắm mắt ngồi thiền bất động, một hồiwww.nhatquantungthu.com 46

P:47

Thái Th ng C m ng Thiênlâu Võ-Đế có sắc nộ, lên tiếng nói rằng: “Kinh nói: Trong thành có bốn cái lớn,trong đó vua là một (Thành trung hữu tứ đại, vương cư kỳ nhất), các-hạ tuy cóđạo, nhưng trẩm là vua của một nước, sơn hà đều là của trẩm, các-hạ cũng làthần dân của trẩm, sao lại ngạo mạn thế? Hà Thượng-Công hiểu ý của Võ-Đế,hai chân nhảy lên không trung, rời đất trăm trượng rồi nói: “Trên không đụngtrời, dưới không đạp đất, nào có thần dân xả-tắc”. Võ-Đế hối hận, quỳ lại xin tội.Hà Thượng-Công chỉ truyền kinh cho Võ-Đế mà không truyền đạo. Đủ thấy đạođức tôn quý, há có thể xăm lăng làm nhục hay sao! ☼☼☼ Xạ phi trục tẩu, Pháp trập kinh tê, Điền huyệt phúc sào, Thương thaiphá noãn. [Thích nghĩa] Dùng tên săn bắn xua đuổi cầm thú, Đào đất làm hại đến sâu bọ, rungđộng cây cối làm kinh động đến loài chim, Lắp đi hang ổ để loài vật khôngchỗ nương tựa, Làm tổn thương đến bào thai hay trứng của loài vật, khiếnkhông thể sinh sôi nẩy nở. Chú: Nhà là tổ ấm của loài người, không ai muốn căn nhà ấm cúng của mìnhbị người ngoài phá phách, loài vật cũng thế. Lắp hang phá tổ của loài vật chẳngkhác gì đi phá hoại nhà cửa của loài người vậy. Trời có đức háo sanh, chẳngnhững sinh người mà cũng sinh vật. Loài người đều ham sống và sợ chết, loài vậtcũng thế. Đức Khổng-Tử nói: “Điếu nhi bất võng”, Thánh-nhân khuyên ngườichỉ nên lấy câu để câu cá mà không lấy lưới để bắt, vì cần câu chỉ câu một con,nếu dùng lưới thì bắt cả bầy. Thánh-nhân không muốn nhìn thấy loài vật bị diệtchủng. Đó là lòng nhân vậy. Thời Khang-Hy đời Thanh, ở huyện Đức-Hưng có người họ Trình chuyênsống bằng nghề săn bắn. Một hôm đi săn về, thấy người bán mặt nạ thú vật hìnhthù quái dị, mua về cho đàn con trong nhà giỡn chơi. Sáu người con đều mangmặt nạ vui đùa trong nhà. Họ Trình nuôi trên hàng chục chó săn, đàn chó tưởngngười mang mặt nạ là thú thật, nên kéo nhau đến vây cắn. Sáu người con đều bịđàn chó săn cắn chết.www.nhatquantungthu.com 47

P:48

Thái Th ng C m ng Thiên Phương Hiếu-Nhu người đời Minh, làm quan đến chức hàn-lâm học sĩ, vìxúc phạm đến vua Thành-Tổ mà bị nạn diệt tộc. Khi Phương Hiếu-Nhu chưa tràođời, thân-phụ của Phương Hiếu-Nhu nhờ thầy địa lý xem phong thủy để xây mộcho người cha. Trước khi đào huyệt, thân-phụ của Phương Hiếu-Nhu nằm mơthấy một lão già áo đỏ đến trước mặt nói: - Huyệt mà các-hạ chọn chính là chổ ở của ta, xin cho phép ta hoãn vài ngày đểcon cháu ta có thì giờ dọn đi nơi khác rồi mới động thổ. Lão già nói xong lại vanlạy rồi mới đi. Thân-phụ của Phương Hiếu-Nhu cho đó là điều mộng mị không đáng tin, hômsau sai người đào huyệt, thấy trong huyệt có trên trăm con rắn màu đỏ. Vì sợ bịrắn làm hại nên lại sai người lấy lửa đốt huyệt, đàn rắn bị ngọn lửa đốt chết hết.Tối hôm đó, thân-phụ của Phương Hiếu-Nhu lại lấy lão già áo đỏ xuất hiện, giậndữ đến trước mặt, vừa khóc vừa trách: - Ta đã van xin ông cho ta hoãn vài ngày để con cháu ta có thì giờ dời đi nơikhác rồi mới động thổ chẳng những ông không cho hoãn mà còn dùng lửa đốtchết 800 mạng trong tộc ta, lòng ông thật là độc ác. Ông đã diệt tộc ta, ta cũngsẽ diệt tộc ông vậy. Lão già áo đỏ nói xong rồi biến mất. Năm sau Phương Hiếu-Nhu chào đời, lưỡi như lưỡi rắn, tính hay nó thẳng, vềsau đắc tội với vua Thành-Tổ, bị vua chu di mười tộc. Số người bị giết cả thảy là800 mạng, y như số rắn đã bị hỏa thiêu . ☼☼☼ Nguyện nhân hữu thất, Hủy nhân thành công. [Thích nghĩa] Trong lòng luôn cho người khác mắc lỗi, thất bại, Thấy sự việc của ngườiđược thành công thì sinh lòng đố kỵ và tìm cách ám hại. Chú: 1) Nguyện là lời nguyền, mong ước. Thánh-nhân đều có lời nguyền, ĐứcKhổng-Tử mong thế giới đại đồng, Đức Quan-Thế-Âm Bồ-Tát nguyện độ hếtwww.nhatquantungthu.com 48

P:49

Thái Th ng C m ng Thiênchúng sanh trong cõi ta-bà, Đại nguyện của Đức Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát là độhết loài quỷ dưới cõi âm-phủ. Đó là đại-nguyện cứu thế của Phật, Thánh. Mongcho gia đình được bình an, giàu sang là nguyện vọng tầm thường của mọi người,tuy là vị kỷ, nhưng nếu không hại người cũng không phải là lòng xấu. Nguyệncho người lầm lỗi mắc tội thì là lòng ác vậy. 2) Công là thành tích. Xét khi làm một việc bất kể việc lớn hay nhỏ, không laolực cũng lao tâm, mục đích là mong có sự thành công mà không muốn thất bại.Suy bụng ta ra bung người, lòng người lại nỡ nào vì đố kỵ mà đi hủy công củangười hay sao? Tần-Cối thấy Nhạc-Phi sắp đánh bại nước Kim, Sợ sau này bất lợi cho mình,nên giả lệnh của vua Tống hạ 12 đạo kim bài triêu Nhạc-Phi về triều, lại bắtNhạc-Phi hạ ngục. Nguyên-Soái là Hàn-Thế-Trung hạch vấn Tần-Cối - Nhạc-Phi vì tội gì mà bị bắt giam.Tần-Cối đáp:- “Mạc tu hữu” (không cần có tội) Sau Nhạc-Phi bị Tần-Cối làm hại, chết trong ngục. Tuy công chống giặc củaNhạc-Phi bị Tần-Cối ngăn cản không thành, nhưng lòng trung trinh của Nhạc-Phi được lưu danh muôn thuở. Người Trung-Hoa cảm lòng trung của Nhac-Phinên lập miếu thờ phụng. Miếu Vũ-Mục ở Hàng-Châu thờ Đức Nhạc-Phi, trong miếu có hai bức tượngđúc bằng sắt của hai vợ chồng Tần-Cối quỳ trước mộ của Đức Nhạc-Phi. Kháchhành hương đến làm lễ, khi ra khỏi miếu nhìn thấy hai bức tượng sắt, mà nghĩđến lịch sử của Tần-Cối đã hại Đức Nhạc-Phi nên giận, thường hay khạc nhổ vàphóng uế với hai bức tượng sắt. Bên cạnh hai tượng sắt có câu đối: Thanh Sơn hữu hạnh mai trung cốt Bạch thiết vô cô chú nịnh nhân. Núi xanh gặp may vì chôn xương cốt của người trung thần, du khách đến viếngmộ của Đức Nhạc-Phi, núi vì thế mà có tiếng. Sắt là kim loại vô tội, chỉ vì đúcthành tượng của hai vợ chồng Tần-Cối là kẻ gian nịnh, nên bị người đời khạcnhổ phóng uế.www.nhatquantungthu.com 49

P:50

Thái Th ng C m ng Thiên Giúp người thành công tuy không được tiếng, nhưng sự thành mà lòng được vui.Chớ vì đố kỵ mà bại công của người, tuy người không thấy, nhưng qủy Thần đềurõ. ☼☼☼Nguy nhân tự an, Giảm nhân tự ích. [Thích nghĩa] Tìm cách khiến người lâm vào cảnh nguy nan mà cầu an cho mình, Hạthấp người để lấy phần lợi ích cho mình. Chú: 1) Tránh nguy cầu an là chuyện thường tình, nhưng dồn người vào chỗnguy hiểm mà cầu an cho mình là điều bất nhân. Thời Chiến-Quốc, có sao Huỳnh-Hoặc chiếu vào địa phận nước Tống. Mạc-Tử thấy vậy bèn tìm đến báo cho Tống Cảnh-Công hay:- Sao Huỳnh-Hoặc chiếu thì chúa công sẽ có họa, xin chúa công hãy đề phòng.Tống Cảnh-Công triệu quan thiên-văn là Tử-Vi đến hỏi: - Sao Huỳnh-Hoặc chiếu vào nước ta, quả nhân là chủ một nước phải chịu họa,khanh nghĩ có cách gì làm cho quả-nhân tránh họa được chăng?Tử-Vi đáp:- Họa của chúa-công có thể dời cho bá quan văn võ trong triều.Tống Cảnh-Công đáp:- Bá quan là tay chân của quả-nhân, không thể làm được.Tử-vi lại tâu:- Có thể dời cho bá tánh.Tống Cảnh-Công đáp:- Vua có bổn phận bảo vệ dân, lẽ nào bắt dân mang họa, không được. Tử-Vi lại tâu: 50www.nhatquantungthu.com

P:51

Thái Th ng C m ng Thiên- Như thế có thể đem mùa màng năm nay để đổi lấy họa của chúa-công.Tống Cảnh-Công đáp :- Mất mùa thì bá tánh phải chết đói, không được.Tử-Vi nói: - Chúa-công yêu bá-quan, thương bá tánh,vì đức này nên sao Huỳnh-Hoặc sẽrút lui. Tối hôm đó sao Huỳnh-Hoặc quả nhiên biến mất. Tự nguy mà không muốnngười khác chịu thế, vì thế mà tránh được họa. Lý-Tư là một vị quan đời Tống, vua sai đi an phủ dân trong vùng Vĩnh-An,Lý-Tư biết bọn thổ phỉ đang nổi loạn tại Vĩnh-An, nếu đi trong lúc này sẽ nguyhại đến tính mạng của cả gia đình, nên giả bệnh và tâu với vua sai người bạnhọc của của mình là Phạm-Hình đi thế. Trên đường đi, Phạm-Hình bị bọn thổphỉ giết chết. Về sau vua sai Lý-Tư đi vùng Lâm-An, trên đường đi nhậm chức,Lý-Tư cùng gia quyến cũng bị bọn cướp đường giết hại. 2) Giảm nhân tự ích sao bằng giảm kỷ ích nhân. Hạ thấp mình mà giúp íchđược cho người, chẳng những mình không bị giảm mà tự mình cũng được phầnlợi ích. Một giếng có nước, tuy trăm ngàn người đánh, nhưng nước trong giếngcũng không vì thế mà giảm, mà trăm ngàn người lại có nước dùng. Giếng khôngngười đánh là giếng hoang, nước cũng không trong. ☼☼☼Dĩ ác dịch hảo, Dĩ tư phế công. [Thích nghĩa ] Lấy cái xấu của mình để đổi lấy cái tốt của người khác, Vì Tư lợi cá nhânmà phế bỏ lợi ích công cộng. Chú: 1) Cái thật không khi nào giả, cái giả lúc nào cũng không thể biến thànhthật. Như dùng vàng ngọc giả đổi lấy vàng ngọc thật, trước sau người cũng biết. Tô-Đông-Pha đời Tống có một viên ngọc quý, người bạn Chương-Đắc đếnmượn về ngoạn thưởng và đổi trao bằng một viên ngọc giả tương tự. Tô-Đông-Pha không hay biết. Mãi cho đến khi nhậm chức ở Hàng-Châu mới phát hiệnwww.nhatquantungthu.com 51

P:52

Thái Th ng C m ng Thiênviên ngọc của mình bị Chương-Đắc trao đổi. Tô-Đông-Pha chỉ cười mà khôngtrách bạn. Không bao lâu Chương-Đắc chết ở Đài-Châu còn viên ngọc quýkhông biết lưu lạc về đâu. Tô-Đông-Pha không tiếc viên ngọc quý của mình màlại thương cho người bạn. Ngọc ngà châu báo tuy quý nhưng là vật ngoài thân,thanh danh mới là của báu. 2) Công là lợi ích chung của thiên hạ, nên lớn, Tư là lợi ích riêng của cá nhânnên nhỏ. Vì lợi ích nhỏ riêng tư mà phế việc công lớn, nếu người không oán thìTrời cũng giận. Quách-Khai là người đời Chiến-Quốc, làm quan nước Triệu và được vuaTriệu tin dùng. Vua Tần có ý đồ thống nhất Trung-Hoa, nhưng ngại hai vị tướngtài của nước Triệu là Liêm-Pha và Lý-Mục, nên sai Vương-Ngạo đem vàng bạcđút lót cho Quách-Khai nhờ Khai nói xấu Liêm-Pha để vua Triệu không dùng.Khi Tần đem quân đánh Triệu, Liêm-Pha đang ở nước Ngụy, vua Triệu sai nội-thị là Dương-Cửu triệu Liêm-Pha về nước đem quân chông Tần. Quách-Khai đútlót cho Dương-Cửu tâu với vua Liêm-Pha đã già và có bệnh. Vua Triệu tưởngthật nên không triệu Liêm-Pha về nữa mà dùng Lý-Mục thay thế. Lý-Mục cũng làmột tướng tài, nên Tần không đánh thắng được nước Triệu, hai bên giảng hòa. Vua Tần lại sai Vương-Ngao hối lộ cho Quách-Khai, Khai gièm tâu cùng vuaTriệu rằng Lý-Mục hợp với Tần âm mưu làm phản. Vua Triệu hôn mê nghe lờicủa Quách-Khai nên Lý-Mục bị giết. Tần vì thế mà diệt được nước Triệu. Khinước Triệu mất, Quách-Khai hàng Tần, đem theo quyến thuộc và chuyển vàngbạc châu báu qua Tần, nhưng giữa đường bị kẻ cướp chận đánh, Quách-Khai vàcả gia quyến đều bị bọn cướp giết sạch. Vì lợi ích riêng tư tưởng là có thể vinh thân phì gia, nhưng nước mất thì nhàcũng tan, còn để lại tiếng xấu muôn thuở. Ngày xưa thân-mẫu của ngài Mục-Liên không tin Phật pháp, hủy hoại tam-bảo, tội ác đầy mình, khi chết bị sa địa-ngục. Ngài Mục-Liên là chí hiếu, biếtthân-mẫu chịu khổ trong vòng ngạ-quỹ đạo, nên dùng sức thần-thông dâng thứcăn cho thân-mẫu. Vì thần-lực của ngài, thức ăn càng ăn càng nhiều, thân-mẫucủa ngài thấy thế, sợ ngạ-quỹ khác nhìn thấy mà đến cướp giựt nên lấy vạt áoche dấu. Nào ngờ vì ý niệm riêng tư hẹp hòi này, thức ăn vào đến bụng đều biếnthành lửa nóng đốt mình. Ngài Mục-Liên lại dùng thần-thông để cứu mẹ nhưngwww.nhatquantungthu.com 52

P:53

Thái Th ng C m ng Thiênvô hiệu, nên phải cầu cứu Đức Phật, Phật dặn phải nhờ công-đức thập phươngcủa chư Phật Bồ-Tát mới cứu được thân-mẫu của ngài. Khi chư Phật đến thuyếtpháp thân-mẫu ngài mới sám-hối giác ngộ mà thoát ly địa-ngục. Đủ thấy tư lợilà địa ngục, công ích là thiên đàng. ☼☼☼ Thiết nhân chi năng, tế nhân chi thiện, Hình nhân chi xú, Kiết nhân chitư. [Thích nghĩa] Trộm lấy kỹ thuật và tài năng của người, Thấy người hiền đức hơn mìnhthì tìm cách dìm lấp, Phô bày chuyện xấu, Bới móc chuyện tư của ngườikhác. Chú: 1) Thiết là lấy trộm, Tế là che lấp. Thấy tài năng của người hơn mình,phải trộm nghĩ tại sao mình lại không bằng người mà phải lập trí học hỏi, phấnđấu. Người có chí thì sắt cũng có thể giũa thành kim. Trái lại thấy người có tàiđức hơn mình, không biết phản tỉnh cầu tiến, lại tìm cách hại người, gọi là tự bạotự khí, chẳng những có hại cho người, mà còn làm hại đến chính mình nữa. Tadìm người thì Trời cũng sẽ dìm ta, đó là luật tuần hoàn của Trời đất. 2) Người thường biết được mình có chỗ xấu thường hay tìm cách che dấu,không cho người hay. Bới móc chuyện xấu của người là một đều tối kỵ trong việcxử thế, vì người bị bêu xấu sẽ đem lòng oán hận mà sanh ra sự tranh chấp. Taihọa lại từ sự tranh chấp mà ra. Những người cầm viết lại nên thận trọng, ngòiviết sắc bén hơn đao buá, có thể giết người mà không thấy máu. ☼☼☼Hao nhân hóa tài, Ly nhân cốt nhục. [Thích nghĩa] Làm tiêu hao tài vật của người, Gây chuyện thị phi, hại người cốt nhục lytán.www.nhatquantungthu.com 53

P:54

Thái Th ng C m ng Thiên Chú: 1) Tiền bạc của cải trên đời không thể thiếu, nên một người dù khổ cựcđến đâu cũng phải làm lụng dành dụm để tậu được một số tiền và vật dụng cầnthiết trong cuộc sống hằng ngày. Tiêu hao tài vật phải chăng làm cho sinh hoạtcủa người sẽ lâm vào cảnh túng thiếu. Dụ dỗ một người đi vào tứ đổ (rượu chè,cờ bạc, chơi bời, ma túy…), chẳng những làm cho người bị tán gia bại sản, màcòn đưa người ta đi vào con đường tội lỗi. Đó là một việc thất đức. 2) Cốt nhục là tình cha mẹ con, tình vợ chồng, và tình anh chị em. Mỗi ngườiđều muốn tình cốt nhục được đoàn tụ mà không muốn có sự chia ly, vì đó lá mốitình thiên-luân của loài người. Thấy người cốt nhục tương tàn mà đứng giữađiều hòa khuyên giải, là một điều nên làm. Hại người cốt nhục phân ly là mộtđiều cực ác phải tránh. ☼☼☼ Xâm nhân sở ái, Trợ nhân vi phi, Sinh chí tác uy, Nhục nhân cầu thắng. [Thích nghĩa] Xâm đoạt sở ái của người, Giúp người làm việc bất chánh, Khi được thờithì thừa thế tác uy, làm mưa làm gió, Làm nhục người khác để cầu lấy phầnthắng cho mình. Chú: 1) Sở ái là vật yêu thích. Thánh-nhân vô dục nên vô ái, Tiểu-nhân đa dụcnên đa hại. Hại sanh từ lòng ham muốn, lòng ham muốn lại sanh từ sở yêu. Khicó được sở yêu thì không muốn bị người xâm chiếm, nếu ta sinh lòng chiếm đoạt,dù lòng có được toại hay không nhưng cái họa đã nằm ở sau lưng ta. 2) Phi là việc đi ngược với đạo lý. Người chưa chắc có lòng vi phi nhưng ta lạiùa theo trợ giúp, nên làm tăng lòng vi phi của người. Người có lòng vi phi nhưngvì ta khuyên răn mà không làm, nên tránh được họa. Không khuyên mà ngồi nhìn người hành việc trái lý, lòng dạ còn không đượcyên, huống chi lại đi trợ người vi phi, thì còn ác nào lớn hơn chăng? Những kẻsiểm nịnh cầu vinh thường hay hiến kế trợ người làm việc phi nghĩa, nhưng lịchsử chứng minh, có mấy người được hiển vinh bao giờ, chỉ để lại tiếng xấu muônđời mà thôi.www.nhatquantungthu.com 54

P:55

Thái Th ng C m ng Thiên 3) Được thế hành thiện Trời đất hoan-hỉ, được thế làm phúc, Trời đất đều thích,vì thuận lòng Trời. Trái lại được thế mà tác uy thì đi ngược với thiên lý, gây oánvới người, tạo nên sự thù hằn, rốt cục chỉ đưa đến sự diệt vong. ☼☼☼ Bại nhân miêu giá, Phá nhân hôn nhân, Cẩu phú nhi kiêu, Cẩu miễn vôsỉ. [Thích nghĩa] Làm hại lúa mạ của người, Phá hoại, ly gián hôn-nhân của kẻ khác, Cơmay có được phú quý hay không biết hành thiện tích đức lại tỏ vẻ kiêu ngạokhinh người, Mắc lỗi phạm tội, nhưng may mắn tránh được hình phạt, đãkhông biết sỉ nhục mà hối cải, vẫn còn tính nào tật nấy. Chú: 1) Hạt giống mới nẩy mầm gọi là miêu, mạ sắp trưởng thành cây gọi làgiá. Dân quê thường lấy nghề nông làm chủ, đầu năm làm lụng vất vả và mongcuối năm được mùa. Khi lúa mạ bị phá thì cuối năm bị thất thu, nếu hoàn cảnhgia đình không khá thì sinh hoạt phải lâm vào cảnh túng thiếu. Bại nhân miêugiá dù là vô tâm (như sơ ý để trâu bò đạp ruộng của người), hay cố ý (vì tranhchấp thù hằn mà dẫn nước ngập ruộng người…) đều tổn phúc tổn thọ. 2) Hôn-nhân là sự hòa-hợp giữa đôi nam nữ của hai họ, là khởi đầu của sựnhân-luân. Vợ chồng dù xấu hay đẹp, hiền hay ngu, phú quý hay bần tiện điều làduyên tiền định. Duyên của người đã trồng từ kiếp trước lẽ nào lại đi phá hoại,để duyên cầm-sắt của người không thành. Nếu vì thù oán mà tìm cách phá hoạiđể trả thù, vì tham tài sắc mà tìm kế hãm hại để người chia ly và sau đó chiếmđoạt, đều là tội lỗi, luật Trời khó dung. Vào niên hiệu năm thứ hai của vua Hiếu-Đế đời Minh, có nàng Tiểu Nga,vợ của một chàng thư-sinh tên Hóa-Chiêu, là người có nhan sắc đương thời. Tuygia cảnh không khá, phải sống trong cảnh bần cùng túng thiếu, nhưng tình nghĩavợ chồng lúc nào cũng đậm đà thắm thiết.www.nhatquantungthu.com 55

