BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

919. VỊ TRÍ CỦA MỸ TRONG THẾ GIỚI MỚI

Posted by adminbasam trên 24/04/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

VỊ TRÍ CỦA MỸ TRONG TH GIỚI MỚI

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ bảy, ngày 21/4/2012

TTXVN (Oasinhtơn 16/4)

Đặc san Chủ Nhật của tờ Thời báo Niu Yoóc số ra ngày 8/4 đăng bài viết với tựa đề “Vị trí của Mỹ trong thế giới mới” của tác giả Charles A. Kupchan, Giáo sư ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Georgetown. Ông còn là chuyên gia cao cp của Hội đồng Quan hệ Đi ngoại, cơ quan nghiên cứu về chính sách đối ngoại lớn nhất của Mỹ. Sau đây là nội dung bài viết.

Lại một mùa bầu cử nữa, và các ứng cử viên chính chạy đua vào Phòng Bầu Dục đang ra sức thuyết phục người Mỹ rằng đất nước của họ vẫn đang ở đỉmh cao trong trật tự toàn cầu. Mitt Romney gần đây tuyên bố rằng “thế kỷ này phải là một thế kỷ Mỹ”. Không chịu thua, Tổng thống Obama khẳng định trong Thông điệp Liên bang rằng “bất cứ ai nói rằng Mỹ đang đi xuống đều không hiểu là họ đang nói cái gì”.

Ông Romney và ông Obama có thể hơi quá lời một chút, nhưng họ không xa thực tế bao nhiêu. Cho dù có hai cuộc chiến tranh hao người tốn của, sự tăng trưởng chậm chạm và phân tán quyền lực từ phương Tây cho Trung Quốc và “phần còn lại đang nổi lên” của thế giới, thì sự kết hợp giữa khả năng kiên cường về kinh tế cùng sự vượt trội về quân sự sẽ giữ cho Mỹ ớ vị trí đỉnh cao hoặc gần đỉnh cao trong nhiều thập kỷ nữa.         

Tuy nhiên, họ vẫn bỏ qua một điểm quan trọng. Thách thức lớn nhất với sự thống trị của Mỹ không đến từ sự tái phân phối quyền lực toàn cầu đang diễn ra, mà từ một sự thay đổi tình thế hơn: các mô hình quản trị và chủ nghĩa tư bản mới mà Trung Quốc và các nước mới nổi đang áp dụng.

Mô hình dân chủ, thế quyền và thị trường tự do lâu nay vốn đồng nghĩa với kỷ nguyên của sự thống trị của phương Tây giờ đang bị thách thức bởi chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Trung Quốc, Nga và các nước vùng Vịnh Pécxích. Hồi giáo mang tính chính trị đang nổi lên đồng thời với dân chủ ở khắp Trung Đông. Và chủ nghĩa dân túy thiên tả đang được củng cố từ Ấn Độ tới Braxin. Thay vì đi theo con đường phát triển của phương Tây và ngoan ngoãn chấp nhận vị trí cua mình trong trật tự quốc tế tự do, các nước đang nổi lên lại xây dựng những mô hình hiện đại riêng và đẩy lùi các tham vọng tư tưởng của phương Tây.

Khi bước sang thế kỷ này, việc duy trì quyền lực Mỹ sẽ là phần việc dễ dàng. Phần việc khó là điều chỉnh lại trong bối cảnh mất sự thông trị về tư tưởng của Mỹ và tạo ra sự đồng thuận và nhượng bộ trong một thế .giới ngày càng đa dạng và khó kiểm soát.

Nếu các nhà lãnh đạo Mỹ tiếp tục phớt lờ thực tế mới này và mong đợi sự tuân theo các giá trị phương Tây, họ sẽ không chỉ hiểu lầm về các cường quốc đang nổi lên, mà còn làm mất lòng nhiều quốc gia đã chán việc tuân theo các tiêu chuẩn về quản trị của phương Tây.

Sự chuyển đổi này sẽ không hề dễ dàng. Kể từ thời kỳ thành lập, giới tinh hoa và công chúng Mỹ đã tin vào sự phổ quát của mô hình Mỹ. Sự kết thúc Chiến tranh Lạnh chỉ làm sâu sắc thêm niềm tin này. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, chủ nghĩa tư bản dân chủ dường như trở thành mô hình duy nhất. Nhưng cái được cho là “sự kết thúc của lịch sử” (theo cách gọi của học giả nổi tiếng Francis Fukuyama-ND) đã không tồn tại được lâu. Nhiều quốc gia đang phát triển gần đây đã có đủ sức mạnh về kinh tế và chính trị để củng cố các mô hình mới có thể thay thế lâu dài.

