THIẾT KẾ

Profestional Design

THI CÔNG TRỌN GÓI

Full Construction

Nếu bạn muốn trở thành một kiến trúc sư danh tiếng thì không nên bỏ qua bất kỳ một kỹ năng nào dưới đây.

Thời gian học trong trường kiến trúc là một khoảng thời gian dài và vô cùng vất vả đối với tất cả các sinh viên kiến trúc. Hầu hết chúng ta đều thấy được giá trị của những kiến thức học được. Thông thường sinh viên kiến trúc thường chú trọng vào các kỹ năng chuyên ngành, tuy nhiên, để thành công được trong ngành này thì đòi hỏi kiến trúc sư phải trau dồi những kỹ năng không chuyên khác. Dưới đây là 11 kỹ năng không chuyên quan trọng nhất được đúc rút qua nhiều năm kinh nghiệm của rất nhiều kiến trúc sư đã và đang thành công ở nhiều vị trí khác nhau trong lĩnh vực kiến trúc.    

  1. Dũng cảm chấp nhận cái sai

Bạn sẽ dành rất nhiều thời gian và tâm huyết cho rất nhiều ý tưởng hay phương án thiết kế trong suốt cuộc đời thiết kế. Nhưng điểm mấu chốt là: bạn chắc chắn sẽ mắc sai lầm, sẽ có những phương án hoặc ý tưởng hoàn toàn không hiệu quả. Điều này luôn đúng cả trong thiết kế lẫn cuộc sống. Quan trọng là bạn phải chấp nhận điều đó, loại bỏ hoàn toàn những ý tưởng và phương án không hiệu quả (càng nhanh càng tốt) và bắt tay ngay vào một ý tưởng mới, một phương án mới hoàn toàn. Đây có thể sẽ là một việc làm khó, giống như bạn chia tay với người yêu vậy. Nhưng thực tế đã chứng minh, khi bạn chấp nhận sai lầm thì bạn sẽ có những ý tưởng và phương án tuyệt vời hơn rất nhiều. Quan trọng, những ý tưởng đó thường sẽ luôn hiệu quả hơn và khả thi hơn trước đó.

  1. Thiết kế Tư duy / Giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là một trong những chủ đề bao quát thông qua chương trình đào tạo kiến trúc sư, thuật ngữ chuyên ngành gọi là “tư duy thiết kế”. Đây là kỹ năng quan trọng bạn được rèn luyện thông qua những đồ án bạn thực hiện ngay từ trong trường kiến trúc. Bạn sẽ được học cách nhìn một tình huống dưới nhiều góc nhìn khác nhau, để thu thập thông tin, nghiên cứu tiền lệ, và sau đó đưa ra các giải pháp tốt nhất để giải quyết tình huống đó. Việc rèn luyện ký năng giải quyết vấn đề không chỉ giúp bạn trở thành một kiến trúc sư giỏi mà nó còn giúp bạn khả năng giải quyết mọi việc xung quanh cuộc sống của bạn. Liệu bạn có thích kỹ năng này?

  1. Học tập, đọc, nghiên cứu

ArcSens 11 ky nang quan trong 2

Một kỹ năng quan trọng được áp dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực đơn giản chính là khả năng đọc và tự học. Không một ai sinh ra với kiến thức bẩm sinh về các họa tiết thiết kế trong đền Taj Mahal, nhưng nếu bạn bạn sẽ học được nhiều hơn thế trong quá trình tự đọc và học thông qua tài liệu và sách vở chuyên ngành, và kiến trúc là một ngành đòi hỏi người học phải rèn luyện một cách nghiêm túc khả năng tự học, tự đọc của mình nếu không muốn trở thành một kiến trúc sư mờ nhạt.

  1. Quản lý thời gian (Hy vọng)

Một trong những điểm yếu nhất của các kiến trúc sư trên toàn thế giới chính là khả năng quản lý thời gian bởi áp lực công việc, đặc biệt áp lực về thời gian trong ngành kiến trúc là cực lớn. Tuy nhiên, nếu bạn có thể rèn luyện kỹ năng này ngay từ khi còn là sinh viên thì khả năng bạn trở thành một kiến trúc sư danh tiếng là điều hoàn toàn có thể. Vì vậy, hãy thoát ra khỏi khuôn mẫu ngay khi có thể.

  1. Chấp nhận làm những điều ngớ ngẩn

ArcSens 11 ky nang quan trong 3

Trường kiến trúc giúp bạn thích nghi với rất nhiều hoàn cảnh khác nhau, đặc biệt trong những tình huống vô cùng ngớ ngẩn. Bạn có thể thấy một cậu sinh viên đang nằm bò ngoài vỉa hè trước một nhà thờ chỉ để ngắm nghía và vẽ lại những họa tiết trên tường, đó chính là sinh viên kiến trúc…

Nếu bạn là sinh viên kiến trúc, đừng lo lắng về những hành động ngớ ngẩn bắt buộc phải làm trong lúc học, hãy tập trung vào việc cần làm. Điều đó sẽ giúp bạn loại bỏ được cái tôi, giúp bạn tự tin hơn trước bất cứ một nhiệm vụ khó khăn nào khác khi trở thành một kiến trúc sư thực sự.