P:56

Thái Th ng C m ng Thiên Trong làng có người nhà giàu tên là Háo-Sắc, thấy nàng Tiểu-Nga có sắc đẹpnên sinh lòng tà, và lập mưu để chiếm đoạt. Thấy gia đình Hóa-Chiêu thườnglâm vào cảnh túng thiếu, Háo-Sắc đến làm quen với Hóa-Chiêu, lại đóng vai mộtngười bạn thân và mang tài vật giúp đỡ hai vợ chồng nghèo. Hai năm sau, Háo-Sắc rũ Hóa-Chiêu ra ngoài đi buôn. Trên đường đi, Háo-Sắclấy rượu phục say Hóa-Chiêu, sau đó đẩy Hóa-Chiêu xuống sông. Khi bị đẩyxuống sông, Hóa-Chiêu bị nước sông làm tỉnh, cố bơi lên thuyền, Háo-Sắc thấyvậy bèn lấy cây sào thọc chết Hóa-Chiêu ở giữa lòng sông. Khi Hóa-Chiêu chết,Háo-Sắc trở về báo cho Tiểu-Nga hay là trên đường đi, thuyền bị bão đánh đắm,Hóa-Chiêu không may bị chết chìm. Háo-Sắc lại giả lòng tự trách mình: Cũng làlỗi của ta, nêú không rủ Hóa-Chiêu đi buôn thì đâu có gặp nạn này. Nói xong lạitỏ lòng thương xót cho người bạn quá cố và an ủi Tiểu-Nga. Háo-Sắc lại hứa sẽlo liệu về sinh hoạt của nàng và người mẹ chồng già. Vì biết đóng kịch, nên người nhà của Hóa-Chiêu tưởng Háo-Sắc là người tốt.Ba năm sau, khi Tiểu-Nga mãn tang chồng, Háo-Sắc sai người mai mối đến hỏicưới Tiểu-Nga. Thân-mẫu của Hóa-Chiêu vì được sự giúp đỡ của Háo-Sắc, lạikhông nở con dâu mình thủ tiết trong lúc còn trẻ, nên khuyên nàng dâu tái giá đểlàm lại cuộc đời. Tiểu-Nga trong trường hợp bất đắc dĩ này phải làm vợ củaHáo-Sắc. Mười năm sau, vào lúc tiết Hạ, hồ sen nở đầy hoa, Háo-Sắc rủ Tiểu-Nga rangoài hồ ngoạn cảnh. Khi đến bờ hồ, dưới hồ sen có con ếch nổi lên, Tiểu-Ngathâý vậy lấy cây ra thọc. Ếch bị người thọc liền lặn xuống, trong chốc lác lại nổilên, Tiểu-Nga thấy ếch nổi lên lại lấy cây thọc nữa, ếch lại lặn xuống. Và cứ thế,người thọc ếch lặn ếch nổi người thọc… Háo-Sắc thấy cảnh này, tựa như cảnhmình đã đẩy Hóa-Chiêu xuống sông rồi lấy sào thọc cho chết nên hứng cảnhngâm hai câu thơ: Hồì ức thập tam niên tiển sử Huyền tựa hà mô lạc thủy trời ( Hồi tưởng sự việc mười ba năm trước, tựa như cảnh ếch nhảy lặn xuống hồ) Tiểu-Nga nghe hai câu thơ của Háo-sắc, mường tượng được một phần nào sựviệc đã xảy ra cho người chồng trước của mình vào mười ba năm trước , nên yêuwww.nhatquantungthu.com 56

P:57

Thái Th ng C m ng Thiêncầu Háo-Sắc viết lại để hòa theo. Háo-Sắc sao lại nguyên văn của hai câu thơcho Tiểu-Nga. Tiểu-Nga đọc xong hai câu thơ, quả quyết đoán rằng chồng mìnhđã bị Háo-Sắc làm hại, nên nắm lấy Háo-Sắc mà kêu oan. Quan phủ nghe ngườikêu oan, liền bắt Háo-Sắc đem về huyện đường tra khảo. Háo-Sắc nhận tội và bịxử tử về tội giết người đoạt vợ. Tiểu-Nga khi lo việc ma chay và chôn cất Háo-Sắc xong, nghĩ vì nhan sắc của mình mà hại chết hai người chồng, bèn tự vẫn màchết. 3) Tục ngữ có câu: Bần tiện sinh cần kiệm, cần kiệm sinh phú quý, phú quý sinhkiêu ngạo, kiêu ngạo sinh dâm dật, dâm dật lại sinh bần tiện. Đó là nhân và quảcủa phú quý bần tiện. Nếu phú quý mà háo lễ, khiêm-tốn nhã-nhặn, thương ngườinhư tay chân, dù ở địa vị cao nhưng vẫn không có người đố kỵ, phú quý vì thế màgiữ được lâu dài. Trần-Nghiêu-Tư là một vị quan đời Tống, có tài thiện xạ, người đương thờikhông ai bằng ông, ông ta vì thế mà sinh lòng kiêu căng. Ông thường hay tậpbắn trong vườn nhà. Một hôm có ông lão bán dầu đi qua thấy ông đang tập bắn,liền đặt gánh xuống, nghấp nghé xem tiễn thuật của ông. Thấy ông bắn mườiphát trúng được tám chín, lão bán dầu gật đầu mỉm cười. Trần-Nghiêu-Tư gọiông vào hỏi: - Lão cũng biết bắn à? Ta bắn chưa được giỏi hay sao? Lão bán dầu đáp: - Đó chẳng phải là giỏi, chẳng qua là quen tay mà thôi. Trần-Nghiêu-Tư giận nói: - Lão dám khi ta, như thế thì hãy bắn thử xem. Lão bán dầu: - Lão không biết bắn, nghề của lão là bán dầu, lão chỉ biết rót dầu mà thôi. Lão già nói xong, bèn lấy một cái bầu đặt xuống đất, để một đồng tiền lênmiệng, lấy cái môi từ từ gót dầu qua lỗ đồng tiền, mà không giây một tí dầu nàovào đồng tiền cả. Trần-Nghiêu-Tư thấy vậy, tâm đắc khen lão bán dầu .www.nhatquantungthu.com 57

P:58

Thái Th ng C m ng Thiên Lão nói: - Lão cũng chẳng giỏi gì, chẳng qua vì nghề nghiệp, làm lâu rồi quen mà thôi. Trần-Nghiêu-Tư cười, cho là phải. Từ đó không còn kiêu căng và khoe tài thiệnxạ của mình nữa. 4) Cẩu chỉ sự bất đáng, miễn nói về sự thoát miễn. Khi đã có lỗi đáng lẽ là sẽchịu phạt, nhưng người chấp pháp luôn luôn nghĩ rằng, lòng khoan dung rộnglượng là một cơ hội tốt để người phạm pháp biết ăn năn hối cải mà tự sửa mình,nên không bắt tội. Được dịp may mắn như thế mà không biết thẹn, vẫn ngựaquen đường cũ thì quả là người vô sỉ vậy. ☼☼☼ Nhận ân thôi quá, Giá họa mại ác, Cổ mãi hư dự, Bao trữ hiểm tâm. [Thích nghĩa] Mạo nhận lấy ân của người và đổi của mình cho kẻ khác, Tự mình có tộimà không nhận, lại ngoan cố, vu oan giá họa cho người, Không do tài năng,thực lực của mình được chức, mà dùng tiền mua lấy hư vị, Tính tình nhamhiểm, thường nuôi lòng hại người. Chú: 1) Ân là ban huệ cho người, quá là lỗi tại nơi mình. Không phải công ơncủa mình mà nhận là mạo nhận, trong khi lỗi của mình thì không nhận, lại đổthừa cho người khác là thôi quá, là tự dối mình và dối Trời, đều là hành độngcủa tiểu-nhân. Nhận quá thôi ân mới là quân-tử 2) Giá là gả, mại là bán. Mang cái họa như là gái trinh để gả cho người, đemcái ác ra bán để người mua. Sơ ý thì gặp họa, lòng xấu thì gặp ác. Họa ác ngườiđều sợ, nếu biết ăn năn còn tha thứ được, còn như đem gả bán cho người đểngười mắc oan, chẳng tội lắm hay sao! 3) Cây không rễ khó sống, nước không nguồn dễ cạn. Người không có tài đứcmà mua lấy hư vị há có thể ngồi lâu được sao? Danh là khách của tài, dự làkhách của đức, lập chí học hành cho thành tài, tu thân hành đạo để lập đức, cótài có đức thì danh dự tự nhiên sẽ đến. Tài hèn đức bạc mà ngồi chỗ cao sẽ nguy.www.nhatquantungthu.com 58

P:59

Thái Th ng C m ng Thiên 4)Bao là cuốn gói lại không để lộ ra ngoài, trữ là tích chứa lòng xấu khôngche đậy người biết để mà tránh, ác còn nhỏ, bao trữ thì người không thấy nênkhó phòng, do đó cực kỳ nham hiểm. Nhưng mưu sâu thì họa cũng sâu, chướcxảo thì báo cũng xảo. ☼☼☼Tỏa nhân sở trường, Hộ kỷ sở đoản, Thừa uy bách hiếp, Túng bạo sátthương. [Thích nghĩa] Dụng tâm mai một sở-trường của người để người có tài năng không đượcthi thố, Tự mình có lỗi mà không chịu nhận, lại cố tìm cách để biện hộ chechở, Khi được thời thì thừa thế áp bức kẻ khác, khi có thế thì dung túng chothuộc hạ cướp bóc giết người. Chú: 1) Tỏa là giảm, hộ là che chở. Trường là ưu điểm, là cái tốt, đoản làkhuyết điểm là cái xấu. Kỵ người có tài mà tìm cách ngăn, là người tâm địa hẹphòi, bao bọc cho lỗi của mình thì tâm địa ngu mê. Người không phải là ThánhHiền, mấy ai tránh được không lỗi, có lỗi mà biết phản tỉnh, mới sửa mình được.Biết lỗi mà không sửa lại còn biện hộ, che đậy cũng như đêm đã không trăng sao,lại bỏ đèn mà không dùng, đã tối rồi lại càng tối. Chẳng những sở đoản củamình không nên che chở, ngay đến lỗi của con em cũng không nên bao bọc. Lý-Tư và Hàn-Phi đều là học trò của Tuân-Tử. Khi làm Thừa-tướng nướcTần, Lý-Tư khuyên vua Tần đem quân đánh nước Hàn. Hàn-Phi phụng mệnh vuaHàn sang Tần cầu hòa. Tần-Thủy-Hoàng gặp Hàn-Phi, thấy Hàn-Phi là ngườicó tài, muốn trọng dụng. Lý-Tư biết tài của Hàn-Phi hơn mình nên gièm với vuaTân rằng: - Công-tử của các nước đều thân nước của mình, lẽ nào để người khác lợi dụng.Tần đánh Hàn, vua Hàn sợ mới sai Hàn-Phi vào Tần, biết đâu chẳng phải làgian kế. Xin bệ-hạ chớ nên dùng. Vua Tần nghe lời của Lý-Tư cũng có lý, nên đuổi Hàn-Phi và không dùng. Lý-Tư lại tâu với vua Tần:www.nhatquantungthu.com 59

P:60

Thái Th ng C m ng Thiên - Nếu tha Hàn-Phi về Hàn sau này sẽ là mối họa cho Tần, chỉ bằng giết đi khỏilo hậu hoạn. Vua Tần bèn giam cầm Hàn-Phi. Ở trong ngục, Hàn- Phi biết mình sắp bị giếtnên hỏi tên cai ngục: - Ta có lỗi gì mà bị giết? Cai ngục là thuộc hạ của Lý-Tư đáp rằng: - Một chỗ đậu không thể dung được hai con chim, người có tài nếu không dùngthì phải chết, cần gì phải có tội. Trong đêm đó Hàn-Phi lấy giải mũ thắt cổ tự vẫn mà chết. Khi Tần-Thủy-Hoàng chết, vua Nhị-Thế lên ngôi, mọi việc đều tinh dùng tênhoạn quan là Triệu-Cao. Lý-Tư thấy vua không lo đến việc triều chính, nên lấylời khuyên can, Triệu-Cao oán ghét Lý-Tư, gièm tâu với vua Nhị-Thế là Lý-Tưthông với nước Sở. Vua Nhị-Thế giận, ra lệnh chém Lý-Tư và chu di cả tam tộc. Kỵ tài Hàn-Phi không dùng, tội còn nhỏ, giết Hàn-Phi thì là tội lớn, nên Lý-Tưbị Triệu-Cao làm hại đến tội chu di tam tộc cũng là quả báo vậy. Mưu sâu họasâu là thế. 3) Được thế thì có quyền, nếu dùng quyền thế làm điều nhân nghĩa thì lòngngười cảm phục, còn như lạm dụng uy quyền để áp bức, chà đạp người thì làđiều ác, lòng ngời sẽ oán hận. Người được thời có lúc, như trăng tròn vẫn cóngày khuyết, khi thời đi rồi thế cũng mất. Nếu cậy thế hiếp người. Một khi thờithế mất rồi thì cũng bị người hà hiếp trở lại. Luật tuần hoàn của trời đất là thế. 4) Sát đứng đầu trong ngũ-giới của nhà Phật. Giết người hay giết vật đều tổnthương đến hòa khí của trời đất, chẳng những tự mình không thể phạm, ngay cảthuộc cấp cũng phải tránh. Dung túng cho thuộc hạ bạo ngược giết người cũngnhư chính mình đã ra tay giết người vậy. ☼☼☼www.nhatquantungthu.com 60

P:61

Thái Th ng C m ng Thiên Vô cố tiễn tài, Phi lễ phanh tể, Tán khí ngũ cốc, Lao nhiễu chúng sinh [Thích nghĩa] Vô cớ cắt may áo quần làm hoang phí vải vóc, Vô cớ sát hại nấu nướng loàivật để làm ngon miệng mình, Vứt bừa làm hoang phí ngũ cốc, Bắt người laodịch cho mình mà không thương. Chú: 1) Làm người phải tiếc phúc, áo quần là để che thân, mặc rách thì maymới, mặc cũ thì có thể đem tặng cho người nghèo, đó là một phương pháp tíchphúc. Người xưa, chỉ có hội hè đình đám mới giết vật để tế Thần, nay thấy nhiềungười giàu có không biết tiếc phúc, ngày đêm tiệc tùng đãi khách, đem thức ăndư thừa mang đi đỗ, kiếp sau dễ lạc vòng Ngạ-quỷ đạo 2) Lương-Võ-Đế hỏi Thiền-sư Chí-Công: Phu-nhân của trẩm kiếp trước cóphúc đức gì mà kiếp này được làm Hoàng-Hậu, cùng trẩm hưởng cảnh phú quý? Thiền-sư đáp: - Hoàng-hậu trong ba kiếp trước là một con giun, bị Hòa-thượng Cao-Phongsơ ý, khi cuốc đất trồng hoa cuốc chết. Hòa-Thượng niệm chú Vãng-sanh chocon giun, nên giun được đầu thai làm kiếp người. Trong kiếp trước, hoàng-hậu làmột bà góa nghèo, hàng ngày đi nhặt từng hạt cơm do người vứt bỏ dưới đấtmang về rửa sạch mà ăn. Thiên-Thần thấy người nghèo mà còn biết tiếc phúc,bèn tâu cùng Đức Ngọc-Đế hay, cho nên hoàng-hậu kiếp này được hưởng cảnhphú quý đấy. Châu-Phúc-Tận, người đời Minh, xuất thân trong một gia đình nghèo nàn,cha mẹ mất sớm, một mình sống trong cảnh cô-đơn khổ sở. Năm 40 tuổi, tự nhiênhiểu được lai lịch kiếp trước của mình, cảm thấy sinh tử vô thường mới tìm đếnBạch-Vân-Quan ở thành Bắc-Kinh xuất gia. Trưởng-lão trong chùa này là một vị cao nhân, biết được Châu-Phúc-Tận làsao Tử-Vi xuống phàm, chỉ vì hưởng thụ thái quá, không thể trở về Trời mà phảilưu lạc chốn hồng-trần Trưởng-lão nghĩ rằng, nếu không đọa đày cho cực khổthì Châu-Phúc-Tận khó mà trở về bổn vị nên mới nói với Châu-Phúc-Tận: - Con có biết tu hành là một việc cực khổ chăng? Phàm việc gì người thườngkhông thể nhịn thì người tu hành phải nhịn, việc gì người thường không chịuwww.nhatquantungthu.com 61

P:62

Thái Th ng C m ng Thiênđược thì người tu hành phải chịu lấy. Phải ăn cay nuốt đắng mới có thể liễu đượcnghiệp của kiếp trước, con có chịu được chăng? Châu-Phúc-Tận đáp: - Bạch thầy, con hiểu. Cúi xin thầy từ-bi thu nhận con theo Thầy học đạo. Đạo-Trưởng sai Châu-Phúc-Tận chuyên lo việc đổ nước đái, quét nhà xí và làmnhững công việc nặng nhọc, Châu-Phúc-Tận ngày đêm làm lụng vất vả, thế màthường bị sư-phụ trách phạt, nhưng trong lòng vẫn không một chút oán hờn.Nhiều người trong chùa thấy ngộ cảnh của Châu-Phúc-Tận đều tỏ lòng thươngxót và bất mãn với Thầy mình. Vì làm lụng vất vả, nên ở chùa mới có một năm thì Châu-Phúc-Tận đã lâm bệnh.Có đệ-tử báo cho Đạo-Trưởng hay, Đạo-Trưởng chẳng những không tỏ lòngthương xót, mà còn nói với chúng đệ-tử rằng: - Chớ nên kiếm thuốc thang cho nó, cứ để nó chết tự nhiên, chết càng sớm càngtốt. Chúng đệ-tử nghe thầy mình nói thế, đều oán giận trong lòng, nhưng khôngdám nói ra. Qua vài này sau thì Châu-Phúc-Tận chết. Khi Đạo-Trưởng hay tin Châu-Phúc-Tận đã qua đờ,i dặn một đệ-tử lấy sợi dâythừng buộc vào cổ của Châu-Phúc-Tận và nói: - Các con hãy kéo xác của Phúc-Tận đi qua hang chó, ra ngoài 40 dặm đếnbiển Đông-Hải và vứt xác nó ra ngoài biển, và nên nhớ không được mặc áo quancho nó, chớ nên trái mệnh. Chúng đệ-tử nghe lời thầy, kéo xác của Châu-Phúc-Tận đi từ hang chó ra đếnbiển Đông-Hải, nhưng trong lòng đều oán giận sư-phụ mình. Khi đi được nửađường, vị đại sư huynh lên tiếng nói: - Sư-phụ thường dạy ta rằng, người xuất gia phải lấy hai chữ từ-bi làm gốc,nhưng lòng của sư-phụ thì lại bất nhân như thế. Châu-Phúc-Tận chẳng phạm tộigì mà bị thầy ta hành hạ đến chết, khi chết rồi không cho người làm lễ mai táng.Chúng ta dẫu sao cũng có tình sư huynh đệ với Phúc-Tận, ta hãy kiếm một bộ đồmới và một chiếc quan tài để khâm liệm và kiếm một chỗ tốt để mai táng cho sưwww.nhatquantungthu.com 62

P:63

Thái Th ng C m ng Thiênđệ, để nó được yên nơi suối vàng, như thế ta cũng làm tròn được tình đồng-môn.Khi về chùa, nếu ta không nói thì sư-phụ cũng không thể biết được. Mọi người đều đồng ý và làm theo lời của vị sư-huynh, quên mất lời dặn củasư-phụ mình. Khi mọi việc xong xuôi, trở về đến chùa, mọi người tưởng rằngthầy mình không biết được sự tình. Ai ngờ khi mới vào chùa thì thấy Đạo-Trưởngbước ra, giận rằng: - Mấy ngươi sao dám trái lệnh ta, mấy ngươi đã làm hại vị môn đồ tốt của tarồi, có biết chăng? Chúng đệ-tử không ai dám nói năng, Đạo-Trưởng lại nói tiếp: - Các con làm như thế tưởng là thương hại cho Phúc-Tận, có biết đâu làm nhưthế là hại nó. Thầy biết được nó là sao Tử-Vi xuống phàm, chỉ vì hưởng thụ tháiquá mà không biết tiếc phúc, nên không thể trở về bổn vị, cho nên thầy mới hànhhạ nó, không cho nó ăn no mặc ấm, mục đích là liễu trừ nghiệp trước của nó đãlàm để khỏi chịu nghiệp báo trong kiếp sau. Mấy con không hiểu, cho rằng thầylà người tan nhẫn bất nhân, kiếp trước nó ngộ sát nhiều người, kiếp sau sẽ chịuquả báo. Thầy sai mấy con kéo cổ nó từ hang chó ra ngoài bốn chục dặm, đểkiếp sau nó miễn được nạn dao binh, vứt xác nó xuống biển để sau này nó đầuthai làm vua nước ngoài hưởng cảnh phú quý. Phải trải qua một kiếp như vậy nósẽ hoàn được bổn vị. Mấy con không rõ đạo Trời, lại tưởng rằng thầy khôngthương nó. Ngưng một lúc, Đạo-Trưởng lại than rằng: - Vận mệnh nhà Minh sắp sửa suy đồi, mấy con chôn cất nó như vậy, sau nàynó sẽ đầu thai làm vua nhà Minh. Ôi! Làm vua trong thời loạn ly thật là bithương, còn khổ hơn làm dân đen nữa, sau này lại chết bất dắc kỳ tử. Chúng đệ-tử nghe xong lời của Đạo-Trưởng, mới hối hận về việc mình đã làm,tất cả đều quỳ xuống bạch rằng: - Bạch thầy, chúng con ngu dốt làm trái lệnh thầy, tội thật đáng chết. Cúi xinthầy từ-bi xá tội. Đạo-Trưởng nói:www.nhatquantungthu.com 63