Chẳng hạn, quá trình 30 năm phát triển của Trung Quốc không hề giống với con đường mà châu Âu và Bắc Mỹ đã đi. Con đường của phương Tây được dẫn dắt bởi giai cấp trung lưu, giai cấp đã lật đổ sự toàn trị, kiên trì nguyên tắc tách biệt giữa giáo hội và nhà nước, giải phóng tiềm năng kinh doanh và kỹ thuật công nghệ có vai trò tối quan trọng đối với cuộc cách mạng công nghiệp. Ngược lại, nhà nước toàn trị tại Trung Quốc đã chiến thắng trước giai cấp trung lưu, và với lý do: nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh hơn các đối thủ phương Tây, làm giàu cho tầng lớp tư sản và giúp hàng trăm triệu người thoát nghèo.

Và trong nền kinh tế toàn cầu nhanh và dễ biến động hiện nay, sự kiểm soát của chủ nghĩa tư bản nhà nước có những lợi thế rõ rệt. Đây là lý do vì sao Nga, Việt Nam và nhiều nước khác đang đi theo mô hình Trung Quốc.

Tương tự, Trung Đông cũng đang có xu hương đi ngược lại mong đợi của Mỹ. Mô hình chính trị “toàn dân tham gia” có thể đang đến với khu vực này, nhưng hầu hết thế giới Hồi giáo vẫn thừa nhận không có sự tách biệt giữa thần quyền và thế quyền; nhà thờ và nhà nước không thể tách biệt, bảo đảm rằng Hồi giáo chính trị đang trở lại khi mà các chế độ độc tài sụp đổ. Một thăm dò vào năm ngoái cho thấy gần hai phần ba người Ai Cập muốn luật dân sự phải phù hợp với Kinh Koran, một trong những lý do chính giải thích vì sao người Hồi giáo gần đây đã vượt lên trong cuộc bầu cử Quốc hội ở nước này.

Và Ai Cập là điển hình, không phải là ngoại lệ. Mùa Xuân Arập đã chứng tỏ rằng dân chủ hóa không đồng nghĩa với phương Tây hóa, và giờ là lúc Oasinhtơn phải nghĩ lại sự gắn bó lâu dài với các đảng thế quyền trong khu vực.

Đúng, các cường quốc đang nổi như Ấn Độ và Braxin là các nền dân chủ ổn định, thế quyền và có vẻ như đi gần với mô hình phương Tây. Nhưng các nước này đã dân chủ hóa trong lúc phần lớn dân số của họ là dân nghèo thành thị và nông thôn, chứ không phải là tầng lớp trung lưu. Kết quả là, cả hai nước này đã đi theo chủ nghĩa dân túy thiên tả, thận trọng với thị trường tự do và các thể chế đại diện dường như chỉ mang lại lợi ích cho giới tinh hoa có đặc quyền.

Các nền dân chủ đang nổi cũng đang đi theo con đường riêng trong chính sách đối ngoại, làm hỏng nỗ lực của Mỹ muốn biến Ấn Độ thành một đổi tác chiến lược. Niu Đêli bất đồng với Oasinhtơn về các vấn đề từ Ápganixtan tới biến đổi khí hậu, và giờ đang tăng cường quan hệ thương mại với Iran trong lúc Mỹ đang thắt chặt các lệnh cấm vận. Việc đứng lên phản đối Mỳ vẫn nhận được sự hoan nghênh tại Ấn Độ và Braxin, một lý do vì sao Niu Đêli và Brasilia chỉ ủng hộ Oasinhtơn chưa đầy 25% tại Liên hợp quốc.

Oasinhtơn từ lâu mặc định rằng các nền dân chủ của thế giới sẽ đương nhiên liên minh với Mỹ; các giá trị chung đồng nghĩa với lợi ích chung. Nhưng nếu Ấn Độ và Braxin là một chỉ dấu nào đó, thì ngay cả các cường quốc đang nổi với các thể chế dân chủ ổn định sẽ đi theo con đường riêng của mình, hình thành nên một thế giới không còn tuân theo các luật chơi của phương Tây.

Thế kỷ 21 sẽ không còn là lần đầu tiên các cường quốc lớn của thế giới đi theo các mô hình quản trị khác nhau: hồi thế kỷ 17, Đế chế Rôma, Đế chế Ốttôman, Đe chế Mogul, Triều Thanh ở Trung Quốc hay Mạc Phủ Tokugawa ở Nhật Bản đều xử lý các vấn đề theo các luật lệ và văn hóa riêng biệt của mình.

Nhưng các cường quốc đó gần như đã tự kiềm chế. Họ rất ít giao lưu với nhau và vì thế không cần phải đồng thuận về các luật lệ chung cho mối quan hệ giữa các nước.