  1. Chấp nhận phê bình

Trừ khi bạn là truyền nhân của Frank Lloyd Wright , mỗi sinh viên kiến trúc đều phải đối mặt với những phê bình xấu. Hy vọng rằng, nếu bạn không rèn luyện được kỹ năng chấp nhận phê bình trước đây thì bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nghiêm túc nhận những lời chỉ trích cá nhân, bình tĩnh lắng nghe một người quan sát bên ngoài xé tan một ý tưởng, một dự án mà bạn đã đặt hết trái tim vào đó và bạn sẽ mù quáng bảo vệ đến cùng những điều mà bạn cho là đúng mà không hấp thụ được bất kỳ một phản hồi tích cực nào từ bên ngoài. Hãy học cách biết chấp nhận những phê bình.

  1. Bảo vệ công việc và ý kiến ​​của bạn

ArcSens 11 ky nang quan trong 4

Chấp nhận phê bình không có nghĩa là bạn bán mình cho những phê bình và điều này bạn cần phải học cách cân bằng tinh tế trong suốt sự nghiệp kiến trúc sư của mình. Bạn chính là người bỏ công sức và tâm huyết nhiều nhất trong dự án của chính bạn, bạn chính là chuyên gia về chủ đề thiết kế của bạn. Nếu người khác phê bình hoặc đặt câu hỏi về dự án của bạn, hãy lắng nghe và giải thích rõ ràng nhất có thể về những gì bạn làm. Sử dụng những lập luận mạnh mẽ tự tin nhất để bảo vệ cho ý kiến của bạn, nhưng luôn lắng nghe phản hồi để tránh những xung đột. Hãy là người quyết định cuộc sống của bạn bằng kỹ năng tuyệt vời này.

  1. Tiếp thị bản thân và công việc của bạn

Nếu bạn có một sự hiểu biết rõ ràng về công việc, bạn có thể tiếp thị cho bản thân và những kỹ năng mà bạn có trước các nhà tuyển dụng tiềm năng hoặc khách hàng với một cuộc tranh luạn kiên trì. Hãy học các mô tả công việc và khả năng thuyết phục người đối diện bằng kiến thức vững chắc và sự tự tin của bạn. Hãy tự hào về những gì mà bạn có thể giúp cho cuộc sống của những ngời xung quanh bạn.

  1. Kỹ năng Nói / Trình bày Công cộng

ArcSens 11 ky nang quan trong 5

Hãy học cách thuyết trình trước đám đông cùng với kỹ năng ăn nói lưu loát ngay từ khi còn là sinh viên kiến trúc. Trong trường kiến trúc bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để thực hành kỹ năng này, quan trọng là bạn phải tận dụng tối đa những cơ hội đó. Cho dù ý tưởng, phương án của bạn tốt đến mấy nhưng bạn không có khả năng ăn nói, khả năng thuyết trình thì bạn sẽ rất khó thành công trong ngành này. Nếu như bạn sợ hãi, bạn ấp úng khi đứng trước hội đồng thẩm định dự án thì 80% thất bại của dự án là điều tất yếu. Hãy rèn luyện kỹ năng này càng nhiều càng tốt và bạn sẽ thấy rằng mọi việc luôn dễ dàng khi bạn dũng cảm và kiên trì.

  1. Làm việc với một đội

Sẽ không có chỗ đứng cho một kiến trúc sư làm việc một mình bởi đặc thù công việc. Thật may mắn cho bạn, trong trường kiến trúc bạn đã được rèn luyện kỹ năng này ngay từ những ngày đầu tiên bạn trở thành sinh viên kiến trúc. Kỹ năng làm việc theo nhóm là một kỹ năng vô giá đối với bất kỳ nhà tuyển dụng nào. Nếu bạn không thể làm được điều đó thì những ý tưởng thiết kế của bạn sẽ không còn giá trị nhiều đối với họ.

  1. Phá vỡ những nguyên tắc khi cần thiết

Một khi bạn đã hiểu đầy đủ về ý định của các quy tắc, bạn có thể bắt đầu uốn cong và thậm chí có thể phá vỡ chúng trong khi vẫn đáp ứng các nhu cầu để giải quyết vấn đề. Tất cả các công trình kiến trúc nổi tiếng đều là kết quả của kỹ năng này. Đó chính là sự khác biệt. Sức sáng tạo của con người là cô tận, vì thế hãy tin rằng mọi thứ trên đời đều có phiên bản đặc biệt đang chờ bạn khám phá.

 

Xem thêm >> Công ty thiết kế uy tín

Bên cạnh đó ArcSENS cũng mang lại những thiết kế biệt thự trệt mang màu sắc mới mẻ.

Xem thêm: interior design


THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN:


Sinh ra với sứ mệnh: “Lay động giác quan – Nâng tầm sống Việt”

Kiến trúc Giác Quan – ArcSens luôn sát cánh cùng bạn trên hành trình xây dựng nên ngôi nhà mơ ước. Bằng việc áp dụng công nghệ tiên tiến nhất vào quy trình thiết kế, chúng tôi tự hào mang đến những sản phẩm kiến trúc và dịch vụ tốt nhất, vượt trên cả sự mong đợi của bạn.

Kiến trúc Giác Quan – ArcSens

Tìm kiếm thông tin về chúng tôi

Tìm kiếm

Gọi cho chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất

(02546) 272 060

Giờ làm việc 07:30 - 17:00

TRỤ SỞ VĂN PHÒNG

Đường Trần Đăng Ninh - khu phố Phú Thạnh, Phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

TRỤ SỞ VĂN PHÒNG

Đường Trần Đăng Ninh - khu phố Phú Thạnh, Phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

(02546) 272 060

Giờ làm việc 07:30 - 17:00

Cảm ơn bạn đã chia sẻ
Hãy chọn phương thức chia sẻ của bạn nhé!
Facebook
Twitter
Pinterest
Email
Print