P:64

Thái Th ng C m ng Thiên - Âu cũng là kiếp số của Châu-Phúc-Tận. Thiên-lý tuần hoàn, một khi đã tạonghiệp rồi thì Thiên-Tiên và phàm phu cũng đều như nhau. Sau khi Châu-Phúc-Tận chết, đầu thai vào chốn hoàng cung làm thái-tử, về saulên nối ngôi là vua Sùng-Trinh vị vua cuối cùng của nhà Minh. Thời kỳ Minh mạt, giặc giã nổi lên khắp nơi, quân Mãn-Thanh cũng nổi dậyđánh phá quân Minh. Về sau hoàng-cung bị tên giặc Lý-Tự-Thành đem binh vậyhãm, Vua Sùng-Trinh trong cơn nội ưu ngoại hoạn ấy, phải thắt cổ tự vẫn màchết. Làm vua chưa đầy 15 năm, phải nhìn cảnh nước mất nhà tan. Quả thậtđáng thương! 3) Lao là lao động, nhiễu là sự phiền nhiễu, chúng-sinh chỉ người lẫn vật.Sai người hay bắt vật làm việc lao động giúp mình đều phải có lúc và không thểquá sức. Như thế người vui ta cũng được việc. Nếu sức người yếu kém mà bắtngười làm việc nặng nhọc…. thì thuộc lao nhiễu vậy. ☼☼☼ Phá nhân chi gia thủ kỳ tài bảo, Quyết thủy phóng hỏa dĩ hại dân cư. [Thích nghĩa] Hại người tán gia bại sản sau đó chiếm lấy tài vật, Phá đê làm hại mùamàng, phóng hỏa đốt nhà để hại người không nơi trú ngụ. Chú: 1) Tài là tiền bạc, bảo là vật quý (ngọc ngà châu báo). Giàu nghèo có số,mệnh không có mà mưu kế hại người để đoạt, dù lấy được cũng không lâu dài.Tục ngữ có câu: “Của phi nghĩa có giàu đâu”. Chẳng những không giàu, mà còndi họa cho con cháu. 2) Nhà là nơi để tránh nắng che mưa, là tổ ấm và cũng là tài sản của loàingười. Trộm cắp vào nhà chỉ mất tiền bạc, nạn lụt lội hỏa hoạn chẳng những nhàcửa tiêu tan, sinh mạng của người hại người không nhẹ, do đó tội quá cũng nặng. Ngày xưa Lương Võ-Đế nghe lời của Vương-Túc, đắp đê chắn nước sôngHoài để công đất Thọ-Dương. Nước lớn đê vỡ, trên chục vạn người trong thànhwww.nhatquantungthu.com 64

P:65

Thái Th ng C m ng ThiênHoài đều lâm nạn. Về sau Lương Võ-Đế bị Hầu-Cảnh làm phản vậy ở Đài-Thànhmà chết. Vương-Túc cũng bị nạn diệt tộc. ☼☼☼ Văn loạn quy mô dĩ bại nhân công, Tổn tha khí vật dĩ cùng nhân dụng. [Thích nghĩa] Làm loạn quy cũ, khuôn phép của người, để công lao khổ cực của ngườitrở nên thất bại, Làm hư tổn đến vật dụng của người, để người không đượcsử dụng. Chú: 1) Văn loạn là làm cho sai lầm, làm loạn. Quy là quy cũ, mô là mô phạm.Đó là chương trình, hay kế hoạch mà người đã soạn thảo và hoạch định, là tâmhuyết kết tinh từ bao nhiêu kinh nghiệm của đời người mới có được, là khuônphép mẫu mực để đi đến thành công. Người quân-tử luôn nghĩ đến trị thế, mưucầu sinh lợi cho đời, là lòng công. Kẻ tiểu-nhân thì nghĩ đến loạn để được thời,nên văn loạn quy mô của người để lấy danh lợi cá nhân. Có biết đâu, vì cái lợiriêng tư của mình mà tạo nên cái họa cho nước. 2) Vì mượn cầu không được mà sinh lòng oán giận, vì đồng nghiệp sinh lòng đốkỵ, hay vì thấy người có mà ta không, nên sinh lòng bất bình mà hủy hoại vậtdụng của người, đều tránh không khỏi báo ứng. ☼☼☼ Kiến tha vinh-quy nguyện tha lưu biếm, Kiến tha phú-quý nguyện thaphá tán. [Thích nghĩa] Thấy người được vinh-hiển, cầu mong cho người bị thất bại, lưu biếm,Thấy người có được phú-quý giàu sang, cầu mong cho người bị phá sản. Chú: Lưu là bị lưu đày, biếm là bị giáng chức. Vinh hoa phú quý là do mệnh,không thể cường cầu. Người tích đức được nhiều kiếp, hoặc là do siêng năng cầnwww.nhatquantungthu.com 65

P:66

Thái Th ng C m ng Thiênmẫn làm nên. Kiếp trước trồng phúc kiếp này được hưởng, phúc lớn thì vinh quyđược lâu dài, phúc ít thì hưởng ngắn, đó là số mạng của từng người mà khôngphải vì lời nguyền rủa của một người nào bị lưu biếm hay phá sản. Nguyền rủangười chưa chắc được như ý muốn, nhưng tự mình đã mang tội với Trời. ☼☼☼ Kiến tha sắc mỹ khởi tâm tư chi, Phụ tha hóa tài nguyện tha thân tử. [Thích nghĩa] Thấy nữ giới có sắc đẹp, trong lòng bèn suy nghĩ đến chuyện tà dâm, Mắcnợ của người thì mong chủ nợ chết sớm để khỏi trả. Chú: 1) Sắc là đao búa hại người, nên người quân-tử phòng sắc như phòng hổ,thận trọng mà không dám sơ hở. Thấy sắc động lòng còn không được huống chilà phạm vào tội dâm, nên Cổ-đức có câu: “Vạn ác dâm vi thủ”2, là vậy. Ngườiphạm sắc giới chỉ trong một khoảng khắc, nếu không biết phản-tỉnh, thận-độc thìmột ý niệm tà dâm có thể đưa đến chỗ bại đức. Khi mắt thấy, tâm động, hãy suynghĩ lại cái hại của lòng dục sẽ mang đến, suy tư rồi lại suy tư, như có mắt từthập phương đang nhìn, tay từ thập phương đang chỉ. Sự thận-độc này có thểlàm cho tà niệm lắng xuống mà tránh được họa. Kinh Phật viết: Thấy người lớn tuổi thì xem như người chị, gặp người nhỏ tuổithì xem như người em gái trong nhà, lòng tự nhiên sẽ diệt. Một học trò của Vương-Khê biết mình hay động lòng tà dâm, một hôm hỏiVương-Khê về phương pháp trị bệnh này. Vương-Khê đáp: Giả sử trong phòngcó kỷ nữ đẹp, người thấy tự nhiên động lòng tà, nhưng nếu nghĩ rằng người trongphòng trướng là con em của mình, thì lòng dâm lập tức tiêu tan. Vạn sự đều do tâm sanh, nếu miệng không nói đến việc phi lễ, tâm không nghĩđến việc phi lễ, mắt không nhìn đến việc phi lễ, thân không làm việc phi lễ, thì tàniệm từ đâu mà sinh? Gặp sắc mà không sinh lòng dâm, phúc đức sẽ theo sau.2 Dâm đứng đầu trong mọi thứ ác. 66www.nhatquantungthu.com

P:67

Thái Th ng C m ng Thiên Vương-Hoa, người tỉnh Chiết-Giang đời Minh, tính đốc hậu, phụng dưỡngmẹ già chí hiếu. Thời thanh niên dạy học tại một trường tư thục trong làng, chủtrường tuổi già quá trung niên, tuy có thê thiếp, nhưng vẫn chưa có được mộtmụn con. Thấy Vương-Hoa tuổi trẻ tài cao, nên sai người thiếp đẹp ăn nằm cùngVương-Hoa để cầu con nối dõi tông đường. Một hôm, người thiếp bén lẽn đếnphòng của Vương-Hoa và trao lá thư của người chồng đã viết để tỏ tình. Vương-Hoa mở lá thư xem thấy có năm chữ: “Dục cầu nhân gian chủng” (muốn cầugiống thế gian), hiểu được ý của chủ trường, bèn lấy giấy bút viết lên năm chữ đểcự tuyệt: “Duy khủng Thiên thượng Thần” (Lo sợ thần trên trời). Ngày hôm sau,Vương-Hoa vì sự việc này mà từ chức. Chủ trường thấy sự việc không thành, thỉnh một đạo-sĩ đến nhà lập đàn cầu tự.Đạo-sĩ đọc chú cầu nguyện xong bèn cúi đầu quỳ lạy, nhưng qua một thời gianvẫn không thấy ngồi dậy. Chủ trường hoảng sợ, liền tiến gần đạo-sĩ để xem xétsự tình. Vừa đến bên cạnh thì đạo-sĩ đứng dậy. Chủ trường hỏi rõ nguyên do, đạo-sĩ đáp: - Trên đường đến Thiên-đình thì gặp lễ nghinh tiếp trạng-nguyên, nên về trễ. Chủ trường lại hỏi: - Trạng-nguyên năm nay là người nào vậy? Đạo-sĩ: - Nghe Thần trên Trời đọc hai câu thơ: “Dục cầu nhân gian chủng, Duy khủngThiện thượng Thần”. - Chủ trường biết được ý nghĩa của hai câu này là chỉ Vương-Hoa. Năm đó,Vương-Hoa quả nhiên trúng trạng-nguyên. Về sau thân-mẫu cuả Vương-Hoasống đến trăm tuổi mới tạ thế, con là Vương-Dương-Minh, người chủ trương họcthuyết Tri hành hợp nhất, làm quan đến chức Binh-Bộ Thượng-Thư mới về hưu. 2) Người ta cho mượn tài vật, giúp ta tránh được hoạn nạn, khỏi cơn nguycấp, là người có ơn với ta. Thiếu nợ mà không trả, mang ơn mà không báo đápmà lại còn mong người chết sớm để được thoát nợ, chẳng bội bạc và độc ác lắmsao! Kinh Phật viết: “Nợ người tám lượng trả nửa cân”. Kiếp này không trả thìkiếp sau vẫn phải hoàn. Tránh không khỏi luận nhân quả.www.nhatquantungthu.com 67

P:68

Thái Th ng C m ng Thiên Can cầu bất toại tiện sanh chú hận, Kiến tha thất tiện tiện thuyết thaquá. [Thích nghĩa] Khi lòng cầu người không được toại nguyện thì sinh lòng nguyền rủa, oángiận. Thấy người sa cơ thất thế thì bàn luận đến khuyết điểm và lỗi lầm củangười. Chú: 1) Chí-nhân vô dục, nên không vọng cầu, không vọng cầu nên không oán,vô oán nên thường lạc, vui thú tự nhiên. Tiểu-Nhân gia dục nên đa cầu, đa cầunên đa oán. Việc đời trên thế gian mười phần có đến tám phần không được như ý,không vừa ý thì sinh lòng oán hận. Cầu người là đi nhờ người nhưng giúp haykhông là quyền của người. Mượn tiền người không được toại thì trách người bủnxỉn, keo kiệt. Cầu người không được người giúp thì trách người vô tình, như thếchẳng phải tự mình tìm lấy sự phiền não hay sao! Đời Tống có người họ Lư đem của hối lộ cho Vương-Đán để cầu xin mộtchức quan nhỏ ở Giang-Hoài. Vương-Đán nói: - Ông không có tài làm sao tôi có thể tiến cử cho ông được, chẳng lẽ ta vì nhậntiền của ông mà làm trái luật nước hay sao? Lư căm giận Vương-Đán, về nhà thấp nhang ngước mặt lên Trời nguyền rủacho Vương-Đán gặp nạn và chết sớm. Tối hôm đó Lư mơ thấy Thần đến quởtrách: - Vương-Đán là người trung hiếu lưỡng toàn, làm quan thanh-liêm, ngươinguyền rủa người trung lương, Ngọc-Đế lấy lời nguyền ác độc đó trị tội ngươi.Vài ngày sau, Lư vô cớ bạo bệnh mà chết. 2) Trên đời có mấy ai được hoàn mỹ và toàn thiện, người thường chúng ta khicó chỗ sai thường hay tự bào chữa lấy mình, người có chỗ không đúng ta lại đemlòng chê bai nói xấu, như thế chẳng bất công lắm sao! Nếu đem lòng trách ngườiđể trách mình, đem lòng bào chữa cho mình mà bào chữa cho người thì thiên hạsẽ không còn oán thù.www.nhatquantungthu.com 68

P:69

Thái Th ng C m ng Thiên Kiến tha thể tướng bất cụ nhi tiếu chi, Kiến tha tài năng khả xưng chi ứcchi. [Thích nghĩa] Thấy ngũ-quan, tứ-chi của người không được chọn vẹn thì sinh lòng chêcười. Thấy người có tài năng được trọng dụng, bèn tìm cách đè ép ngăn chế,để người không có dịp thi thố. Chú: 1) Người xấu hay đẹp, lùn hay thấp, mù, điếc hay câm đều là nhân đãgieo từ kiếp trước. Trường hợp tướng mạo của ta xấu xí, hay tứ-chi ngũ-quan cóchỗ khiếm khuyết, ta cảm thấy mặc cảm tự-ti. Ta nào muốn như thế, cha mẹ tacũng muốn sinh ta như thế? Nếu bị người chê cười, lòng ta sẽ ra sao? Câu tụcngữ “cười ngươì chớ có cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười”,đã hàm chứa ý nghĩa nhân quả trong đó. Hôm nay ta cười người, biết đâu ngàymai ta cũng bị người chê. Hiện nay nhiều nước Âu Mỹ có luật không được kỳ thịngười tàn tật, bãi đậu xe phải có chỗ dành riêng cho người phế tật, cơ quanchính phủ cũng như nhiều công ty tư nhân đều có điện thoại dành riêng chongười câm điếc, để những người không may mắn vì bị thương hay phế vẫn cóđược một nếp sống như người thường. Thật là một điều hay vậy. Lư-Kỷ là tể-tướng của vua Dục-Tông đời Đường, người chẳng những xấuxí lại có thêm một bộ mặt màu xám. Mọi người lúc đầu gặp Lư-Kỷ đều tưởng làđã gặp phải quỷ. Lối ăn mặc của Lư-Kỷ cũng thật là cầu kỳ, nhìn vẻ ngoài aicũng cho rằng Lư-Kỷ là người đạm bạc thanh liêm, nhưng sự thật thì khác hẳn,ông ta là một người nham hiểm trong triều. Vào niên hiệu kiến-trung năm thứ nhất, Lư-Kỷ giữ chức ngự-sử trung thừa,đương lúc Quách-Tử-Nghi bị bệnh, Lư-Kỷ mang theo lễ vật đi thăm Quách-Tử-Nghi. Quách-Tử-Nghi là vị lão-tướng bốn triều, công-huân rất lớn, nên khi ôngbị bệnh, bá quan trong triều đều đến thăm ông. Nằm trên giường bệnh, ôngkhông thể ra ngoài tiếp đón nên sai thê thiếp và người nhà tiếp khách. Nhưng khihay tin Lư-Kỷ đến thăm mình thì Quách-Tử-Nghi dặn thê thiếp và nữ giúp việctrong nhà đều không được đến phòng khách cũng như đến gần phòng của ông,để một mình ông ở trong phòng nói chuyện với Lư-Kỷ. Sau khi Lư-Kỷ ra về ngườinhà mới hỏi tại sao ông lại làm như thế và có dụng ý gì.www.nhatquantungthu.com 69

P:70

Thái Th ng C m ng Thiên Quách-Từ-Nghi đáp: Lư-Kỷ là một người có tài nhưng tướng mạo xấu xí và lòng dạ hiểm độc. Tínhđàn bà thường hay đùa cợt, nếu để thê thiếp nô tì trông thấy, có người khôngnhịn được thế nào cũng cười, như thế thì Lư-Kỷ sẽ oán hận trong lòng, sau nàykhi đắc thế thì ta sẽ tránh không khỏi họa. Quả nhiên không ngoài sự phán xét của Quách-Tử-Nghi, về sau Lư-Kỷ đượcvua Dục-Tông sủng thích, ông được thế và giết hại những người đã từng cườinhạo ông, chỉ có Quách-Tử-Nghi vì biết trước nên tránh được họa. 2) Bài và biếm chỉ người đã có địa vị mà tìm cách bài xích. Ức chế là chỉngười đang cầu tiến mà tìm cách ngăn trở hành động tuy khác nhưng lòng ác thìnhư nhau, đều vì đố kỵ mà ra. ☼☼☼ Mai cổ yếm nhân, Dụng dược sát thụ. [Thích nghĩa] Dùng bùa ngãi tà thuật để hại người, Dùng thuốc độc để giết cây cối. Chú: 1) Bùa ngãi vu thuật thuộc tà, nên người chánh đạo không học. Ngườibiết cũng không dùng. Đạo-Kinh viết: Người tu đạo biết bùa ngãi mà không dùngthì dễ gặp chân-sư, đắc chân pháp. 2)Thực vật cũng như động vật, đều có linh hồn. Cổ thụ lâu năm, hấp thụ tinhhoa của trời đất, là nơi nương náo của quỷ thần, không nên đốn chặt. Lấy gỗ đểdùng vào việc hữu ích mà đốn cây là tận cái dụng của cây, nên không tổn đếnhòa khí của trời đất. Nếu vì lòng thù hằn mà dùng thuốc giết cây thì phạm luậtTrời. ☼☼☼www.nhatquantungthu.com 70

P:71

Thái Th ng C m ng Thiên Khuế nộ sư-phó, Để xúc phụ huynh, Cường thủ cường cầu, Háo xâmháo đoạt, Lỗ được trí phú. [Thích nghĩa] Vô lễ và sinh lòng giận hờn với bậc thầy, bất hiếu với cha mẹ, Xung đột vớibậc huynh trưởng, Số mình không có, mà dùng võ lực hay mưu kế để chiếmđoạt, cố cầu cho kỳ được, Tính hay xâm lấn, cưỡng đoạt tài vật của người,Hành nghề cướp bóc để làm giàu. Chú: 1) Giáo hóa là sư, truyền nghiệp là phó, người dạy lý cho ta, truyền nghềcho ta tức là thầy của ta. Cha mẹ nuôi dưỡng ta, nếu không có thầy dạy ta thìkhông thể lập thân ở đời. Cho nên ơn nghĩa của bậc thầy ngang hàng với cha mẹ,nên phải tôn kính. Oán giận sư phó cũng như ngỗ nghịch với cha mẹ vậy, đềumang tội bất kính. 2) Để là chống đối, xúc là xung đột. Con cái đối với cha mẹ, em đối với anhchị phải có lòng kính mà không thể có lòng khinh, lẽ nào lại chống đối mà phạmtội ngỗ ngịch bất kính. Khi bậc phụ huynh có chỗ sai lầm, bổn phận làm con emchỉ có thể thuận khuyên mà không thể nghịch cãi. Nặng lời lớn tiếng, trợn mắtgiẫm chân, chê bai cãi lời, hay oán hận… đều là hành động bội luân nghịch lýphải tránh. 3) Thủ lấy hợp nghĩa, cầu xin có lý là chuyện thường tình, thủ lấy không được,cầu xin không có, mà cố lấy cố xin đều thuộc phi lý phi nghĩa. Giàu nghèo sốđịnh lẽ nào có thể dùng mưu để xâm chiếm, hay lấy sức để cưỡng đoạt được sao. Ngày xưa, Triệu-Vệ công trong thời hàn vi, nhà nghèo không đủ sức nuôidưỡng mẹ già, hai vợ chồng ôm nhau mà khóc. Một hôm nhặt được một nén bạc25 lượng, gia đình tránh được cơn đói. Sau Vệ-Công được làm quan, với lươngbổng là 100 lượng bạc một tháng. Nhưng lương đầu tháng Vệ-Công chỉ nhậnđược 3 nén, thiếu đi 25 lượng, Vệ-Công định cật vấn vị quan phát lương. Đêmhôm đó có Thần đến nói: - Nén bạc mà tướng quân đã nhặt được là trích từ lương bổng của tướng-quân,cho nên tháng đầu bị trừ, từ tháng sau trở đi tướng quân sẽ lãnh đủ một trămlượng không thiếu.www.nhatquantungthu.com 71

P:72

Thái Th ng C m ng Thiên Vệ-Công đem chuyện này nói với đồng-liêu và khuyên người không nên cườngthủ cường cầu. 4) Lỗ lược là hành động cướp đoạt trái phép. Hà khắc làm giàu, gia sản cònbị hao tán, giết người phóng hỏa, cướp giật làm giàu, tội ác còn nặng hơn. ☼☼☼ Xảo trá cầu thiên, Thưởng phạt bất bình, Dật lạc quá tiết. [Thích nghĩa] Dùng thủ đoạn xảo trá để mưu cầu thăng quan tiến chức, Thi hành thưởngphạt không được công bằng, Hưởng lạc thái quá mà không có tiết độ. Chú: 1) Thăng giáng có số, danh vị có phận, không phải do xảo trá mà cầuđược. Nếu không lấy đạo nghĩa mà dùng thủ đoạn để đạt đến mục đích, dù cóđược địa vị nhưng tâm thuật bất chính vẫn không giữ được lâu dài. 2) Công có lớn có nhỏ, tội có nặng có nhẹ, nên thưởng phạt có hậu có bạc.Thưởng phạt phải căn cứ vào công tội, công và tội lại căn cứ vào thiên lý màđịnh. Cho nên người quân-tử dùng tâm để phán xét, dùng lý để cân nhắc, khôngthiên vị nhân tình, không muội thiên lý, nên thưởng phạt công bình. Tiểu-nhânkhông xét lý, lấy nhân tình làm khinh trọng, lấy của hối lộ làm hậu bạc, nênthưởng phạt bất công, nghịch với thiên lý mà tự chuốc lấy họa. 3) Dật là an-dật, chỉ sự hưởng nhàn, lạc là hỉ-lạc, chỉ sự hưởng lạc, tiết làtiết-độ, có chừng mực. An nhàn hưởng lạc mọi người đều muốn, nếu có tiết độ thìsẽ hưởng thụ lâu dài. Nếu thái quá thì lạc cực sẽ sinh bi. Như lấy lương của mộttháng tiêu trong một ngày, tuy được sung sướng hả hê trong một ngày, nhưng vuithú của ngày hôm nay sẽ là cái khổ của những ngày kế tiếp. Người có phúc mộtđời nhưng nửa đời đã dùng hết thì nửa đời sau sẽ cùng quẫn vậy. ☼☼☼www.nhatquantungthu.com 72