Ngược lại, thế kỷ này sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử trong đó các viễn kiến khác nhau về trật tự và tính hiện đại cùng tồn tại trong một thế giới liên kết chặt chẽ; phương Tây sẽ không còn bám vào toàn cầu hóa. Các trung tâm quyền lực, và các mô hình mà họ đại diện có tính chất cạnh tranh nhau, sẽ ganh đua trên một sân chơi bằng phẳng hơn. Mô hình quản trị toàn cầu hiệu quả sẽ đòi hỏi phải tạo ra một khoảng sân chung trong bối cảnh phân chia quyền lực bình đẳng và sự đa dạng về tư tưởng.

Với suy nghĩ đó, Oasinhtơn thừa nhận rằng mô hình chủ nghĩa tư bản của Mỹ và dân chủ thế quyền giờ sẽ phải cạnh tranh trên sân chơi đối với các ý tưởng.

Một điều chắc chắn là ngay cả khi có cách tiếp cập đa nguyên hơn, Mỹ nên bảo vệ không chỉ lợi ích của mình, mà còn cả các giá trị. Mỹ nên tiếp tục thúc đẩy dân chủ, kiên quyết bảo vệ nhân quyền và làm những gì có thể để chấm dứt bạo lực bừa bãi giống như điều mà chính phủ Xyri đang làm.

Nhưng các nhà lãnh đạo Mỹ không làm lợi gì cho đất nước mình khi họ hô hào một thế kỷ Mỹ mới hay lật đổ các chính phủ nước ngoài dưới danh nghĩa truyền bá giá trị phương Tây. Làm như vậy sẽ đẩy ra xa chính các quốc gia mà Mỹ cần sự ủng hộ để đối đầu với các phần tử nguy hiểm và điều hành một thế giới trong đó quyền lực được chia sẻ rộng rãi.

Việc theo đuổi các giá trị của riêng mình trong khi vẫn thừa nhận rằng có những mô hình quản trị có trách nhiệm khác thay thế rốt cuộc sẽ làm gia tăng tính thuyết phục về đạo đức của nước Mỹ, tạo thêm khả năng các nước khác sẽ tôn trọng những ưu tiên của Mỹ giống như Mỹ tôn trọng họ./.

9 bình luận to “919. VỊ TRÍ CỦA MỸ TRONG THẾ GIỚI MỚI”

  1. Như Không said

    So sánh thì mô hình tư bản Mỹ đến nay tương đối vẫn khá hơn các mô hình khác, có những giá trị kinh tế, khoa học kỹ thuật, nhân văn mà nhiều nước cần phải học hỏi, tuy nhiên nó vẫn còn nhiều cái thối. Kỷ nguyên này là cuộc cạnh tranh khốc liệt của nhiều mô hình, trong đó Mỹ phải điều chỉnh lại chính trị của mình. Có cạnh tranh mới có phát triển, quyết định cuối cùng là, không chỉ dừng lại ở kinh tế, công nghệ, khoa học, ai tạo ra nhiều phúc lợi xã hội và có nền văn hóa nhân văn cao sẽ thắng!!!

  2. Nguyễn Đặng Thiên said

    Tất cả những bộ não siêu việt nhất của thế giới đều tập trung vào nước Mỹ. ở Mỹ người ta chọn được nhiều người tài lãnh đạo đất nước. Trung Quốc muôn đời không bao giờ băng Mỹ được, có chăng hơn Mỹ là hơn về tham nhũng. Còn Việt Nam thì sao? còn đi theo kinh tế Chủ đạo gì gì đó thì cùng lăm cũng chỉ đủ ăn thôi. Chưa bao giờ vận nước lại xấu như hiện nay,
    1 -Nội bộ đấu đá tranh dành quyền lực;
    2- Mua chức mua quyền, tham nhũng trở thành quốc nạn;
    3- Đạo đức xã hội bị băng hoại, đưa ra ” Học tập theoTấm gương đạo đức HCM” ai học? giáo dục tệ hại, y tế quá kém.
    4- Bờ cõi bị đe dọa xâm lăng ( mất Biển Đông)
    5 – Dân quá mất lòng tin vào lãnh đạo;
    6- Kinh tế yếu kém khó khăn.