P:73

Thái Th ng C m ng Thiên Hà ngược kỳ hạ, Khủng hách ư tha. [Thích nghĩa] Hà khắc và ngược đãi với cấp dưới, Khủng bố dọa nạt, làm người lo sợkhông yên. Chú: 1) Người tuy có sang hèn nhưng thân người như nhau, đều do cha mẹsinh, biết đau khổ, biết vinh nhục. Người đã ở dưới ta, giúp việc cho ta, thì phảithương như con cháu trong nhà, có chỗ không đúng thì dạy bảo dìu dắt, người sẽcảm ơn và trung thành với ta. Còn như lăng nhục thuộc hạ, hay đánh đập nô bộcđều là hành động hà khắc bạo ngược, người dễ phản ta, Trời cũng sẽ họa ta. 2) Gặp người trong cảnh nguy nan lo sợ, đem lòng an ủi để người được yên, đólà lòng nhân. Thấy người thất thế, thừa cơ khủng hách, hăm dọa để làm lợi hayđể trả thù, là nhưng điều không nên làm. ☼☼☼ Oán Thiên vưu nhân, Ha phong mạ vũ. [Thích nghĩa] Khi sự việc không được như ý thì đem lòng oán Trời trách người, chửi giómắng mưa. Chú: 1) Oán là sự bất bình, vưu là quy lỗi cho người. Đắc thất ở trong lòngngười, phúc họa căn nơi thiện ác, phú quý bần tiện là nhân của kiếp trước, đềudo chính mình tự tạo. Chỉ có tiến đức tu nghiệp mới có thể xoay vần đổi cơ, tráilại đã không phản tỉnh ở nơi mình mà lại đem lòng oán Trời trách người thì họacàng lớn, và tội càng nặng. Ngày xưa có chàng Vương-Sinh, ăn chay niệm Phật đã ba năm. Chẳng maymắc phải một chứng bệnh lạ, khắp mình đều sinh mụn độc, ngứa ngáy khó chịu. Một người bạn chí thân của Vương-Sinh đến thăm và an ủi rằng: - Anh ăn chay, thành tâm niệm Phật như vậy, chư Phật Bồ-Tát thế nào cũngphù hộ, tôi tin rằng chẳng bao lâu bệnh anh sẽ khỏi.www.nhatquantungthu.com 73

P:74

Thái Th ng C m ng Thiên Vương-Sinh nói: - Ta ăn chay đã ba năm, chẳng những không được một mảy phúc nào, mà lạimắc phải cái bệnh khốn nạn này, đủ thấy ăn chay có ít gì đâu. Lời Phật nói đềulà dối người cả. Người bạn nói: - Anh chớ nên nói thế, ăn chay có công-đức ấy, ít ra anh đã không kết oán vớilục súc. Nếu anh không lấy công-đức đó thì anh đem bán lại cho tôi. Vương-Sinh ngạc nhiên hỏi : - Ăn chay làm sao bán được, và bán như thế nào? Người bạn trả lời: - Tôi trả cho anh một ngày chay một phân tiền, anh ăn ba năm, cả thảy là mườilạng tám đồng tiền. Nếu anh đồng ý bán thì anh viết tờ khế ước cho tôi, tôi sẽ trảcho anh với số tiền đó. Vương-Sinh nghĩ thầm: chàng này ngốc thật, có ai đi mua cái chay của ngườita bao giờ đâu. Nay nó muốn mua thì ta cũng bán cho, vì đối với ta chẳng cóthiệt thòi gì cả. Nghĩ xong, bèn nói với người bạn rằng: - Nếu anh cho rằng cái ăn chay của tôi bán được, tôi bằng lòng bán cho anh. Vương-Sinh viết tờ khế ước cho người bạn, hai bên đồng ý giao dịch với nhau.Chàng Vương lấy được số tiền, trong lòng mừng rỡ muôn phần, quên hết nổi khổcực của mình và nghĩ rằng: “với số tiền này, ta có thể mời lương y đến trị bệnh”. Trong tối hôm đó, khi đi ngủ, Vương-Sinh mơ màng thấy hai con quỷ sứ đếnbên cạnh giường nạt rằng: - Tuổi thọ của ông đã mãn vào mười tháng trước, nhưng vì ông ăn chay mớikéo dài được, nay ông không tiếp tục niệm Phật học đạo mà lại còn cho rằng ănchay là vô ích, đem công ăn chay đổi chác cho người, tự mình làm đứt Phật căn.Nay số ông đã tới, hai ta vâng lệnh Diêm-Vương đến bắt ông, hãy đi theo ta đếnâm phủ trình diện. Hai tên quỷ nói xong, liền dắt Vương-Sinh đi. Vương-Sinh hoảng hồn, quỳxuống van xin.www.nhatquantungthu.com 74

P:75

Thái Th ng C m ng Thiên - Cuối xin hai vị cho tôi hoãn lại một ngày, đặng tôi trả lại số tiền cho ngườibạn, hủy tờ khế ước và tiếp tục ăn chay trở lại. Hai tên quỷ vô-thường bằng lòng cho Vương-Sinh hoãn lại một ngày. ChàngVương mừng rỡ muôn phần. Hôm sau bèn đi gặp người bạn và nói rõ tình hìnhcủa mình, đồng thời giao trả lại số tiền đã nhận cho người bạn để lấy lại tờ khếước. Người bạn nói: - Ta đã đốt tờ khế ước trước bàn thờ, cáo cùng chư Phật Bồ-Tát rồi. Chàng Vương đi về nhà với bộ mặt sầu thảm. Bệnh tình từ đó lại càng nặngthêm, không bao lâu rồi chết. 2) Trời đất sinh người sinh vật, lấy sấm sét gió mưa để ứng bốn mùa và hóadục muôn vật. Sấm sét có thời, gió mưa có lúc, đó là sự vận chuyển của cơ trời.Lòng người ăn ở hiền lành thì thiện khí xung thiên nên gió thuận mưa hòa. Nếulòng người ác thì ác khí xung thiên nên mới có mưa giông bão tố. Đó là lòngngười đã “cảm” nên lòng Trời mới “ứng”. Há có thể nguyền rủa ông Trời bấtcông! ☼☼☼Đấu hợp tranh tụng, vong trục bằng đảng [Thích nghĩa] Gây chuyện thị phi để hai bên sinh việc tố tụng mà đứng giữa trục lợi, kếtbè lập đảng, theo người làm việc phi pháp, nguy hại đến an ninh quốc gia. Chú: 1) Đấu là dùng kế làm cho hai bên bất hòa sinh oán, hợp là đứng ở giữalàm hòa cho đôi bên. Đó là làm cho hai bên thù nghịch mà sinh việc tố tụng rồiđứng giữa làm hòa để trục lợi. 2) Vọng là không phân biệt phải trái, trục là đi theo. Người cùng chí là bằng,hợp bằng mà thành đảng. Khi có bằng đảng tất có sự đối lập, như nước lửakhông hợp, và loạn từ đó mà ra. Ngoài quân-tử lấy đạo làm bằng, lấy đức làmđảng mà không a dua theo bè phái. Kẻ tiểu-nhân thì khác hẳn, vì lợi mà kết bèwww.nhatquantungthu.com 75

P:76

Thái Th ng C m ng Thiênđảng và mong cho thiên hạ loạn để tranh quyền đoạt lợi, có biết đâu xã hội vì thếmà loạn, nước vì thế mà nguy. ☼☼☼ Dụng thê thiếp ngữ, vi phụ-mẫu huấn, Đắc tân vong cố [Thích nghĩa] Nghe lời của thê thiếp mà làm trái lời giáo huấn của cha mẹ, không biết ôncố tri tân, khi được cái mới thì bỏ quên cái cũ. Chú: 1) Vợ chánh là thê, vợ lẽ là thiếp. Thê thiếp là người cùng bậc với ta, phụgiúp ta trong việc dạy dỗ con cái, phụng dưỡng cha mẹ và lo việc nội trợ. Chamẹ là người sinh ta ra, nuôi dưỡng ta, cưới hỏi cho ta, dù quý như bậc vua chúanhưng cha mẹ lúc nào cũng là bậc trên của ta, phải phụng sự sớm chiều. Lời củathê thiếp phải suy nghĩ phán xét, lời bất chánh thì không nên theo, hợp lý thì nênnghe nhưng phải đẹp lòng cha mẹ. Trong trường hợp cha mẹ có lỗi lầm, bổnphận làm con chỉ có thể khuyên gián mà không thể chỉ trích để cha mẹ được vuilòng. Đó là đạo hiếu. Nghe lời thê thiếp mà đi nghịch lý với cha mẹ thì xem chamẹ là cừu địch, và thê thiếp là ân nhân, đó chẳng phải bội luân hay sao! 2) Cố là xưa, cũ. Cái cũ bây giờ là cái mới của lúc trước. Tình bạn bè, vợchồng không có cũ và mới, nếu tồn thiên lý thì lòng chung thủy của người khôngvì cũ mới mà thay đổi. Được mới mà quên cũ thì thiên lý trong lòng người đã bịlu mờ mà mất đi nhân nghĩa, trở nên vong bản. Mất đi nhân nghĩa thì người thânsẽ thành người lạ, bạn sẽ biến thành thù. ☼☼☼ Khẩu thị tâm phi, tham mạo ư tài, khi võng kỳ thượng. [Thích nghĩa] Khẩu Phật tâm xà, lời nói không đi đôi với việc làm, tham của háo tài khigiấu lừa gạt cấp trên.www.nhatquantungthu.com 76

P:77

Thái Th ng C m ng Thiên Chú: 1) Quân-tử và tiểu-nhân khác nhau ở chỗ tồn tâm, tâm vô hình không thểthấy nhưng xét về sự việc thì từ chỗ quang-minh và ám-muội mà biết được sự tồntâm là chánh hay tà. Lời nói phát xuất từ tâm, xét tâm thì biết được lời nói làthực hay dối. 2) Tham là lòng hay ham muốn, Mạo là hay không có mà cố tìm cách để chiếmlấy, đạt được. Làm quan mà bóc lột nhân dân, hối lộ tham nhũng, biển thủ côngquỹ đều thuộc hành động gạt dưới lừa trên. Vì đã sinh lòng tham nên phải chegiấu sự thật. ☼☼☼ Tạo tác ác ngữ, Sàm hủy bình nhân. [Thích nghĩa] Bịa đặt lời xấu, Gièm siểm, hủy báng để phê bình người. Chú: 1) Người có lỗi ta còn phải tìm cách bao dung che dấu, mong người có cơhội hối cải. Người vô cớ ta lại bịa đặt lời xấu hại người, chẳng oan lắm sao. Miệng người dễ phạm bốn điều tội lỗi, là ác-khẩu3, lưỡng-thiệt4, ỷ-ngôn5, vàvọng-ngữ6. Đó là khẩu nghiệp. Lời nói không mất tiền mua, khen người một câu dù là một lời tâng bốc, nhưngngười nghe như được hóng gió xuân, trong lòng cảm thấy mát dịu. Ác ngữ tuychỉ một lời nhưng người nghe như gặp phải gió đông, mà cảm thấy lạnh thấu3 Lời nói ác độc, như nguyền rủa, chửi bới.4 Hai lưỡi, gặp ông Giáp nói một đàng, đối với ông Ất lại nói một nẻo, gâychuyện thị phi để người nghi kỵ lẫn nhau.5 Lời nói thêu dệt bóng bẩy, làm cho người say mê.6 Lời nói bịa đặc không thật.www.nhatquantungthu.com 77

P:78

Thái Th ng C m ng Thiênxương. Miệng lưỡi của người sắc bén như dao, có thể giúp người, cũng có thểhại người, há không thận trọng hay sao! ☼☼☼ Hủy nhân xưng trực, Mạ Thần xưng chính, Khí thuận hiệu nghịch, Bộithân hướng sơ. [Thích nghĩa] Hủy báng thanh danh của người khác, cho mình là ngay thẳng, Mạ lỵThần-Thánh cho mình là đúng, Vì lợi ích cá nhân mà không hành theo đạolý, chuyên làm điều trái nghịch, Đi ngược với người thân mà chạy theongười ngoài. Chú: 1) Trực là ngay thẳng, chính là không thiên lệch. Chính trực một nghĩa,là công bình ngay thẳng. Một người hành động quang minh lỗi lạc tức là chínhtrực, kẻ đi hủy người tất không phải là hiền. Chỉ có cải tà quy chánh mới trởthành người hiền, lẽ nào đem lòng hủy báng người mà lại có thể trở thành ngườichính trực hay sao? 2) Người chính trực mới thành Thần, chẳng lẽ Thần không rõ phải trái mà nghetheo lời dạy bảo và chỉ trích của người hay sao! Đắc tội với Trời thì khó mà vanxin. 3) Khí là từ bỏ, thuận là lẽ phải, hiệu là noi theo, nghịch là điều trái. Thuậnnghịch là phải xét theo lý. Cha mẹ từ, con cái hiếu, vợ hòa chồng thuận, bạn bègiữ tín… đó là đạo làm người mà mọi người đều phải thuận theo. Hợp lý màkhông hành, trái đạo mà lại theo, là nghịch với lẽ Trời vậy. 4) Bội là phản, hướng là theo. Người thân nhất trên đời không ai thân hơn chamẹ, vợ chồng, anh chị em, kế đến là thân thích. Thân có đẳng cấp, chia trên dưới,biệt xa gần, sơ thì không thân. Hướng thân bội sơ là thiên tính của người. Bộithân là ngỗ, hướng sơ thì nghịch. Ngỗ nghịch trái đạo luân thường. Tỉ như chamẹ đang trong cơn hoạn nạn mà không lo, lại đi giúp người ngoài ăn sung mặcsướng, như thế là trái đạo. ☼☼☼www.nhatquantungthu.com 78

P:79

Thái Th ng C m ng Thiên Chỉ Thiên-địa dĩ chứng bỉ hoài, Dẫn Thần-minh nhi giám hiệp sự. [Thích nghĩa] Trong tâm suy tính đến chuyện bất chính mà còn chỉ Trời đất chứng giám,Đã làm chuyện nhơ uế xấu xa mà lại thề lạy Thần-minh làm chứng. Chú: Bỉ là bỉ-ổi, đê hèn, Hiệp sự là việc nhơ-nhuốc, xấu xa. Thiên-Địa cóchánh-khí, Thần-Minh chánh trực quang minh, lẽ nào lại làm chứng cho nhữngviệc nhơ nhuốc xấu xa của người đời. Đất Từ-Châu có chàng Triệu-sinh lấy người họ Vu. Vu thị có người em gáithường hay đến nhà Triệu-sinh thăm người chị, không bao lâu lại yêu thầmngười anh rễ, và hai người phát sinh ra cảm tình từ đó. Một hôm người em gái đánh mất chiếc trâm cài tóc bằng ngọc tại nhà Triệu-sinh, nhưng tìm mãi vẫn không thấy. Người em gái này cho rằng người hầu củachị mình đã lấy cắp. Người hầu bị mắc oan, mới đến một miếu kế cận cầu xinThần-Minh chỉ dẫn. Vị Tiên đến giáng cơ, là Hà-Tiên-Cô. Tiên-Cô viết: - Chuyện này không thể nói được. Gia nhân lại khóc lóc cầu thêm: - Người phàm không biết mới cầu đến Thần-Tiên, chẳng lẽ Thần-tiên lại đểngười lành mắc oan hay sao?. Cúi xin Tiên-Cô từ-bi chỉ giúp. Tiên-Cô viết: - Về nhà tìm trên giường của chủ nhà sẽ thấy. Người hầu đem lời của Tiên-Cô về báo cho bà chủ hay. Vợ Triệu-sinh trở vềphòng mình, quả nhiên tìm thấy chiếc trâm cài tóc của người em gái mình để trênđầu giường. Nguời chị đem chiếc trâm trả lại cho em gái và trách người em vềtội bất trinh, gian thương với chồng mình. Người em giận và nói: - Rõ là người nhà của chị lấy cắp mà chị lại còn vu oan và làm nhục danh tiếccủa em. - Nói xong bèn khóc òa lên, và lấy tay chỉ lên trời thề rằng:www.nhatquantungthu.com 79

P:80

Thái Th ng C m ng Thiên Nếu em có làm chuyện ám- muội với chồng chị thì sẽ bị Thiên-lôi đánh chết. Người chị tin vào lời thề của người em gái, và đuổi người hầu đi ra khỏi nhà. Trong đêm hôm đó, Triệu-sinh lại cùng cô em vợ hẹn hò với nhau. Bỗng nhiênmưa to gió lớn, sắm sét đánh vào nhà Triệu-sinh. Vu thị thấy đêm đã khuya màvẫn chưa thấy người chồng trở về phòng, trong lòng cảm thấy kỳ lạ. Sáng hômsau thức dậy, Vu thị thấy người chồng và em gái mình đếu bị sét đánh chết, haixác nằm lõa lộ ở hậu sân, thân mình cháy đen, trông thật thảm thương. ☼☼☼ Thí dữ hậu hối, Giả tá bất hoàn. [Thích nghĩa] Khi đã giúp đỡ hay bố thí cho người rồi, lại sinh lòng hối hận, Mượn tài vậtcủa người mà không trả. Chú: Giúp người sau lại hối hận là không có lòng thành, làm việc nghĩa mànghĩ đến lợi là còn tính ít kỷ, thuộc lòng tà. Người cho ta mượn tài vật giúp tatránh được cảnh khốn, nếu mượn mà không trả quả thật là người vô nghĩa vậy. Trần-Hi-Di tổ-sư sau khi đắc đạo, biết được quan thái-thú Lưu-Tĩnh là vịơn nhân của mình trong ba kiếp trước. Vì muốn tìm cách dẫn độ vị ơn nhân này,nên bày một chiếc bàn trước cửa nha-môn của quan Thái-thú để xem tướng chongười qua lại. Một hôm Trần-tổ thấy Lưu-Tĩnh cùng với một người hầu đi ra, nên đến nói vớiLưu-Tĩnh rằng: - Diện mạo của đại-nhân kỳ lạ lắm, mời đại-nhân hãy ngồi lại đây để bần-đạoxem tướng cho đại-nhân. Lưu-Tĩnh thấy dáng của Trần-tổ có vẻ thoát tục, cũng muốn dừng lại nhờ Trần-tổ xem tướng, nhưng ngặt gì trong mình có nhiệm vụ nên trả lời: - Hôm nay vì bận công vụ, ngày mai xin đạo-trưởng đến nhà tiểu quan chỉ giáowww.nhatquantungthu.com 80

P:81

Thái Th ng C m ng Thiên Ngày thứ hai, Lưu-Tĩnh cho người mời Trần-tổ đến nhà và dùng lễ thượngkhách tiếp đãi. Lưu-Tĩnh hỏi Trần-tổ: - Xin đạo-trưởng chỉ điểm, xem con đường tương lai của tiểu quan sau này cókhá chăng? Trân-tổ nhìn qua tướng mạo của Lưu-Tĩnh một lúc rồi nói: - Tướng của đại-nhân hơi khác với người thường, xin đại-nhân chớ nên bắt tội,để bần-đạo nói thật Lưu-Tĩnh đáp: - Không sao đâu, có gì đạo-trưởng cứ nói thẳng, số mệnh tốt hay xấu đều lànhân đã tạo từ những kiếp trước. Vả lại tướng do tâm chuyển, cũng có thể thayđổi được. Trần-tổ nói: - Tướng mạo của đại-nhân mặt trước rộng, mặt sau hẹp. Điểm này chứng tỏrằng công danh phú quý của đại-nhân chỉ hưởng được một nửa, khi già sẽ chịucảnh bần cùng và cô đơn. Lưu-Tĩnh nghĩ thầm: Ta đường đường một vị thái-thú dù tiền bạc không có baonhiêu nhưng đồng lương cũng đủ cho ta sống, hơn nữa với ruộng vườn của ôngcha ta để lại, dù ăn cả đời cũng không hết, làm sao có thể nghèo được? Dưới tacó nhiều người hầu hạ như vậy, làm sao mà cô đơn được? Cho nên không mấy gìtin vào lời của Trần-tổ, nhưng trong lòng không nói ra. Trần-tổ lại hỏi: - Đại-nhân còn muốn hỏi thêm gì nữa không? Lưu-Tĩnh đáp: - Mấy câu nói của đạo-trưởng đã định đoạt chung thân của tiểu-quan rồi, cònhỏi gì nữa. Nói xong, liền sai người nhà đem một nén bạc cho Trần-tổ để đáp lễ. Trần-tổnói:www.nhatquantungthu.com 81

P:82

Thái Th ng C m ng Thiên - Người xuất gia không tích tiền bạc, xin đại-nhân hãy giữ lại. Lưu-Tĩnh thấy Trần-tổ không nhận tiền bèn sai một gia bộc tiễn Trần-tổ ra về.Trần-tổ nói với người gia bộc rằng: - Năm năm sau, gia đình quan thái-thú sẽ gặp tai biến, bần-đạo với quan thái-thú có duyên, sau này khi gặp tai biến, hãy đến núi Hoa-Sơn kiếm bần-đạo. Ba năm sau, vì bị người gièm pha, Lưu-Tĩnh bị vua cách chức, con trai lớn bịchém, người con thứ hai bị tù và chết trong lao ngục, người con thứ ba bị bệnhnặng mà chết. Đến năm thứ năm, người vợ cùng người thiếp và đứa con út cũnglần lượt qua đời. Những người giúp việc trong nhà thấy gia đạo của Lưu-Tĩnh đãsuy đồi, cũng lần lượt bỏ đi, chỉ còn lại một gia bộc thân cận trung thành bêncạnh. Trước sự biến đổi lớn lao này, Lưu-Tĩnh cảm thấy buồn rầu vô hạn và cô đơnhơn bao giờ hết, nên nói với người gia bộc trung thành: - Ta chẳng làm điều gì ác cả, sao ông Trời lại bắt hại ta đến thế? Nghe lời than của chủ nhân mình, người gia bộc sực nhớ tới lời dặn của Trần-Hi-Di tổ-sư, mới nói với Lưu-Tĩnh: - Lúc trước ông đạo-sĩ có nói với con rằng khi nào đại-nhân gặp tai biến thìhãy đến núi Hoa-Sơn gặp ông ta. Lưu-Tĩnh nghĩ đến lời của Trần-tổ đã từng nói với mình: “mặt trước rộng, mặtsau hẹp, nên phú quý chỉ hưởng được một nửa”, nay quả nhiên ứng nghiệm vàkhen thầm tướng thuật cao-minh của Trần-tổ, nên đi với người gia bộc đến núiHoa-Sơn tìm Hi-Di tổ-sư. Trần-tổ hỏi rằng: - Lâu năm không gặp đại-nhân, đại-nhân gần đây mạnh giỏi chứ? Lưu-Tĩnh ứa nước mắt, đem biến cố của mình kể cho Trần-tổ hay. Trần-tổ an ủi: - Sự đã như vậy, đại-nhân có khóc cũng vô ích. Lưu-Tĩnh: - Xin đạo-trưởng chỉ điểm:www.nhatquantungthu.com 82

P:83

Thái Th ng C m ng Thiên Trần-tổ nói: - Bần-đạo không phải là người xem bói, chỉ vì bần-đạo có duyên với đại-nhân,biết phúc của đại-nhân, chỉ hướng đến 60 tuổi là hết, nên muốn độ đại-nhân tuđạo để thoát cảnh luân-hồi. Đại-nhân trong kiếp trước là một người hành thiện,đem tài vật bố thí giúp người bần cùng, nhưng đến năm 60 tuổi, vì gặp tai biến,làm ăn không xuôi, bắt đầu hủy báng Thánh hiền, trách Trời không có mắt, chonên phúc của đại-nhân chỉ được hưởng đến năm 60 tuổi mà thôi. Diện mạo củađại-nhân, mặt trước rộng, mặt sau hẹp tức là trước có phúc, sau gặp họa, vìhành thiện hữu thủy vô chung và hủy báng Trời Phật. Nay đại-nhân còn lại mộtsố gia sản, đại-nhân hãy bán hết để lấy tiền giúp đỡ cho kẻ nghèo. Một khi tíchđủ công đức, xương ngọc-chẩm sau ót của đại-nhân sẽ nổi lên, lúc đó đại-nhânsẽ được hưởng phúc trở lại. Nhưng hồng-phúc trong thế gian không được lâu dài,mong đại-nhân hãy theo bần đạo tu đạo, sau này hưởng phần thanh phúc, tiêu-dao miền cực lạc. Lưu-Tĩnh nghe xong lời chỉ thị của Trần-tổ, bèn từ giã cùng với người gia bộctrở vể nhà. Trong thời kỳ đó, quân Hung-Nô đến quấy nhiễu nước Tống và bắt hơn ba ngànngười, gồm cả người già với trẻ con. Quân Hung-Nô đặt điều kiện, phải lấy mộtvạn nén vàng ra chuộc mới chịu trả người, nếu không mười ngày sau số người bịbắt, bất kể già trẻ hay lớn bé đều bị giết. Lưu-Tĩnh hay được tin này, bán hết gia sản của mình lấy đủ số vàng giao choquân Hung-Nô để chuộc lại số người đã bị bắt. Trong tối hôm đó, khi đi ngủ,đang nằm xuống giường, Lưu-Tĩnh đột nhiên cảm thấy xương ngọc-chẩm nơi ótsau tự nhiện lồi lên, tinh thần sảng khoái muôn phần, mới nghĩ tới lời nói củaTrần-tổ: “Khi nào xương ngoc-chẩm nhô ra thì phúc sẽ đến”, nay quả thật linh nghiệm.Nhưng lại nghĩ thầm: Tuổi mình đã ngoài sáu mươi rồi, còn phúc gì mà hưởngnữa! Chi bằng đến núi Hoa-Sơn theo Trần Hi-Di học đạo còn hơn. Sáng hôm sau, khi thức dậy, Lưu-Tĩnh thấy có cả ngàn người đang đứng trướccửa nhà mình. Lưu-Tĩnh ngạc nhiêu hỏi: - Các ngươi đến đây có việc gì chăng?www.nhatquantungthu.com 83

P:84

Thái Th ng C m ng Thiên Những người đứng trước cửa đều là người bị quân Hung-Nô bắt, khi thấy Lưu-Tĩnh, tất cả đều quỳ xuống, đồng thanh nói rằng: - Chúng tôi đều là người bị giặt Hung-Nô bắt, may nhờ đại-nhân cứu giúp nênmới bảo tồn được tính mạng, nay chúng tôi kẻ ít người nhiều, góp tiền giao trảcho đại-nhân. Lưu-Tĩnh không nhận và nói rằng: - Đó là sức của ta làm được, mấy người chớ nên làm như vậy. Có một người, vì thấy vợ con của quan thái-thú đều đã chết, bèn đem người congái của mình gã cho Lưu-Tĩnh. Lưu-Tĩnh từ chối, xong quần chúng quỳ xuống vànói: - Đại-nhân không biết, thầy Mạnh-Tử có nói: không con nối dõi tông đường làmột đều đại bất hiếu, xin đại-nhân chớ nên khước từ. Lưu-Tĩnh trong trường hợp đó không từ chối được, nên mới tục huyền. Năm saungười vợ trẻ sinh được hai đứa con sinh đôi, một trai và một gái. Nghĩa cử lấy vàng chuộc người của Lưu-Tĩnh truyền đến tai vua Tống, nhà vuara lệnh phục chức cho Lưu-Tĩnh. Hai người con của Lưu-Tĩnh sau này, ngườicon trai đỗ trạng-nguyên, con gái được tuyển làm cung phi, cả hai đều hưởngcảnh vinh hoa phú quý. Đến năm bảy mươi, Lưu-Tĩnh từ chức về hưu, và lên Hoa-Sơn theo Trần Hi-Ditồ-sư học đạo Vào mùa Thu năm Mậu-Ngọ đời Khang-Hy, thành Yên-Kinh có người tênTrương-Nguyên, nuôi một con lừa, một ngày có thể chạy hai trăm dặm. Lừa nàyrất kỳ lạ, ngoài ba cha con Trương-Nguyên ra không một người nào có thể cưỡiđược, người cưỡi đều bị lừa cắn và hất cẳng đá. Một hôm có chàng Dương-Sinhmượn lừa của Trương-Nguyên cưỡi chơi, lừa tỏ vẻ hiền lành, chịu cho Dương-sinh cưỡi. Đêm hôm đó Dương-sinh nằm mơ thấy một người mặc áo đen đến nóirằng: Ta là con lừa của Trương-Nguyên, sinh thời thiếu ông ba trăm đồng khôngtrả, nay cho ông cưỡi để trả nợ trước. Hôm qua ông cưỡi tôi 280 dặm mong sángmai ông sẽ cưỡi tôi thêm 20 dặm cho đủ số.Dương-Sinh hỏi:www.nhatquantungthu.com 84

P:85

Thái Th ng C m ng Thiên - Ông nợ Trương-Nguyên bao nhiêu tiền. Người áo đen đáp: - Nhiều lắm, không thể đếm được. Dương-Sinh cảm thấy giấc mơ kỳ lạ, sáng hôm sau qua mượn lừa của Trương-Nguyên để cưỡi chơi, đi được 20 dặm, lừa không đi nữa mà nhảy tung tăng,Dương-Sinh bị lừa hất xuống đất. Thấy hợp với lời của người áo đen nói tronggiấc mộng, nên Dương-Sinh nói với lừa rằng: Ta đã biết rồi, ngươi đã không cònthiếu nợ của ta nữa, nhưng phải đi bộ 20 dăm đường về nhà thật là một việc khócho ta. Nay ta lấy mười đồng tiền mua cỏ cho ngươi ăn, ngươi chịu đưa ta vềchăng? Lừa như hiểu được ý người, hai mắt nhìn Dương-Sinh tỏ vẻ bằng lòng và đưaDương-Sinh về nhà. Về sau Dương-Sinh mượn lừa của Trương-Nguyên để cỡi, lừa vẫn hất cẳng đáDương-Sinh như mọi người khác. ☼☼☼Phân loại doanh cầu, Lực lượng thí thiết. [Thích nghĩa] Không biết an phận, số mệnh không có mà cố cầu cho kỳ được, Đua đòi,chạy theo sự xa hoa lòe loẹt bên ngoài. Chú: Giàu nghèo có số, nếu trong mệnh có thì không cần cầu cũng có được,nếu số không có thì dù cố cầu cũng không đến. Giàu mà không tiết kiệm, ăn chơixa hoa lại dễ mang họa vào thân. Thạch-Sùng là người Nam-Bì đời Tần, làm thứ-sử đất Kinh-Châu, sau đổilàm Vệ-úy. Nhờ sai khiển khách hàng hải mà làm giàu. Thạch-Sùng kết bạn cùngVương-Khải, Dương-Châu, là bọn ăn chơi xa hoa đương thời. Khải và Sùngthường hay khoe giàu. Khải làm tấm lụa dài 40 dặm để trải đường, mục đích làđể phô trương sự giàu sang cuả mình, Sùng sai người dệt một tấm gấm dài 50dặm trải dài hơn của Khải. Có một lần Khải đem một báu vật bằng san-hô dowww.nhatquantungthu.com 85

P:86

Thái Th ng C m ng Thiênnhà vua tặng mang ra khoe với Sùng, Sùng nhìn xong lấy cây thiết như-ý đập nátcây san-hô và sai người đem một cây khác dài gấp ba lần để bồi thường choKhải. Khải giận và ấm ức trong lòng. Thạch-Sùng có một người thiếp đẹp là Lục-Châu có tài múa hát, rất đượcThạch-Sùng sủng ái và cất riêng một biệt thự lấy tên là Kim-Cốc-Viên cùng Lục-Châu mua vui múa hát tại đó. Một vương công trong triều là Tôn-Tú thấy Lục-Châu có nhan sắc, muốn Thạch-Sùng nhường lại, nhưng Sùng không bằng lòng,Tô-Tú dùng quyền cưỡng đoạt, Lục-Châu không chịu, nhảy xuống lầu tự tử. Tôn-Tú giận, nên gièm tâu với Triệu-Vương là Tư-Mã-Luân, mà giết Thạch-Sùng.Sùng vì thế mà hại chết. ☼☼☼ Dâm dục quá độ, Tâm độc mạo từ. [Thích nghĩa] Hưởng thụ thái quá dâm dục quá độ, Bề ngoài tỏ vẻ nhân từ, nhưng bêntrong thì tâm địa nham hiểm. Chú: 1) Dâm dục quá độ, tinh yếu khí suy, chưa già đã bệnh, sinh con ngu đần.Đó là một điều bất hiếu với tổ-tông 2)Lòng ác tướng dữ, người biết được là tàn nhẫn, tâm hiểm mạo quyệt ngườibiết là gian. Người biết nên dễ tránh. Còn tâm độc mạo từ thì khó xét, đó là hạnngười chứa dao trong bụng, lòng dạ cực kỳ nham hiểm, độc như rắn rết. Lý-Lâm-Phủ là một người có tài hoa, tinh thông cả cầm kỳ thi họa, nhưngcũng là một người giảo-hoạt nham hiểm. Làm quan dưới triều vua ĐườngHuyền-Tôn, vì tính hay nịnh hót, chẳng những đối với nhà vua ngay cả những vịphi tử của Đường Huyền-Tôn, Lý-Lâm-Phủ cũng đều dùng lời ngọt ngào để muachuộc nên được vua sủng ái. Khi giao thiệp với người, bề ngoài luôn tỏ vẻ thânthiện tươi cười, mọi người đều tưởng ông là một người đáng tin, nên đem lời phếphủ cũng như những điều bí mật đều thổ lộ cho Lý-Lâm-Phủ hay. Người đươngwww.nhatquantungthu.com 86

P:87

Thái Th ng C m ng Thiênthời gọi ông là người khẩu-mật phúc-kiếm7. Nhiều người có tài đều bị ông hãmhại mà chết. Lý-Thích-Chi là bạn đồng-liêu với ông, chỉ vì một sự hiểu làm nhỏnhen nhưng Lý-Lâm-Phủ nuôi hận trong lòng và nghĩ cách hại Lý-Thích-Chi.Một hôm Lý-Lâm-Phủ nói với Lý-Thích-Chi rằng: - Nghe nói núi Hoa-Sơn có mỏ vàng, nếu có kế hoạch khai mỏ lấy vàng thì rấtcó lợi cho nước, ta gì bận việc nên không có thì giờ lo về việc này, nay cho huynhhay để huynh tâu với vua. Nếu kế hoạch thành thì công của huynh sẽ không nhỏ. Lý-Thích-Chi tưởng Lý-Lâm-Phủ có lòng giúp mình nên đem kế hoạch khai mỏHoa-Sơn tâu cùng vua Huyền-Tôn. Nhà vua lấy làm mừng, và đem việc khai mỏcủa Lý-Thích-Chi hỏi ý kiến của Lý-Lâm-Phủ. Lý-Lâm-Phủ đáp: - Hạ thần cũng biết Hoa-Sơn có mỏ vàng, nhưng nơi đó lại là long-huyệt củabệ-hạ, e rằng khai mỏ sẽ phá đi huyết mạch mà có hại cho đế nghiệp của bệ-hạ,cho nên hạ thần không dám tâu Chắc Lý-Thích-Chi cũng biết được việc này,nhưng chỉ nghĩ đến lợi cho mình mà không lo đến phúc của bê-hạ, quả thật là cóý bất lương, mong bê-hạ chớ nên nghe lời. Đường Huyền-Tôn nghe Lý-Lâm-Phủ nói như thế nên giận và làm tội Lý-Thích-Chi. Vì ám hại người trung lương, tội ác tày trời, về sau Lý-Lâm-Phủ bị ma quỷ hiệnhình đến vật chết. Khi chết áo quan lại bị người bửa, chết không toàn thây. Niên-hiệu nguyên-hòa đời Đường ở Huệ-Châu, một Kỹ nữ bị sét đánh chết, dưới náchcó ba chữ Lý-Lâm-Phủ. Niên-hiệu thiêu-hưng đời Tống, sét đánh chết một thiếu-phụ họ Trần trên mình cũng xuất hiện ba chữ Lý-Lâm-Phủ. Vào niên-hiệu Hồng-võ đời Minh, tỉnh Sơn-Đông có người Lục-An-Bình giết gà đãi khách khi nhổlông thấy trên mình gà năm chữ “Đường tướng Lý-Lâm-Phủ”. Mưu sâu họa cũng sâu, hại người chỉ một thời nhưng ác nghiệp đi theo mãi.Gớm thay!7 Miệng ngọt như mật ong, nhưng trong lòng mang gươm giết người 87www.nhatquantungthu.com

P:88

Thái Th ng C m ng Thiên Uế thực ủy nhân, Đã- đạo hoặc chúng. [Thích nghĩa] Lấy đồ nhơ uế dơ bẩn cho người ăn, dùng tà đạo, yêu thuật để mê hoặc,lừa gạt quần chúng. Chú: 1) Ăn nhằm thức ăn nhơ uế để sinh bệnh tật, tự mình không muốn mà nuôingười ăn, chẳng phải xem người như xúc vật hay sao! 2) Đạo chỉ có một, lấy tu thân sửa mình làm gốc, lấy cứu nguy tế bần làm thiện.Đạo mà rời tâm thì là tà đạo. Tà đạo là sự mê tính, hại người nặng hơn thú dữ,nên luật Trời phạt cũng nặng. Thời Xuân-Thu, nước Ngụy có một vị quan là Tây-Môn-Báo được Ngụy VănHầu sai đi trấn thủ đất Nghiệp-Đô. Khi đến nơi nhậm chức, thấy cảnh vật nơi đây tiêu điều, dân cư thưa thớt, Tây-Môn-Báo liền triệu phụ lão đất Nghiệp Đô đến hỏi rõ nguyên do. Phụ lão đều trả lời: - Dân chúng tôi ở đây khổ về một nỗi Hà-Bá lấy vợ. Tây-Môn-Báo nói: - Quái lạ! Hà-Bá lấy vợ ra sao? Các ngươi nói rõ cho ta nghe xem. Phụ Lão: - Đất Nghiệp-Đô này có một con sông Chương, Hà-Bá là vị Thần của sông này.Thần này thích vợ đẹp, mỗi năm bắt dân phải nộp một gái đẹp trong làng. Nếuchịu nộp thì được mưa thuận gió hòa, hoa màu tươi tốt, nếu không nộp thì bị vịThần phạt, dâng nước lên làm hại nhà cửa, ruộng nương. Tây-Môn-Báo: - Đầu tiên ai bày ra việc này? Làm sao biết được Hà-Bá lấy vợ? Phụ Lão đáp: - Bọn đồng cốt ở ấp bày ra việc này. Dân chúng tôi sợ nạn nước lụt, nên phảithuận theo. Mỗi năm các hào trưởng trong làng cùng bọn đồng cốt bắt dân phảiwww.nhatquantungthu.com 88

P:89

Thái Th ng C m ng Thiênnộp mấy trăm quan tiền, một phần dùng làm phí tổn lấy vợ cho Hà-Bá, phần cònlại thì họ chia nhau.Tây-Môn-Báo hỏi:- Chúng nó chia nhau mà dân lại không nói gì hay sao?Phụ lão đáp: - Bọn đồng cốt thì giữ việc cầu cúng, còn các hào trưởng trong làng cho rằnghọ cũng có công, nên cũng phải ăn một phần, chúng tôi đâu dám phàn nàn. Cònmột điều khổ hơn nữa là cứ về đầu năm, bọn đồng cốt thấy con gái nhà ai cónhan sắc, thì bắt người con gái đó phải làm vợ Hà-Bá, nếu như có đút tiền chohọ thì sẽ được họ tha cho mà đi bắt người khác. Người nào nghèo khó, không cótiền lễ cho họ thì sẽ phải nộp con cho Hà-Bá. Bọn đồng cốt lập một trại cúng ởbờ sông, màn tre trướng rủ, trang hoàng rực rỡ, bắt người con gái bị nộp tắmgội thay áo rồi cho ở đó. Khi chọn được ngày tốt, đem người con gái ấy ngồi vàocái bè lau, rồi thả ra giữa lòng sông, bè trôi được vài mươi dặm thì chìm. Nhiềungười vì thương con, không muốn nộp cho Hà-Bá làm vợ thì dẫn con trốn đi nơikhác. Cảnh tượng trong thành vì thế mới tiêu điều vắng vẻ. Tây-Môn-Báo hỏi: - Ấp các ngươi bị lụt bao giờ chưa? Phụ lão đáp:- Mỗi năm chúng tôi đều nộp gái cho Hà-Bá nên chưa hề bị thần trừng phạt. Tây-Môn-Báo nói: - Thần đã thiêng như vậy, khi nào có làm lễ nộp gái thì cho ta hay, để ta cầuđảo cho các ngươi. Tới kỳ dâng gái, phụ lão đến bẩm. Tây-Môn-Báo áo mũ nghiêm chỉnh, thânhành ra đứng nơi bờ sông. Quan lại trong ấp đều tụ tập đông đủ, dân trong ấpkéo nhau ra xem đến hàng ngàn người. Bọn hào trưởng đưa một bà đồng ra, vớibộ mặt kiêu hãnh. Nữ đệ-tử của bà đồng đi theo hơn hai mươi người, đều vớikhăn áo sặc sỡ.Tây-Môn-Báo bảo bà đồng già và đến nói rằng:www.nhatquantungthu.com 89

P:90

Thái Th ng C m ng Thiên - Dám phiền bà dắt vợ Hà-Bá đến, để ta xem mặt: Bà đồng sai đệ-tử dắt người con gái đến. Tây-Môn-Báo thấy người con gái đónhan sắc tầm thường, bèn bảo với bà đồng và bọn hào trưởng: - Hà-Bá là bậc quỷ thần, phải tìm người con gái thật đẹp mới xứng đáng, gáinày không đẹp, nay ta phiền bà đồng xuống sông nói với Hà-Bá rằng, vâng lờiquan thái-thú đi tìm gái khác đẹp hơn, hôm sau sẽ nộp. Nói xong, liền sai lính tráng ném bà đồng xuống sông. Mọi người xung quanhai cũng kinh hồn mất vía. Tây-Môn-Báo vẫn ngồi yên như để đợi bà đồng trở lại,một hồi lâu mới đứng dậy nói: - Bà đồng tuổi đã già, không làm được viêc, xuống sông đã lâu vẫn chưa thấytrở lại, các cô đệ-tử phải xuống giục cho ta. Tây-Môn-Bá lại sai quân lính bắt một cô đệ-tử của bà đồng vứt xuống sông.Được ít lâu, Tây-Môn-Báo lại nói: - Cô đó không làm được việc, đi lâu như thế mà vẫn chưa về. Nói xong, lại bắt đệ-tử khác xuống sông giục. Một lúc sau, Tây-Môn-Báo cho làchậm, lại bắt thêm một người đi xuống nữa. Cả thảy ba đệ-tử của bà đồng xuốngsông đều không thấy trở về. Tây-Môn-Báo nói với bọn hào trưởng: - Bọn ấy đều là nữ lưu, nói năng không rõ, phiền ông nào xuống hộ, giúp việccho được nhanh chóng. Nói xong, sai lính bắt một hào trưởng ném xuống sông và nói: - Đi mau! Kết quả thế nào phải trở về gấp để trả lời cho ta biết. Hào trưởng còn lại đều sợ sệt quỳ lại van xin, không dám ngẩng cổ đứng dậy. Tây-Môn-Báo nói: - Nước sông cuồn cuộn, nào thấy Hà-Bá ở đâu? Các người làm hại biết baonhiêu con gái nhà lành, cái tội ấy các người phải đền mạng. Bọn hào trưởng lại quỳ sụp kêu oan:www.nhatquantungthu.com 90

P:91

Thái Th ng C m ng Thiên - Chúng tôi vô tri, xưa nay bị đám đồng cốt lừa dối mà không hay, xin đại-nhânthứ tội. Tây-Môn-Báo nói - Bà đồng đã chết rồi, từ nay về sau nếu ai còn bày ra việc Hà-Bá lấy vợ nữa,thì bắt ngay người ấy làm mối xuống nói với Hà-Bá. Mấy người đã thu được baonhiêu tiền của dân, bây giờ phải trả lại hết. Tây-Môn-Báo truyền cho phụ lão chọn những trai lành, người nào lớn tuổi màchưa có vợ thì đem nữ đê-tử của bà đồng đem gả cho. Đất-Nghệp-Đô từ đókhông còn thói đồng cốt, số dân đi trốn từ trước đều trở về làm ăn như xưa. Một người hành động quang minh chính trực khi chết đi sẽ được, Ngọc-HoàngĐại-Đế phong làm Thần. Đã làm Thần thì không vì người cúng tế hay siểm nịnmà gián phúc, cũng không gì người không cung kính, cúng dường mà giáng hoạ Mê tín dị đoan, nhỏ thì hại mình hại người, lớn thì hại cả một nước. Sách Luận-Ngữ viết: “Tử bất ngôn quái, lực, loạn, thần”. Đức Khổng-Tử không nói dến bốnchữ này, vì biết được quái, lục, loạn, thần dễ làm cho người rời khỏi chánh đạomà đi vào con đường tà. ☼☼☼ Đoản xích hiệp độ, Khinh xưng tiểu thăng, Dĩ ngụy tạp chân, Thái thủgian lợi. [Thích nghĩa] Đo lường việc bất chính trong việc buôn bán, Mua vào thì mong người đodài và cân nhiều cho mình, khi bán ra thì đo ngắn và cân ít cho người, Dùnghàng Giả trộn với hàng thật, hay bán hàng giả cho người khác, Chuyênhành nghề bất chánh để trục lợi. Chú: 1) Lâm Vạn-Phú, người đời Minh, chủ tiệm chạp phô Đại-Nam, là ngườigiàu có ở đất Dương-Châu. Khi biết mình sắp chết, bèn dặn với người con duynhất Lâm Thiên-Phát rằng: “Ta giàu được là nhờ vào cái cân. Cân này do ta đặcchế bằng gỗ ô-hợp, giữa cân có một khoảng trống chứa thủy ngân. Khi cân vàowww.nhatquantungthu.com 91

P:92

Thái Th ng C m ng Thiêngiữ cho mực thủy ngân ở phần dưới cán cân vào nhiều, khi cân ra thì giữ chothủy ngân di động đến xong đầu cán cân, con phải ghi nhớ lấy”. Người con nghexong lời dặn, biết được cha mình gian lận trong việc buôn vào bán ra, nhưngkhông dám nói, đợi khi người cha mất rồi, người con mới đem cái cân đo lườngbất chính đó mang đi hủy. Ba tháng sau, hai đứa con của Lâm Thiên-Phát đều bịbệnh mà chết. Lâm Thiên-Phát đau lòng và oán thầm: “Cha ta làm ăn bất chánhmà gia đình được bình yên và giàu có, còn ta buôn bán chính trực như vậy màphải chết đi hai người con, như thế chẳng bất công lắm sao?” Tối hôm đó LâmThiên-Phát nằm mơ thấy một vị Thần đến nói rằng: “Cha ngươi làm ăn khôngthành thật, giàu có được là phần phúc của kiếp trước, nhưng vì đo lường bấtchánh nên Trời nộ, sai hai vì sao Thiên-Sát và Địa-Kiếp xuống đầu thai làm concủa ngươi, khi lớn lên, hai đứa con này sẽ làm bại hoại gia đình của ngươi. Nayvì biết thân-phụ làm ăn gian lận mà hủy đi cái cân bất chánh đó, nên Thượng-Đếtriệu hồi hai vị tinh đó về Trời. Tuy vậy, sau này ngươi cũng sẽ được hai vị conkhác, vinh diệu tổ-tông. Ba năm sau, vợ của Lâm Thiên-Phát qủa nhiên sinhđược hai đứa con sinh đôi. 2) Buôn bán giao dịch để lấy lời là lẻ tự nhiên. Buôn bán sòng phẳng, ngườibán được lời, người mua được hàng, hai bên đều vui. Nếu dùng thủ đoạn qủyquyệt để gạt người thì không đúng. Như bày hàng thật mà bán hàng giả, lấy hànggiả trộn với hàng thật, hay giả mạo hàng của người để bán… đều là thủ đoạn,người mua bị gạt. Lấy giấy bạc giả, hay vàng bạc giả để mua hay trao đổi hànghóa thì người bán bị thiệt thòi. Kẻ bán người mua, nếu một bên bị thiệt thòi thìgiao dịch không được công bình, là gian lận. Được lời như thế là gian lợi. 3)Gian lợi là làm lợi bất chánh. Như mở sòng bạc lấy xâu, chứa gái giang hồ,nuôi trộm cướp để lấy lời… đều là những đồng tiền ô nhục không sạch. Muốncon cháu được tốt, chớ nên hành những nghề bại hoại đến thuần phong mỹ tục,chẳng những không được lâu dài, mà lại di họa cho đời sau. ☼☼☼ Áp lương vi tiện, Mạn mịch ngu nhân. [Thích nghĩa] Dùng tài thế áp bức người hành nghề đê tiện, Lừa dối, gạt gẫm kẻ ngu đần.www.nhatquantungthu.com 92

P:93

Thái Th ng C m ng Thiên Chú: 1) Lương là nguời hiền, tiện là việc hèn. Người hiền ăn ở lương thiện,chỉ vì không được thời mà sinh nghèo, gặp người trong hoàn cảnh này lẽ ra phảitỏ lòng thương giúp, lòng nào lại nỡ ép người làm nghề hèn. Những kẻ buôn bánnô bộc, bắt người bán dâm, chẳng những làm nhơ nhuốc thanh danh của mộtngười mà thôi, còn làm cho người trong tông tộc phải mang tiếng, chịu sự nhụcnhã. Thật là tội lỗi. 2) Ngu nhân là người kiến thức thiển bạc. Chớ tưởng người ngu không biết màgạt. Tục ngữ nói: “Người hiền người thì Trời không khi”. Người ngu tuy khôngbiết nhưng trên có Trời giám sát, có Thần lục tội. ☼☼☼ Tham lam vô yếm, Chú trở cầu trực. [Thích nghĩa] Lòng tham không đáy, háo tài háo của, Nguyền rủa để cầu lấy phần chínhcho mình. Chú: 1) Yếm là chán. Vô yếm chỉ lòng tham của người như túi không đáy,không khi nào thỏa mãn được. Tham lam là tích vị kỷ, vì vị kỷ nên sinh lòng hạingười mà đi nghịch với thiên-lý. Bạn bè vì chữ tham mà mất đi chữ tín, anh em vìchữ tham mà trở nên bất hòa,… Đều là tai họa của chữ tham mà ra cả. 2) Kêu trời la đất mà mắng người là chú trở, là sự nguyền rủa. Phàm lờinguyền rủa, dù là việc phải nhưng người trông thấy cũng không thích. Chú trởviệc quấy mà cầu phải, Trời không nộ thì người cũng giận. Nếu chịu oan khôngthể biện bạch với người mà cầu Thần cúng Phật mong được giải oan, Trời Phậtvì lẽ phải mà thương tình, oan tình có ngày sẽ được rửa. Nếu nguyền rủa mà cầuthì mắc lỗi với Trời, lẽ nào oan lại trắng được? ☼☼☼ Thị tửu bội loan, Cốt nhục phẫn tranh. [Thích nghĩa] Sau mê rượu chè, mất đi nhân tình mà làm chuyện trái ngược với luân-lýđạo-đức, Thường hay phẫn nộ, tranh chấp với anh chị em trong nhà.www.nhatquantungthu.com 93

P:94

Thái Th ng C m ng Thiên Chú: 1) Rượu làm loạn tính người, là một trong ngũ giới của nhà Phật, khirượu thấm bụng thì sát, đạo, dâm, vọng đều nối gót theo sau. Vào cuối đời nhà Minh, chùa Thứu-phong ở Trường-An có hòa-thượng Tế-Châu, đạo hạnh tinh tiến nhưng cho rượu không thuộc ngũ-huân8, tuy khônguống thường nhưng vẫn uống rượu ngâm thuốc cho bổ cơ thể. Một hôm hòa-thượng nằm mơ thấy một nữ thí chủ trong chùa đến nói: - Bạch thầy, con đã rời khỏi thế gian. Trong suốt đời con chưa làm một điều gìác cả, nhưng cũng chưa làm một việc thiện nào, mong thầy tụng kinh Pháp-Hoahồi hướng cho con, đặng con đầu thai vào chỗ tốt. Theo lời thỉnh cầu, Tế-Châu hòa-thượng quỳ trước Phật đường niệm kinhPháp-Hoa hồi hướng cho nữ thí chủ. Tiết trời đương vào mùa hạ, khí hậu nóngnực, khi tụng đến quyển thứ năm hòa-thượng cảm thấy môi khô và khát nước, vìkiếm không có trà, hòa-thượng bèn lấy rượu thuốc để giải khát và tiếp tục tụngtiếp hết quyển kinh. Qua ngày thứ hai, nữ thí chủ đến báo mộng cho hòa-thượng: - Cám ơn thầy đã tụng kinh hồi hướng cho con. Khi thầy tụng từ quyển thứnhất đến quyển thứ tư, dưới âm-phủ đều có kim quang xuất hiện, Diêm-Vươngchuẩn bị cho con đi đầu thai, nhưng từ quyển thứ năm trở đi thì kim quang khôngxuất hiện nữa, chỉ ngửi thấy mùi rượu xông mũi. Nay mong thầy từ-bi tụng thêmmột lần cho con, con sẽ đội ơn thầy. Khi hòa-thượng tỉnh dậy, mình nổi da gà, từ đó thâm tín rượu là một giới phảigiữ và chừa rượu từ đó. 2) Cốt nhục chỉ tình ruột thịt. Anh chị em trong nhà như tay chân trong thânngười, tứ chi đau thì người không khỏe, tứ chi khuyết là người tàn tật. Sự việc không nhẫn nhục sẽ sinh phẫn. Phẫn sinh từ sự bất bình, từ sự bất bìnhmà sinh ra sự tranh chấp, vì tranh chấp mà cốt nhục tương tàn, mất đạo nhân-luân mà bất hiếu với cha mẹ. Anh em thường vì gia tài của cha mẹ, hay vì nghelời của vợ mà sinh ra sự tranh chấp. Nếu xét kỹ, tiền bạc đâu nặng bằng tình ruột8 Hành, hẹ, tỏi, củ kiệu, thuốc lá. 94www.nhatquantungthu.com

P:95

Thái Th ng C m ng Thiênthịt, nghe lời nói của người vợ trong một lúc mà làm tổn thương đến tình huynhđệ của một đời người, có đáng chăng? Thị phi phải trái, tình bạn còn nên lấy chữhòa để giải, huống chi là tình ruột thịt! Vào đời Minh ở Bố-Giang có gia đình Trịnh-Liêm là một đại gia tộc, từ đờihiến-tổ9 truyền thống đã hơn hai trăm năm. Gia tộc trên ngàn người mà khôngkhi nào có sự bất hòa hay cãi nhau xảy ra. Dân địa phương đều gọi gia tộc nàylà Nghĩa-Môn. Thái-thú vùng này lập một tấm biển lớn “Thiên Hạ Đệ Nhất Gia”để trước cửa làng. Tin này truyền đến tai của Minh Thái-Tổ. Thái-Tổ cho ngườimời Trịnh-Liêm đến hỏi: - Gia tộc khanh có bao nhiêu người? Trịnh-Liêm đáp: - Thưa bệ hạ, có trên một ngàn người. Thái-Tổ lại hỏi: - Gia tộc lớn như vậy ở chung nhau mà hòa-mục được thì quả là Thiên hạ đệnhất gia. Khanh lấy phép gì trị gia mà trên dưới được hòa thuận như thế? Trịnh-Liêm đáp: - Tâu bệ hạ, không có phép gì cả, chỉ không nghe lời của đàn bà mà thôi. Vua Thái-Tổ cười. Đương lúc có người từ Hà-Nam dâng một thùng lê cho nhàvua, vua tặng cho Trịnh-Liêm hai quả. Trịnh-Liêm quỳ xuống nhận lễ, hai taycầm hai trái lê đội trên đầu, và từ giã Minh Thái-Tổ. Thái-Tổ lại sai người ngấmngầm đi theo Trịnh-Liêm. Khi Trịnh-Liêm về đến nhà, bèn triệu tập tất cả mọi người trong gia tộc đến,hướng mặt về cung thành và quỳ xuống để tạ ơn vua. Lại sai người chuẩn bị haithùng nước lớn, đem hai trái lê của vua tặng đập nát ra bỏ vào hai thùng nước,khuấy đều để mọi người đều được hưởng vị của lê mà nhà vua đã tặng.9 Trên cha là tổ, trên tổ là tăng-tổ, trên tăng-tổ là cao-tổ, trên cao-tổ là thái-tổ,trên thái-tổ là huyền-tổ, trên huyền-tổ là hiến tổ.www.nhatquantungthu.com 95

P:96

Thái Th ng C m ng Thiên Khi sứ-giả trở về, vua Thái-Tổ hỏi: - Trịnh-Liêm chia lê bằng cách nào? Sứ giả đem việc thấy được thuật lại cho Minh Thái-Tổ hay, nhà vua mừng vàđích thân viết một tấm biển đề ba chữ “Hiếu Nghĩa Gia” tặng cho gia tộc này. Về sau có người tâu với Minh Thái-Tổ: Gia tộc Trịnh-Liêm có người cấu kết vớiquan lại trong triều đình làm việc phi pháp. Vua Thái-Tổ cười đáp: - Gia tộc này không có những hạng người như thế. Về sau Minh Thái-Tổ lại sai người mời những người trên ba mươi tuổi tronggia đình của Trịnh-Liêm lên làm quan. ☼☼☼ Nam bất trung-lương, Nữ bất nhu thuận, Bất hòa kỳ thất, Bất kính kỳphu. [Thích nghĩa] Làm trai không trung với nước, Phận gái không nhu-mì, không hòa thuận,Bổn phận làm chồng không thương yêu vợ, Bổn phận làm vợ không tôn kínhchồng. Chú: 1) Trai lấy trung hiếu làm đầu, gái lấy đức hạnh làm gốc. Đức Khổng-Tửdạy: “Hiếu bắt đầu từ chỗ sự thân, kế là sự quân, sau cùng là lập thân”. Đemlòng hiếu thảo thờ cha mẹ mà thờ vua giúp nước thì là trung. Ngày xưa các bậcquân vương đều tìm tôi hiền nơi hiếu tử, vì người chí hiếu, ở nhà hiếu thuận khira giúp nước cũng là bậc tôi trung. Công ơn cha mẹ lớn như Trời đất, làm con lẽnào lại không nên hiếu thảo, nợ nước sâu như biển cả mà phải làm nô lệ chongười, sống trong cảnh tủi nhục. Ngày xưa vua Cảnh-Tông nước Tề đánh nhau với quân Tần. Tề Cảnh-Côngthua to, quân sĩ đều trốn hết, bỏ lại Tề Cảnh-Công ngồi một mình trong xe. Maycó một nông phu trông thấy, vội đẩy xe cho vua Cảnh-Công đi trốn. Nhưng quânTần đuổi theo rất gắt, người nông phu thấy tình hình nguy ngập, bèn nói cùng TềCảnh-Công:www.nhatquantungthu.com 96

P:97

Thái Th ng C m ng Thiên - Chúa công đưa áo mũ cho thảo dân mặc, và mau trốn vào rừng, để một mìnhthảo dân ngồi trên xe chết thay chúa công.Tề-Cảnh-Công nói:- Trẩm thoát nạn mà khanh phải chết, lòng trẩm thật không nỡ.Người nông phu nói: - Thảo dân chết đi cũng chỉ như trong rừng thiếu đi một cây, nếu chúa côngchết thì cả giang san nước Tề đều mất, xin chúa công chớ ngần ngại hãy cởi áocho tiện dân, nếu trễ kẻo không kịp. Tề Cảnh-Công nghe lời của vị nông phu trung thành, cởi bỏ long bào giao chonông phu và mặc áo nhà nông chạy trốn vào rừng. Khi quân Tần bắt được xe củavua Tề, tưởng người mặc long bào trên xe là Tề Cảnh-Công nên bắt về nạp chovua Tần. Vua Tần nhận ra người nông phu không phải là vua Tề, nên giận vàtruyền lệnh đem chém. Người nông phu không sợ chết, ung dung nói với vua Tần: - Mục đích của ta là chết thay chúa, nay chúa ta đã thoát nạn rồi, ta chết là lẽđương nhiên. Nhưng chỉ tiếc rằng sau khi ta bị giết rồi, thì sau này không ai dámhy sinh tính mạng của mình để cứu chúa của họ nữa. Vua Tần nghe người nông phu nói rất có lý. Nghĩ rằng một người nông phubình thường như vậy cũng biết trung với vua, quả thật là hiếm có, đáng làmgương cho người sau, nên tha tội cho người nông phu. 2) Trai noi theo đạo Trời là hành kiện, bốn mùa vận chuyển, trung trinh bất nhị,gái hiệu pháp đạo của đất là nhẫn nhục chở nặng, thuận theo bốn mùa mà sinhvạn vật. Vợ chồng là khởi nghiệp của nhân-luân, chồng không nên chê vợ xấu, vợkhông hiền thì dạy cho hiền, không đức thì lấy đức để dạy. Vợ cũng không nênchê chồng nghèo, phú quý bần tiện đều là duyên tiền định, không nên bỏ, hiềnngu đều do số người chớ nên khinh, mà phải kính. Vợ chồng hòa mục gia đạomới thịnh, con cháu mới hiển vinh. Hứa-Doãn là một tiến-sĩ đời Tống, vợ của Hứa-Doãn là Ngyễn-Thị, lúc haichưa lấy nhau, Hứa-Doãn cho Nguyễn-Thị là đẹp, sau khi kết thành vợ chồng rồiDoãn cảm thấy vợ mình xấu xí, và có ý định bỏ vợ và lấy người khác.www.nhatquantungthu.com 97

P:98

Thái Th ng C m ng Thiên Một hôm Hứa-Doãn nói với vợ rằng: - Trong tứ-đức10 của phụ nữ, xin hỏi nàng có được mấy đức. Nguyễn-Thị đáp: - Trong tứ-đức thiếp chỉ thiếu một chữ “dung” mà thôi. Nguyễn-Thị đáp xong bèn hỏi lại chồng: - Kẻ sĩ có bách-hạnh, thiếp xin hỏi chàng có được mấy hạnh? Hứa-Doãn đáp: - Ta đây có đủ các bách-hạnh. Nguyễn-Thị nói: - Trong bách-hạnh có chữ “đức”, chàng là háo sắc chứng không háo đức, saocó thể nói là bách-hạnh được? Hứa-Doãn nghe vợ nói xong, cảm thấy hổ thẹn. Từ đó không còn chê vợ nữa,hai người kính trọng lẫn nhau, vợ chồng ăn ở hòa thuận đến bạc đầu. Chu-Mãi-Thần người đời Hán, lúc chưa hiển đạt chỉ là một thư-sinh nghèonàn, phải lên rừng đốn củi độ nhật. Người vợ chê ông nghèo, cười nhạo ông chỉlà người dài lưng tốn vải, chẳng làm nên chuyện. Chu-Mãi-Thần khuyên vợ hãychịu khó ở với ông vài năm, đến năm 50 tuổi thế nào cũng đỗ đạt, lúc đỗ đạt rồivợ chồng sẽ cùng nhau hưởng cảnh phú quý. Người vợ không nghe, bỏ ông đitheo người khác. Sau vài năm trau dồi kinh-sử, Chu-Mãi-Thần thi đỗ và làm quan đến chức thái-thú. Người vợ xin về ở với ông. Ông nói: Thử đem thùng nước đổ lên lưng ngựa,nếu nước đỗ rồi mà còn đón lại được cho đầy thì ta sẽ bằng lòng cho về ở chung.Người vợ biết chuyện không thành. Cảm thấy xấu hổ, về nhà treo cổ tự vẫn màchết. ☼☼☼10 Tứ-đức: Công, dung, ngôn, hạnh 98www.nhatquantungthu.com

P:99

Thái Th ng C m ng Thiên Mỗi háo căng khoa, Thường hành đố-kỵ. [Thích nghĩa] Tính hay khoe khoang, thường sinh lòng đố kỵ. Chú: 1) Có tài mà không khoe, được phú quý mà không kiêu sẽ được kính màkhông đố kỵ, vì người không kỵ nên tài cao không bị hại, phú quý được lâu dài.Có tài mà cậy tài thì chữ tài sẽ đi với tai, vì người sẽ đố kỵ, do đó họa sẽ đến. 2) Đố kỵ người trong một lúc còn không nên có, có lòng thì sinh họa, thườnghành thì sinh tai. Bàng-Quyên là người nước Ngụy, Tôn-Tẫn là người nước Tề, hai người đềulà học trò của Qủy-Cốc-Tử. Khi Bàng-Quyên hạ san tìm đường công danh. Tôn-Tẫn tiễn Bàng-Quyên xuống đến chân núi, Quyên nói: - Tiểu đệ cùng đại huynh có nghĩa kết giao, thề giàu sang có nhau, phú quýcùng hưởng. Chuyến đi này nếu gặp bước tiến thân, tiểu đệ sẽ tiến cử đại huynhđể cùng nhau lập sự nghiệp. Tôn-Tẫn nói: - Hiền-đệ có giữ được lời hứa không? Bàng-Quyên đáp: - Nếu tiểu đệ làm trái lời thề thì sẽ phải chết dưới muôn ngàn mũi tên. Khi về đến nước Ngụy, Bàng-Quyên được Ngụy Huệ-Vương tin dùng, phonglàm nguyên-soái. Không bao lâu Tôn-Tẫn được Mạc-Tử tiến cử cho Ngụy Huệ-Vương. Bàng-Quyên biết tài học của Tôn-Tẫn hơn mình, sợ rằng khi Ngụy vươngtrọng dụng Tôn-Tẫn thì sau này binh quyền sẽ về tai của Tôn-Tẫn. Nên Quyênlập mưu, dùng kế ghép Tôn-Tẫn vào tội tư thương với Tề, buộc vào tội phản loạnmà chặt chân của Tôn-Tẫn. Tôn-Tẫn biết được mưu của Quyên nên giả điên, sauđược môn đệ của Mạc-Tử là Cầm-Hoạt cứu ra khỏi nước Ngụy, đến nước Tề,được Tề Tuyên-vương phong làm quân-sư. Khi Bàng-Quyên dẫn binh nước Ngụyđánh nước Hàn, vua Hàn Ái-Hầu sai sứ sang Tề cầu cứu. Vua Tề dùng Điền-kỵlàm tướng và Tôn-Tẫn làm quân-sư dẫn binh đánh vào nước Ngụy. Bàng-Quyênđược tin Tề đem binh đánh Ngụy, liền dẫn binh từ nước Hàn trở về nước Ngụy,www.nhatquantungthu.com 99

P:100

Thái Th ng C m ng Thiêntrên đường bị Tôn-Tẫn dùng kế vây khốn ở Mã-Lăng và bị hàng ngàn mũi tênbắn chết, ứng với lời đã thề với Tôn-Tẫn trong lúc hạ san. ☼☼☼Vô hành ư thê tử, Thất lễ ư cựu cô. [Thích nghĩa] Người chồng không làm tròn bổn phận đối với vợ con, Bổn phận làm dâukhông tôn kính cha mẹ chồng. Chú: 1) Chồng phải lấy lễ đối xử với vợ, không thể xem vợ như người hầu haynô tì. Cha phải có lòng nhân-từ thương con, lấy lẽ phải để dạy con. Chồng ngayvợ hiền, cha từ con hiếu, gia đạo như thế mới thịnh. 2) Cậu cô là cha mẹ chồng. Xuất giá tòng phu là một trong đạo tam-tòng củangười phụ nữ. Một khi đã rời khỏi cha mẹ về nhà chồng thì gia đình của ngườichồng là gia đình của mình. Cha mẹ chồng cũng là cha mẹ mình, đã kính chồngthì phải kính cả cha mẹ chồng. Khi còn ở nhà với cha mẹ, nếu có chỗ sai lầmkhông đúng, cha mẹ còn có thể dung thứ, ở với cha mẹ chồng mà không kính,chẳng những là một tội lỗi, cũng là một điều sỉ nhục cho cha mẹ thân sinh. Vìngười đời vẫn cho rằng ở nhà cha mẹ không dạy dỗ nên về nhà chồng không biếthiếu nghĩa. Từ-Trung người huyện Vân-An, có người vợ đẹp là Nhan thị nhưng khônghiếu thảo với mẹ chồng. Trung đi buôn ở ngoài, mỗi lần về nhà Nhan thị đều kểrằng bị người mẹ nói xấu và ngược đãi. Trung nghe vợ nói nhiều đã nhàm tai vàgiận người vợ bất hiếu này. Một hôm vợ lại phàn nàn rằng bị người mẹ nói xấu.Từ-Trung giận, đến nhà bếp cầm một cây dao đến nói với vợ: - Anh không có phương pháp gì làm cho mẹ không ngược đãi với em, chỉ cócách là giết mẹ đi như thế em sẽ không còn bị mẹ rầy nữa, em nghĩ sao? Người vợ vui mừng nói: - Em sẽ giúp anh.Từ-Trung lại nói:www.nhatquantungthu.com 100

P:101

Thái Th ng C m ng Thiên - Trước khi giết mẹ anh muốn em phải hết lòng phụng sự cho mẹ một tháng đểngười hàng xóm biết rằng em là một người hiếu thảo với mẹ chồng, sau này anhgiết mẹ rồi người ta sẽ nói là em là người không đúng, và em cũng không mangtiếng, em bằng lòng chứ? Nhan-thị nghe lời chồng, sớm chiều điều cung kính hỏi thăm mẹ chồng, tự loliệu mọi việc trong nhà, mẹ sai gì làm nấy, lại mua thức ăn tốt cho người mẹ… Thời gian một tháng trôi qua, chàng Từ-Trung hỏi vợ rằng: - Lúc này mẹ đối xử với em có khá hơn lúc trước không? Vợ đáp: - Mẹ đối xử với em rất tốt, anh thấy lúc này em rất vui vẻ, đâu có kể lỗi của mẹđâu. Từ-Trung nói: - Như thế thì tốt lắm, em hãy hiếu thảo với mẹ thêm một tháng nữa, nếu thángsau em vẫn làm cho mẹ không có sự phàn nàn về em thì anh sẽ ra tay. Một tháng sau,Từ-Trung cầm cây dao đến trước mặt vợ hỏi: - Tháng này mẹ có đối tốt với em hơn tháng trước không? Vợ đáp: - Từ ngày em làm theo lời anh, thấy mẹ đối xử với em rất tốt, tính em cũngkhông còn bực tức nữa, anh hãy bỏ ý định giết mẹ đi. Nghe vợ nói xong, Từ-Trung giận, nắm lấy áo của người vợ nói: - Em có khi nào nghe đến con giết mẹ không? Vợ đáp: - không Từ-Trung lại hỏi: - Có khi nào nghe tin chồng giết vợ chưa? Vợ đáp: - cówww.nhatquantungthu.com 101

P:102

Thái Th ng C m ng Thiên Từ-Trung đáp: - Ơn của cha mẹ cao như núi, sâu như biển, giết mình lóc thịt của ta vẫnkhông thể báo đáp được ơn cù lao đó. Ta lấy ngươi là mong ngươi giúp đỡ,phụng dưỡng cha mẹ ta trong lúc tuổi già. Ngươi là phận làm dâu mà không hiếuthảo với mẹ ta, lại nói xấu mẹ ta, để ta mang tiếng ngỗ nghịch, bất hiếu. Ý tamuốn giết ngươi từ lâu, hai tháng nay là để ngươi biết chỉ cần hết lòng thờ mẹ tathì mọi điều phàn nàn đều không có. Mẹ ta đối với ngươi lúc nào cũng thế, haitháng trước cũng thế, hai tháng sau cũng vậy, đủ thấy là lỗi tại ngươi. Nay thấyngươi biết hối cải, ta cũng chẳng giết ngươi làm chi nhưng phải đi theo ta đếnquan phủ để làm giấy tờ ly dị, ngươi không xứng đáng làm vợ của ta nữa. Người vợ khóc lóc quỳ xuống: - Em đã biết lỗi, em vang xin anh chớ nên đuổi em, từ nay trở đi em nguyện sẽhầu hạ và hiếu thảo với mẹ đến suốt đời. Người mẹ của Từ-Trung thấy con dâu lúc này hiếu thảo hơn lúc trước, cũngkhuyên con không nên đuổi vợ. Từ-Trung nghe lời mẹ. Từ đó mẹ chồng nàng dâusống hòa mục lẫn nhau. Những người hay nghe lời vợ làm Phật ý cha mẹ, so với Từ-Trung, chẳng hổthẹn lắm sau! ☼☼☼ Khinh mạn tiên-linh, Vi nghịch thượng mệnh, Tác vi vô ích, Hoài hiệpngoại tâm. [Thích nghĩa] Không có lòng thành thờ cúng tổ-tiên, Vi phạm, hay làm trái lệnh củathượng-cấp, ăn không ngồi rồi, chơi bời liêu lổng, hãy làm những điều vô ích,Lòng dạ đa tâm bất chuyên. Chú: Tiên-linh là anh linh của tổ-tiên. Có tổ-tiên mới có ta, uống nước phảinhớ nguồn, tuy người trước đã không còn nhưng anh linh vẫn tồn tại, nên trongngày giỗ hay nhàng ngày lễ, tết… bổn phận làm con cháu phải có lòng thành thờwww.nhatquantungthu.com 102

P:103

Thái Th ng C m ng Thiênkính tổ-tiên. Đức Khổng-Tử nói: “Sự tử như sự sinh”. Thờ phụng linh hồn củangười quá cố như thời lúc còn sống, đó là đạo hiếu. Đã là người đều tránh khôngkhỏi cái chết, một khi thân nhân từ giã cõi đời, bổn phận làm con cháu phải tìmmột chỗ tốt để an táng, quan quách cũng không thể sơ sài, để người quá cố đượcyên lòng dưới suối vàng. Nếu vì tranh giành tài sản, hay vì mê tín tin vào phongthủy mà bỏ hoang quan quách, thì là một sự khinh mạn đối với người quá cố. Vào niên hiệu Đại-Quan đời Tống có một thái học sinh La-Củng, cha mẹđều bất hạnh liên tục qua đời. Hai anh em thối thác trách nhiệm lẫn nhau. La-Cũng cho rằng việc chôn cất cha mẹ là bổn phận của người anh cả, còn ngườianh lại cho là cha mẹ là của chung, người em cũng có phần nên linh cửa củasong thân quàng tại nhà đã ba năm mà vẫn chưa chôn cất. Về sau La-Củng lênkinh ứng thí, Nơi kinh thành có miếu Quan-Đế rất linh, sĩ-tử trước khi dự thithường hay đến miếu này cúng váy xin xăm. La-Củng cũng đến miếu Quan-Đếcầu cúng. Trong tối hôm đó, Củng mơ thấy Đức Quan-Thánh Đế-Quân đến, chỉvào cặp quan tài mà trách: - Đức khổng-Tử nói về đạo hiếu là chết phải dùng lễ để mai táng, dùng lễ để tế.Nay cha mẹ ngươi chết đã lâu mà vẫn chưa chôn cất, đó là một điều đại bất hiếu,Minh-Ty đã ghi lục tội ác của ngươi, khó tránh cho khỏi, cầu cúng vô ích, hãytìm đường về nhà đi. La-Củng không phục đáp rằng: - Tôi còn một người anh,trách nhiệm của anh cả lớn sao Minh-Ty toàn ghi tôicủa tôi, chẳng lẽ anh tôi không có lỗi hay sao? Đức Quan-Thánh giận: - Anh ngươi cũng có tội, nhưng anh ngươi là người không có học, còn ngươilà người đọc sách Thánh Hiền, phải hiểu lễ nghĩa, biết mà không làm, tội nặnggấp đôi. La-Củng tỉnh dậy, mồ hôi đẫm ướt đầy mình, lòng rất lo sợ, bèn đáp thuyền vềnhà. Trên đường về, thuyền gặp sống gió bị đắm, La-Củng cũng chịu chung sốphận với chiếc thuyền, chết chìm giữa lòng sông. 2) Bề dười đối với bề trên, như con cái đối với cha mẹ, em đối với anh, học tròđối với thầy, thuộc hạ đối với thượng cấp… đều phải có lòng phục tùng. Trongtrường hợp bậc trên có chỗ sai, thuận theo sự trái thì không đúng nhưng canwww.nhatquantungthu.com 103

P:104

Thái Th ng C m ng Thiêngián sự trái là một lẽ phải, nếu không can gián, để bậc trên mang tiếng bất nghĩa,hay là xem bậc trên như người thù, đều đi nghịch với lý. 3) Đức thái-Thượng nói: “Người quân-tử phải lập Đức trước, kế là lập Ngônvà sau cùng là lập Công”. Đó là tam bất-hủ của người quân-tử để lại cho đời.Còn như dùng tinh thần và sức lực để làm điều vô ích thì là một sự hoang phí.Những người viết sách báo khiêu dâm, sáng tác nhạc ủy mị, chẳng những khôngcó ích cho đời, mà còn di hại cho thế hệ sau. Thị-Nại-Am là người có học vấnuyên bác, vì không hợp với quan lại đương thời nên viết truyện Thủy-Hử, trongđó mô tả cảnh dâm dật của Phan Kim-Liên và Tây Môn-Khánh, con cháu ba đờiđều bị câm. Vương-Nguyên-Mỹ, tác giả của cuốn Kim-Bình-Mai, lấy hai nhânvật trong truyện Thủy-Hử là Phan Kim-Liên và Tây Môn-Khánh để viết truyệndâm mà bị mù. Có tài mà dùng vào chỗ không đúng, tội thay! 4) Hoài là ẩn tàng không để lộ, hiệp là ôm ấp trong lòng không người hay,ngoại tâm là lòng khác (hai lòng). Bạn bè mà hoài hiệp ngoại tâm thì tình bạnkhông bền, vợ chồng ăn ở với nhau mà hai lòng thì tình nghĩa không lâu. ☼☼☼ Tự chú chú tha, Thiên tăng thiên ái. [Thích nghĩa] Hay lấy mình thề thốt và nguyền rủa kẻ khác, Tính hay thiên vị, yêu ghétkhông đúng lý, không hợp tình. Chú: 1) Yên-Điền có người vợ thường hay tư thông với người, một hôm ngườivợ lấy trộm khăn của người hàng xóm, người này giận vợ của Yên-Điền trộm củamình, nên đem chuyện ngoại tình của bà vợ kể cho Yên-Điền hay, mục đích là đểYên-Điền trừng phạt người vợ bất trinh này. Yên-Điền giận người hàng xóm nóixấu vợ mình bèn chỉ Trời thề rằng: Xin người đừng nói xấu vợ ta. Vợ ta ta hiểu,nếu vợ ta có tư thông với người khác và lấy trộm khăn của người thì Thiên-Lôi sẽđánh ta, trái lại thì người sẽ bị Trời đánh.www.nhatquantungthu.com 104

P:105

Thái Th ng C m ng Thiên Không bao lâu, sét đánh vào nhà của Yên-Điền, hai vợ chồng đều bị sét đánhchết. Trong mình của Yên-Điền hiện ra bốn chữ “Ngu nhân bảo thê”11, thân củangười vợ có bốn chữ “Hành gian vi đạo”12. 2) Yêu và ghét là chuyện thường tình của loài người, nhưng nếu vì lợi ích riêngtư hay lòng thiên vị mà yêu ghét không đúng, thì sẽ mang họa. Như người chồngcó vợ bé mà ghét vợ cả, mẹ ghẻ chỉ thương con mình mà ghét con chồng… giađình sẽ bất hòa và dễ sinh họa. ☼☼☼ Việt tịnh việt táo, kiêu thực kiêu nhân. [Thích nghĩa] Chạy nhảy qua giếng và lò bếp, Nhảy qua thức ăn và đầu người. Chú: Nước và lửa là hai yếu tố cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Giếng cónước và Thần Giếng chủ sự, lò bếp có Thần Táo-Quân. Thức ăn như ngũ cốc rauquả đều do Trời đất sinh ra để nuôi người, khi nhảy qua thì trở thành nhơ uế.Trên thân của mỗi người đều có Thần hộ mạng. Chạy nhảy qua giếng, lò bếp,thức ăn và đầu người đều xúc phạm đến Trời đất, Thần-minh. ☼☼☼ Tổn tử đọa thai, Hành đa ẩn tích. [Thích nghĩa] Giết con phá thai, Hành động, việc làm thường ám muội bất chánh. Chú: 1) Vì quan niệm trong nam khinh nữ chỉ nuôi trai mà giết gái hay vì sinhcon có tật mà không nuôi hay vì gia đình nghèo khó không đủ sức nuôi… khi sinh11 Người ngu bên vực vợ 10512 Gian dâm trộm cắpwww.nhatquantungthu.com

P:106

Thái Th ng C m ng Thiênra hay còn trong bào thai mẹ thì giết đi. Ôi, hổ lang tuy hung dữ còn không ănthịt con, lòng người lại nỡ đem cốt nhục của mình mà giết sao! Thời đại vănminh, nam nữ bình đẳng, lòng người chỉ muốn hưởng thụ mà không nghĩ đến bổnphận và trách nhiệm, nam nữ vuợt vòng lễ giáo, biết bao nhiêu sinh mệnh chưachào đời thì đã bị chết oan. Chẳng tội lắm sao. Mong sao nam nữ trong thiên hạhãy giữ lễ nghĩa mà tránh tội lỗi. 2) Ẩn là lén lút, ám muội, quỷ quyệt không cho người hay, tích là kỳ dị bấtchính. Những gì mà không dám cho người thấy, cho người hay, như âm mưu quỷkế, trộm cướp hại người, gian trá tà dâm… đều là ẩn tích. Đó là hành động ámmuội của kẻ tiểu-nhân, người quân-tử không làm. ☼☼☼ Hối lạp ca vũ, Sóc đán hiệu nộ, Đối Bắc thế thóa cập nịch, Đối Táo ngâmvịnh cập khốc. [Thích nghĩa] Múa hát vào những ngày cuối tháng và những ngày lạp, Giận hờn phát cáuvào ngày mồng một đầu tháng và mỗi lúc bình-minh, Quay mặt về phươngBắc để hỉ mũi, khạc nhổ, hay tiểu tiện, Ca hát và khóc lóc nơi nhà bếp. Chú: Hối là ngày cuối tháng, Lạp chỉ ngũ-lạp. Mồng một tháng giêng là Thiênlạp, mồng năm tháng năm là Địa lạp, mồng bảy tháng bảy là Đạo-đức lạp, mồng12 tháng 10 là Dân-tuế lạp, mồng 8 tháng 12 là Vương-hầu lạp. Những ngàylạp này, là ngày khảo hạch công quá của Thiên-thần. Sóc là ngày đầu tháng,Đán là lúc bình minh. Ca múa là sự phóng đãng, dễ làm cho người trở nên phóng túng dâm dật, ngàythường còn nên tránh, huống chi trong những ngày hối, lạp có sóc đán! 2) Sao Bắc-Đẩu ở phía Bắc và các vì sao khác đều triều hướng về phía này.Hướng về phía Bắc chửi rủa, hay phóng uế đều phạm tội bất kính với Trời. 3) Nhà bếp có Thần Táo-Quân. Ca hát, cười, khóc nơi nhà bếp, đối với ThầnTáo-Quân đều bất kính.www.nhatquantungthu.com 106

P:107

Thái Th ng C m ng Thiên Hựu dĩ Táo hỏa thiêu hương, Uế sài tác thực, Dạ khởi lõa lộ, Bát-tiếthành hình. [Thích nghĩa] Lấy lửa trong lò bếp để thắp nhang, Dùng củi ô uế để nấu ăn, Thức dậytrần truồng vào lúc tối, Thi hành hình phạt trong những ngày bát tiết. Chú: 1) Sách đạo gọi lửa của lò bếp là Phục-Long thỉ (phân), không nên lấylửa bếp thắp nhang, vì đối với Tiên Phật không kính. 2) Củi lấy từ chỗ bất-tịnh, hay cây gậy đã từng đánh đập người và vật đềuthuộc uế sài, không nên mang vào lò đốt. 3) Ban đêm dù có trăng hay không, đều có Thần Dạ-Du đi tuần, nên khi thứcdậy ra ngoài, hay đi tiểu, đều không thể trần truồng. 4) Bát-tiết là Lập-xuân, Xuân-phân, Lập-hạ, Hạ-chí, Lập-thu, Thu-phân, Lập-đông và Đông-chí. Trong những ngày bát-tiết, cõi trên xét về việc thiện của loàingười, nên người cầm quyền không nên thi hành hình phạt, và bật phụ huynhkhông nên đánh đập con em trong những ngày này. ☼☼☼ Thóa lưu-tinh, Chỉ hồng-nghê, Triếp chỉ tam-quang, Cửu thị nhậtnguyệt. [Thích nghĩa] Khạc nhổ trước lưu-tinh, Lấy tay chỉ cầu-vồng, Thường dùng tay chỉ mặttrời, mặt trăng và các vì sao, Chăm trố nhìn mặt trời và mặt trăng. Chú: 1) Lưu-tinh là những vì sao dời cung đổi vị. 2) Hồng-nghê là hai khí âm dương của Trời đất, Hồng thuộc dương, Nghêthuộc âm, Nghê hồng tương hợp mà thành cầu vồng, thường hay xuất hiện saunhững cơn mưa vào lúc mùa xuân. 3) Tam-quang là Nhật, Nguyệt và Tinh.Chủ cung Nhật là Thái-Dương Tinh-Quân, Chủ cung Nguyệt là Thái-Âm Tinh-Quân, Tinh tú tuy nhiều nhưng đều dowww.nhatquantungthu.com 107

P:108

Thái Th ng C m ng ThiênNhị-Thập-Bát tú quản. Khạc nhổ, phóng uế, hay lấy tay chỉ Nhật, Nguyệt, Tinh-tú đều là bất kính. (Cũng như ta lấy tay chỉ trước mặt người, hay phóng uế trướcmặt người vậy). ☼☼☼ Xuân nguyệt liệu lạp, Đối Bắc ác mạ, Vô cố sát quy đả xà. [Thích nghĩa] Dùng lửa hay tên để săn bắt loài thú vào mùa Xuân, Mặt hướng về phíaBắc nguyền rủa chửi thề, vô cớ đánh rắn giết rùa. Chú: 1) Mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở của loài cầm thú, chẳng nhữngkhông nên săn bắn vào mùa này, ngay cả ngày thường cũng nên tránh. Nỡ lòngvì một thú vui của mình mà làm hại đến loài thú hay sao? 2) Phía Bắc có Thần, không nên hướng về phía này để khạc nhổ, phóng uế, haychửi người. 3) Rùa và rắn là hai linh vật của Huyền-Võ Tinh-Quân, rắn vô cớ không cắnhại người, rùa lại không phải là loài vật có hại, nỡ lòng nào sát hại để mang tội .☼ ☼ ☼ Như thử đẳng tội, Tư-Mệnh tùy kỳ khinh trọng, Đoạt kỳ kỷ toán, Toántận tắc tử, Tử hữu dư trái nãi ương cập tử tôn. [Thích nghĩa] Tất cả những tội ác kể trên, Thần tư-Mệnh tùy theo tội nặng hay nhẹ màgiảm đi tuổi thọ (nhẹ thì đoạt Toán, lớn thì đoạt Kỷ), Một khi tuổi thọ bịgiảm hết rồi thì chết, Nếu như đã chết rồi mà tội hãy còn, thì phần dư lại concháu phải chịu thế. Chú: Từ “phi nghĩa nhi động” đến “vô cố sát quy đã xà” đều là những điều màĐức Thái-Thượng khuyên người nên tránh. Thiện ác hai ngã đều do tâm sinh,Thần Ti-Mệnh căn cứ vào tội phạm mà căn nhắt hình phạt, tội phạm tuy nhiềuwww.nhatquantungthu.com 108

P:109

Thái Th ng C m ng Thiênnhưng luật Trời lúc nào cũng công bằng, không khi nào sơ hở. Tội nặng trảkhông hết thì vợ con phải chịu thế, nếu vợ con trả không hết thì sẽ dời đến kiếpsau. Nhà Phật nói: “Vạn ban đái bất tẩu, duy hữu nghiệp tùy thân”. Đời người ngắnngủi, lúc sống thì tác oai tác quái, nhà cửa trăm căn, vàng bạc chất đầy rương ,nhưng một khi hơi thở đứt rồi, người thân như vợ con, vật quý như châu báu đềukhông thể mang theo, chỉ có nghiệp tùy thân, theo ta từ kiếp này sang kiếp khác.Người thấu hiểu lẽ Trời, rõ luật nhân quả, không khi nào phụ người và đi ngượcvới đạo Trời. ☼☼☼ Hựu chư hoành thủ nhân tài giả, nãi kế kỳ thê tử gia khẩu dĩ đương chi,tiệm chi tử táng. [Thích nghĩa] Còn như dùng thế lực để áp bức, hay dùng kế đoạt ngang tài sản của người,thì vợ con trong gia đình phải gánh chịu, mãi cho đến chết mới thôi. Chú: Tiền bạc là vật ngoài thân, lúc sinh ra không mang đến, khi chết đi rồicũng chẳng mang theo được. Người thân không ai bằng vợ con, lấy sinh mệnhcủa vợ con đổi lấy của phi nghiã, chẳng dại lắm sao! Hình-Trù là một vị quan đời Hán, được vua sai sứ sang nước Cao-Ly. Khimãn nhiệm trở về nước, đến vùng Thần-Sơn gặp vài chục thương gia đangchuyển hàng lên tàu. Hình-Trù nổi lòng tham, sai lính giả trang thành kẻ cướp,đoạt hết hàng hòa và giết hết đoàn người buôn bán trong một đêm. Về sau đứacon của Hình-Trù là Hình-Dịch theo Vương-Kỳ mưu phản, cả gia tộc đều bị chudi. ☼☼☼ Nhược bất tử táng, tắc hữu thủy hỏa đạo tặc, di vong khí vật, tật bệnhkhẩu thiệt chư sự, dĩ đương vong thủ chi trực.www.nhatquantungthu.com 109

P:110

Thái Th ng C m ng Thiên [Thích nghĩa] Nếu như không chết cũng gặp nạn thủy hỏa, trộm cắp, mất của hao tài,bệnh tật, hay chuyện thị phi, để đền bù lại tài vật đã lấy của người. Chú: Tuổi thọ của người không đầy trăm, lại gây lỗi phạm tội mà tự giảm phúctổn thọ. Trên đời biết bao nhiêu người lúc đầu phú quý, về sau thì bần tiện; Biếtbao nhiêu người đã từng vang danh một thời, nửa đời sau nằm liệt trên giườngbệnh mà không người hỏi han, con cháu bần-cùng liêu-đảo. Đó chẳng phải làluật nhân quả hay sao. Phúc đức ví như đèn dầu, nếu chỉ thắp mà không chếthêm, một khi dầu cạn thì sẽ tắt. Muốn được phú quý thì phải tích đức, muốn tíchđức, bước đầu là phải tránh việc ác và làm việc thiện. Giàu sang ai cũng muốn,nhưng không phải ai cũng có được, chỉ những người có đức mới giữ được màthôi. Nếu làm giàu theo con đường phi nghĩa thì nạn thủy hỏa đạo tặc, bệnh tặcsẽ đến viếng, hay là bị con cháu làm cho tán gia bại sản. Luật Trời lúc nào cũngphân minh. ☼☼☼ Hựu uổng sát nhân giả, thị dịch đao binh nhi tương sát dã. [Thích nghĩa] Nếu như giết người chết oan, thì gặp nạn đao binh, tương sát lẫn nhau màchết. Chú: Uổng sát là không cố ý, tức là sơ ý giết người. Như người hành nghề ydược chẩn bệnh không đúng, bốc lầm thuốc làm cho bệnh nhân bị chết, ngườihành nghề địa-lý vì học nghề chưa tinh, đào mả dời huyệt không đúng cách, làmcho gia đình thân chủ có người bị chết, hay quan tòa không cẩn thận kết án sailầm làm cho người mắc tội chết oan... đều thuộc uổng sát. Phương pháp tuy khácnhau, nhưng đều hại người chết oan. Đã hại chết người thì hình họa sẽ theo sau.Những người chết vì lạc đạn, hay vô cớ bị người chém giết, kiếp trước là ngườiđã tuần hại người chết oan. Thời Lương Võ-Đế có vị tăng Khạp-Đầu-Sư, tinh thông tam-tạng, giới luậttinh nghiêm. Võ-Đế mộ danh, một hôm sai sứ giả đi triệu về kinh thuyết pháp.www.nhatquantungthu.com 110

P:111

Thái Th ng C m ng ThiênKhi Sư đến, Võ-Đế đang đánh cờ với một vị đại thần, đương gặp cờ của đốiphương ở trong thế bí, Võ-Đế nổi hứng lớn tiếng la lên: “Ta giết ngươi đây”. Sứgiả hiểu lầm, cho rằng Võ-Đế ra lệnh giết Khạp-Đầu-Sư, nên dắt sư ra pháptrường xử trảm. Khi Võ-Đế đánh xong bàn cờ, cho triệu Khạp-Đầu-Sư vào thì sứ giả tâu rằng:“Đã phụng mệnh của Bệ-hạ chém đầu của sư rồi”. Lương Võ-Đế than khóc:“Trẩm đã hại sư rồi, Trẩm đã hại sư rồi”. Khóc xong, Võ-Đế lại hỏi: “trước khichết, sư có nó lời gì chăng?” Sứ giả đáp: “Sư có nói: Bần-tăng vô tội, chỉ vì ba kiếp trước, khi còn là sa-di,vì sơ ý cuốc chết một con giun, con giun này là tiền thân ba kiếp của bệ-hạ, nênkiếp này bị bệ-hạ giết”. Vô ý giết một con giun mà còn gặp quả báo như thế, huống chi giết lầm người.Những người cầm cán cân pháp luật (luật sư, thẩm phán, quan tòa…) phảichăng nên thận trọng trong việc xét án? ☼☼☼ Thủ phi nghĩa chi tài, thí như lậu-bô cứu cơ, chẩm-tửu chỉ khát, phi bấttạm bão, tử diệt cập chi. [Thích nghĩa] Lấy của phi nghĩa làm giàu, như ăn phải thịt tẩm thuốc độc để cầu no,uống rượu độc để chỉ khát, chẳng những không được no trong một lúc, màlại còn nguy đến tính mạng nữa. Chú: Lậu-bô là thịt có tẩm thuốc độc, Chẩm-tửu là loại rượu cực độc. Ăn lậu-bô để cứu đói, nhưng đói chưa hết thì người trúng độc mà chết. Uống chẩm-tửuđể chỉ khát, khát chưa hết thì mạng đã ô hô. Của phi nghĩa cũng thế, chỉ là củatạm thời, một khi họa đến thì của cũng mất và ác báo cũng theo sau, hay là củachưa được hưởng thì mệnh đã mất. Siêng năng cần kiệm là một phương pháplàm giàu, nếu như mạnh được yếu thua, thì kẻ xảo trá lúc nào cũng phú quý vàngười thật thà lúc nào cũng bần tiện, kẻ ác luôn luôn hơn người hiền. Ngườimuốn như vậy nhưng Trời không cho, vì cán cân thiên-lý lúc nào cũng cân bằng.www.nhatquantungthu.com 111

P:112

Thái Th ng C m ng Thiên Phù tâm khởi ư thiện, thiện tuy vị vi, nhi Cát-Thần dĩ tùy chi, Hoặc tâmkhởi ư ác, ác tuy vị vi, nhi Hung-Thần dĩ tùy chi. [Thích nghĩa] Nếu trong tâm có lòng hành thiện, dù việc thiện chưa làm, nhưng Cát-Thần đã theo sau, Còn như trong tâm nuôi lòng ác, dù việc ác chưa làm,nhưng Hung-Thần đã theo sau. Chú: Cát-Thần là Thần gieo phúc đức, Hung-Thần là Thần giáng tai họa.Kinh Phật viết: “Vạn pháp đều do tâm sinh, vạn pháp đều do tâm diệt”. Tâm làcăn nguyên của tội ác và cũng là nguồn cội của phúc đức. Tâm nảy một ý niệmtốt thì lòng sáng vằng vặc như trăng thu và Cát-Thần theo sau để hộ trì. Tâmsinh ác niệm thì lòng tối như đêm không sao và Hung-Thần theo sau làm hại. Đời Tống có An thiền-sư trụ trì chùa Thành-Thái, một hôm trong lúc thiềnđịnh thấy hai vị sư trong chùa tựa vào lan can nói chuyện với nhau. Lúc đầu cóThiên-Thần đến ủng hộ nghe pháp, nhưng chỉ trong chốc lát thì đi mất, một lúcsau thấy có ác quỷ đến chửi mắng hai người. Thiền-sư cảm thấy kỳ lạ, bèn triệuhai vị sư tới hỏi nguyên do. Hai vị sư đáp: Lúc đầu hai người bàn về Phật pháp,sau lại nói về tiền bạc. Lời nói của người tu hành cẩn thận như vậy mà còn có chỗ sơ hở, huống chingười thường, há không cẩn thận sao! Nguyễn Từ-Thức giận người bạn họ Mâu vong ân bội nghĩa, canh năm cầmdao đến nhà để giết Mâu. Khi đi ngang một am, am chủ là Ông Hiên-Viên đươnglúc tụng kinh, bỗng thấy có khoảng hai ba trăm quỷ hình thù quái lạ, mặt mày dữtợn vác búa cầm dao đi theo Từ-Thức. Am chủ cảm thấy chột dạ, muốn đứng dậyđi theo để xem xét tình hình, nhưng chỉ vài phút giây thấy Từ-Thức quay đầu trởvề, lũ ác quỷ cũng biến mất, theo sau Từ-Thức là một lớp người áo mũ cân đai,tay cầm cờ xí và hoa lạ đi theo Từ-Thức với bộ mặt hoan hỉ. Hòa-thượng đemviệc thấy được kể cho Từ-Thức hay. Từ-Thức nói: - Lúc đầu ta hận Mâu đến tận xương tủy, càng nghĩ càng giận hắn là ngườivong ơn phản bội, nên cầm dao đến nhà để giết hắn. Khi vừa đến cửa thấy vợcon của Mâu cùng với người mẹ già, lòng dạ tự nhiên se lại, nghĩ rằng tuy Mâucó phụ ta, nhưng mẹ già cùng với vợ con của Mâu đâu có tội gì, nếu ta giết Mâuwww.nhatquantungthu.com 112

P:113

Thái Th ng C m ng Thiênthì cả gia đình Mâu sẽ chịu khổ, cơn giận vì thế mà lắng dịu, nên quay đầu trởlại và bỏ ý định giết người. Hòa-Thượng nói với Từ-Thức: - Bần-tăng chúc mừng cho các-hạ, hiểu việc nghĩa mà bỏ oán thù, trên cóThần-Minh giám sát, phúc của các-hạ sau nay sẽ không nhỏ. Đúng với lời hòa-thượng đã nói, con cháu của Từ-Thức về sau đều hiển đạt. ☼☼☼ Kỳ hữu tăng hành ác sự, hậu tự cải hối, chư ác mạc tác, chúng thiệnphung hành, cửu cửu tất hộ cát khánh, sở vi chuyển họa vi phúc dã. [Thích nghĩa] Nếu như trong quá khứ đã từng làm chuyện ác, sau biết hối cải, bỏ việc áckhông làm, một lòng hành thiện, không bao lâu những điều may mắn tựnhiên sẽ đến. Đó là chuyển họa thành phúc. Chú: Trên đời, người làm việc ác nhiều hơn là làm việc thiện là bởi vì thị phikhông rõ, lý lẽ bất minh. Một người tuy đã từng hành ác, nếu biết hối cải màhành thiện, tức là người hiền. Cho nên Đức Thái-Thượng vạch ra một con đườngcho những người đã từng lầm đường lạc lối để trở về con đường chính, bằngcách ăn năn sám hối. Sám là đem việc lầm lỗi bày ra cho người hay mà khôngdấu diếm, hối là hối cải, sửa đổi và sẽ không bao giờ tái phạm. Nếu chỉ sám màkhông hối thì lỗi vẫn phạm và tội vẫn còn, khó rời bể ác mà cặp bến thiện. A-Na-Luật là một trong mười đại đệ-tử của Đức Phật Thích-Ca. Tiền kiếpcủa người A-Na-Luật là một tên cướp, một đêm đi vào chùa để trộm đồ, gặp lúcmột ngọn đèn dầu sắp tắt, bèn rút tên ra để khêu bấc đèn. Khi vừa khêu xong,ngọn đèn tỏa ra hào quang chiếu khắp bốn phương. Ngài hoảng sợ, hai chân nhưmọc cánh chạy ra khỏi chùa. Từ đó ăn năn sám-hối bỏ nghề trộm cướp mà tuhành.www.nhatquantungthu.com 113

P:114

Thái Th ng C m ng Thiên Cố cát-nhân ngữ thiện, thị thiện, hành thiện. Nhất nhất hữu tam thiện,tam niên Thiên thất giáng chi phúc. Hung-nhân ngữ ác, thị ác, hành ác.Nhất nhật hữu tam ác, tam niên Thiên tất giáng chi họa. Hồ bất miễn nhihánh chi! [Thích nghĩa] Cho nên lời nói của Thiện-nhân đều tốt, mắt nhìn mọi việc đều tốt, hànhđộng và việc làm đều tốt. Một ngày làm ba điều thiện, ba năm sau Trời sẽgiáng phúc cho. Trái lại, đối với người ác, ngôn, thị và hành đều ác cả. Mộtngày làm ba điều ác, ba năm sau Trời sẽ giáng họa. Lưới Trời lồng lộng, luậtnhân-quả phân minh, há không cẩn thận, làm lành tránh ác sao! Chú: Phúc họa hai đường không ngoài một tâm. Ngạn ngữ có câu: “Thiện làchí-bảo, suốt đời tiêu dùng không hết. Tâm là thửa ruộng, trăm năm canh tác códư”. Người tu thiện như gieo hạt giống tốt xuống mảnh vườn, đem công ra đểvun xới bồi đắp, đến mùa gặt thì không lo sợ đến nạn đói kém. Người không tunhư thửa ruộng bị bỏ hoang, cỏ dại sẽ mọc đầy vườn, Thiện cũng như hoa màu,phải lấy công trồng mới có gặt hái, ác thì như cỏ dại, không cần gieo giống màcũng mọc khắp nơi. Cho nên người quân-tử thận trọng về lời nói cũng như hànhđộng và việc làm, không để cho một ý niệm xấu nào mọc lên thửa ruộng lòng củamình. Hành thiện có nhiều phương pháp, đứng đầu là bố thí. Bố thí là ban ơn giúpngười, có thể bằng tài vật (tài-thí), có thể bằng lời nói (pháp-thí), cũng có thểbằng tin thần (vô úy-thí). Có tiền mới thí của được, nên tài-thí có hạn, còn pháp-thí thì vô hạn, lời nói xuất phát từ miệng mà không mất tiền mua, nên mọi ngườicó thể làm được. Ngôn là lời nói, hành pháp-thí. Một nụ cười hiền hòa, như ngọngió xuân, có thể làm mát lòng một người đang giân, một lời an ủi quan tâm cũngcó thể giải đi một nỗi sầu man mác trong lòng người. Giảng đạo thuyết phápgiúp người mở huệ, thoát vòng luân-hồi thì công đức vô lượng. Thị là nhìn, xem,xem mọi người cùng thể như mình. Thấy người nghèo đói khổ cực mà động lòngtrắc ẩn, đó là lòng nhân-từ. Phật xem loài vật như là cha mẹ và thân quyến củata trong những kiếp trước nên không sát sanh, thấy chúng ta đều có Phật-tính,đều có thể thành Phật nên phát tâm hóa độ. Đó là lòng từ-bi. Hành là việc làm,làm việc nhân nghĩa tức là hành thiện. Đạo-đức không có ngày nghĩ, một ngàylàm ba điều thiện, một năm thì đủ một nghìn, ba năm thì ba nghìn. Lấy việc thiệnwww.nhatquantungthu.com 114

P:115

Thái Th ng C m ng Thiênlàm bạn thì họa sẽ không đến, không có họa tức là được phúc. Ngược lại, lấy áclàm bạn thì tự chuốc lấy họa vậy. Kinh Dịch viết: “Thiện bất tích bất túc dĩ thànhdanh, ác bất tích bất túc dĩ diệt thân”. Muốn nên danh thì phải tích đức, muốntránh họa thì phải bỏ ác mà không làm. Lời nói của Thánh-nhân là khuôn vàngthước ngọc vạn đời không sai, há không gắng mà theo hay sao! ☼☼☼www.nhatquantungthu.com 115

P:116

Thái Th ng C m ng Thiên Cảm-Ứng-Thiên Hiệu-Nghiệm Lục Uông Tinh-Hư, người Tiền-Đường, thường trì tụng Cảm-Ứng-Thiên vàcó lòng phát tâm ấn tống, nhưng tâm-nguyện chưa được toại thì đã qua đời.Người con là Uông-Nguyên, tuổi tuy còn nhỏ, nhưng chịu ảnh hưởng củathân-phụ, sớm chiều đều đọc kinh, khi cha mất, bèn bán đi một phần gia sảncủa người cha, đồng thời khuyên những nhà hảo-tâm quyên tiền cùng nhauấn tống một vạn quyển Cảm-Ứng-Thiên. Một hôm Uông-Nguyên nằm mơ thấy người cha đến nói: - Con chẳng những nối chí của cha, lại còn khuyên người phát tâm cùngnhau ấn tống Cảm-Ứng-Thiên, nay cha đã được thăng lên Thiên-Đàng, mẹcon cũng tăng thêm tuổi thọ. Còn con và những người phát tâm ấn tống, đềuđược ghi công vào sổ tịch nơi Thiên-Tào. Về sau, quả đúng như lời của người cha nói trong mộng, thân-mẫu củaUông-Nguyên sống đến 90 tuổi mới qua đời. Uông-Nguyên và những ngườiquyên tiền in kinh đều được phú quý. Ở Tùng-Giang có người Trương-Đức-Bổ, hàng ngày đều tụng niệmCảm-Ứng-Thiên. Đến tuổi già, tự tay chép lấy hai quyển chia cho hai ngườicon mỗi người một quyển và dặn rằng: - Đây là gia tài cuả cha chia cho hai con, đạo làm người và làm giàu đều ởtrong cuốn Cảm-Ứng-Thiên này. Mong hai con hãy giữ lấy và làm theo lờitrong kinh dạy. Hai người con hỏi: - Sách của Thánh Hiền đâu có dạy người phương pháp làm giàu đâu? Trương-Đức-Bổ đáp:www.nhatquantungthu.com 116

P:117

Thái Th ng C m ng Thiên - Trong kinh viết: “Toán giảm tắc bần hao” là chỉ về sự bần-cùng, và“Phước lộc tùy chi” chỉ vì phú quý của người. Đó chẳng phải là dạy ngườicách buôn bán hay sao? Hai người con nghe lời dặn của cha, hành trì theo lời dạy trong Cảm-Ứng-Thiên. Về sau hai anh em lập gia thất, con cái đếu hiển đạt. Dương-Thủ-Nghiệp, người Hà-Giang, tuổi 60 mà vẫn chưa con, thườnglo âu không người nói dõi tông-đường. Tình cờ đọc Cảm-Ứng-Thiên, thấycâu “Họa phúc vô môn duy nhân tự triệu”, bèn hành trì theo lời kinh, tu đứctích thiện và ra tiền ấn tống kinh. Hai năm sau, Dương-Thủ-Nghiệp bị bệnh nặng chết. Khi người vợ đangchuẩn bị quan quách nhập liễm thì ông tỉnh dậy sống lại. Người vợ kinh-hãiđịnh bỏ chạy. Ông lên tiếng nói với người vợ. - Mình chớ nên sợ, ta chưa chết đâu. Người vợ vừa mừng vừa ngạc nhiên, bèn hỏi nguyên do. Ông nói: - Khi ta theo quỷ vô-thưởng đến âm-ty, thấy một vị quan nói với quỷ vôthường rằng: “số của người này tuy đã mãn và không có con, nhưng vì tụngtrì Cảm-Ứng-Thiên và phát tâm khắc in, nên được tặng thêm tuổi thọ vàđược con”. Ta vì thế mà được hoàn dương trở lại. Năm sau, vợ Dương-Thủ-Nghiệp quả nhiên sinh được một người con trai. Toại-Ninh có người Châu Hổ, ngày thường tụng kinh Cảm-Ứng vàgiảng kinh cho dân làng nghe. Một hôm bị chết, không bao lâu rồi sống lại,nói với vợ rằng: “ta đến một cung điện dưới âm-ty trông thấy nhiều quỷ,trong đó có một số người ở trong làng mình bị chết đói, ta rất sợ. Trong lúcnày trên điện có người kêu tên của ta: “Ông cũng là người có tên trong cuốnsổ chết đói này, nhưng có công tụng trì và giảng giải kinh Cảm-Ứng, nhiềungười nghe ông giảng kinh xong bỏ ác làm lành, đó là công đức của ông. Naysửa lại sổ tịch của ông, cho ông tăng thêm tuổi thọ, khi hoàn dương rồi nhớphổ biến kinh Cảm-Ứng. Nếu một làng tụng trì kinh này thì một làng tránhđược tai kiếp, nếu mọi người đều hành trì thì cả nước được miễn nạn, chẳngwww.nhatquantungthu.com 117

P:118

Thái Th ng C m ng Thiênnhững tránh được nạn thủy hỏa, trộm cướp, khổ ách bệnh hoạn, sau nàycon cháu cũng được hưởng phúc” Tiến-sĩ Thẩm-Cầu, vợ Hạng thị có mang bệnh nặng, ông phát tâm saochép Cảm-Ứng-Thiên in thành quyển nhỏ để người có thể bỏ túi tiện bề tụngniệm. Kinh in xong vừa giao đến nhà thì Hạng thị lâm bồn, mẹ con đều bìnhyên. Hà-Duật người Tiền-Đường tỉnh Chiết-Giang, mỗi ngày tụng trì kinhCảm-Ứng, người cha cũng không hay. Người cha là Lan-Tinh một hôm nằm mơ thấy một người già nói với ôngrằng: Con của ông phụng hành Cảm-Ứng-Thiên rất tinh tiến, khoa cử nămnay sẽ được đỗ đạt. Khi tỉnh dậy ông tìm đến phòng sách của người con, quảnhiên thấy quyển Cảm-Ứng-Thiên trên bàn học. Năm đó Hà-Duật quả nhiên thi đậu, ứng với lời của người già trong mộng. ***0*** Tri mệnh và lập mệnh Vương-Phụng-Nghi thiện-nhân nói: Mệnh có Túc-Mệnh, Âm-Mệnh vàThiên-Mệnh. - Túc-Mệnh: Là sự bần-cùng, phú-quý, thọ yểu của kiếp này. Nếu nhưkiếp trước tích đức hành thiện, thì kiếp này sẽ được hưởng phúc. Đó làngười có túc-mệnh tốt. Trái lại, người có túc-mệnh xấu thì phải chịu cảnhbần-cùng, long đong, hoặc là mang bệnh tật… đều là do nghiệp đã tạo từkiếp trước, nên kiếp này phải chịu lấy. Đó là luật nhân-quả. Kinh Phật chép:“Muốn biết nhân của kiếp trước, thì xem quả chịu trong kiếp này; muốnbiết quả của kiếp sau, thì hãy xem hành vi và việc làm của kiếp này”. - Âm-Mệnh: Là phần tập-tính xấu có từ hậu-thiên, như Tửu, Sắc, Tài, Khí,do sự tiêm nhiễm từ hoàn cảnh bên ngoài, đều thuộc phần âm-mệnh.www.nhatquantungthu.com 118

P:119

Thái Th ng C m ng Thiên - Thiên-Mệnh: Là bản tính tiên-thiên do Trời phú. Sách Trung-Dung viết:“Thiên mệnh chi vị tính”, Tính này chí-thiện vô ác, Thánh phàm như nhau,hàm chứa ngũ-đức là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tính. Túc mệnh tốt hay xấu là do nhân đã tạo từ kiếp trước. Anh chị em sinh đôi,nhưng số mệnh của hai người đều khác biệt nhau, luật nhân-quả có thể giảithích được sự khác biệt này. Phần âm-mệnh là những tập tính xấu tiêm nhiễm từ hậu-thiên, có hại chophần túc-mệnh và thiên-mệnh. Nếu như một người có được phần túc-mệnhtốt, nhưng hay cờ bạc rượu chè, cậy thế hiếp người… tự nhiên sẽ làm hạiđến phần túc-mệnh mà giảm đi hồng-phúc và tuổi thọ của kiếp này, đồngthời cũng tạo nên nghiệp sẽ phải chịu trong kiếp sau. Trái lại, đối với ngườicó túc-mệnh xấu, cũng không nên than van oán trách, mà phải nghĩ rằngmình không bằng người đều là do đã trồng nhân xấu, hãy an phận với sốmạng của mình và phải tích đức hành thiện, sau này sẽ được Trời giángphúc. Thánh-nhân không có phần âm-mệnh, vô tâm với túc-mệnh, xem giàunghèo, thọ yểu như là một giấc mộng không thực, nên an bần lạc đạo, tu tâmdưỡng tính để phát huy bản tính tiên-thiên là lương-tri lương-năng đến mứcchí-thiện. Đức Khổng-Tử nói: “Bất tri mệnh vô dĩ vi quân-tử”. Bất tri mệnh, chạy theo đường dục vọng,thuộc kẻ phàm phu. Bỏ phần âm-mệnh, tu phần túc-mệnh, là đấng trượng-phu. Tri mệnh và biết lập mệnh là người quân-tử vậy.www.nhatquantungthu.com 119

Create a Flipbook Now
Explore more