    Hiện nay vẫn còn trụ được là do vẫn còn miếng để gặm, khi nào không còn miếng để gặm nữa thì sẽ biết ngay


  3. Chiến tranh Lạnh ngày xưa – Chiến tranh Lạnh ngày nay
    ====================================

    Chiến tranh Lạnh xưa Chiến lược hải quân chống Liên Xô

    Quân Mỹ hiện diện toàn cầu kiềm chế bước tiến Anh Cả Đỏ gà cồ

    Trỗi dậy Hòa bình « dọa » tự do hàng hải đường biển chiến lược

    Chiến tranh Lạnh nay Chiến lược không-biển chống Đại Hán rợ Hồ

    Hiệp đồng tầu ngầm + máy bay tàng hình vào chiến dịch

    Phi cơ cường kích tiến công không người lái tầm xa vĩ mô

    Tấn công đồng bộ Hải-Không-Thủy quân lục chiến trong Hoa Lục

    Đánh bại hỏa lực chống tiếp cận ngăn chặn khu vực biển hồ

    Bằng vũ khí chống vệ tinh lẫn vũ khí điều khiển học

    Bằng hỏa tiễn tầm xa tấn công hàng không mẫu hạm xa bờ

    Biển Đông chẳng còn là « lối vào nhà » hay Lưỡi bò Khựa

    Chiến tranh điều khiển học làm tê liệt vũ khí chống tiếp cận bất ngờ

    Chớ coi thường … khiến muộn trong cuộc chơi gian manh của Chệt  !

    Liên kết sách lược chính trị kinh tế như Thời Chiến tranh Lạnh với Liên Xô

    TỶ LƯƠNG DÂN cảm tác nhân đọc :

    Pentagon battle concept has Cold War posture on China The Washington Times

    http://www.washingtontimes.com/news/2011/nov/9/pentagon-battle-concept-signals-cold-war-posture-o/?page=all

    The Washington Times
    Wednesday 9.11.2011

  4. binhge said

    bọn tham quan thì thoát nghèo thôi, dân nghèo khốn khổ bị họ cướp đất đai đi biểu tình thì có chứ mà thoát nghèo gì,
    chỉ theo đuôi áp dụng sao chép khoa học công nghệ của phương tây mà bảo họ tụt hậu. chắc tại họ ngu không biết sao chép lậu, làm giả

  5. Hoa Cải said

    tài liệu tham khảo đặc biệt do TTXVN đăng tải nhưng không nêu tên tác giả và nguồn . Phải chăng do Ban tuyên giáo ĐCS Trung Quốc chỉ đạo tuyên truyền ? Đây mới là tự diễn biến hòa bình để ngả hẳn vào lòng tụi Tàu khựa !

  6. Hailua said

    Chủ nghĩa tư bản nhà nước hay gọi tên gì đó để chỉ mô hình Trung Quốc áp dụng thì biết chắc đó là con đường bần cùng hoá tầng lớp nghèo khổ. . Bất hạnh ́cho VN gần một thế kỷ qua chịu ảnh hưởng quá sâu đậm với TQ về ý thức hệ.

  7. người yêu nước said

    Không biết mô hình TBNN của TQ hay thế nào nhưng 46% người giàu TQ đều đã xin thẻ xanh để cư trú lâu dài ở các nước Phương Tây. Không biết VN đi theo mô hình đó hay thế nào mà bây giờ tham nhũng đã trở thành quốc nạn và nhóm lợi ích đang chi phối toàn diện vận mệnh đất nước theo hướng bán rẻ quyền lợi quốc gia, dân tộc cho Phương Bắc bạo tàn
    .
    Không biết mô hình dân chủ tự do Phương Tây dở thế nào mà Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore sau một thời kỳ độc đoán-toàn trị đã lại lấy mô hình này làm định hướng phát triển từ những năm 1980.

    Hãy nhìn vào số liệu thống kê xem bao nhiêu % các nước văn minh, thịnh vượng đi theo mô hình độc tài-toàn trị kiểu TQ ?
    Xin nhớ rằng các chế độ độc tài – toàn trị có thể tạo ra tăng trưởng nhanh trong một giai đoạn nào đó nhưng về lâu dài chúng đều sụp đổ hoặc phải tự do hóa thì mới tồn tại.

    Chính Ôn Gia Bảo bên TQ đã nêu vấn đề dân chủ hóa và cải cách chính trị là nhiệm vụ cấp bách của TQ nếu như chính quyền hiện nay muốn tiếp tục phát triển.

  8. […] 920. Vụ Bạc Hy Lai: Về các tin không đúng sự thật và Chu Vĩnh Khang 24/04/2012919. VỊ TRÍ CỦA MỸ TRONG THẾ GIỚI MỚI […]

  9. Haohao said

    DÂN CHỦ BẬY BẠ
    Dân Mỹ nên đọc bài này để hiểu hơn thế giới và nước Mỹ lệch lạc nhưng dân Xyri thì …

    Dân Việt nên đọc bài này, nhất là những người đang ở huyện Tiên Lãng hoặc Văn Giang, để hiểu rằng … rồi ra nền kinh tế Việt Nam, cũng giống nền kinh tế Trung Quốc, phát triển nhanh hơn các đối thủ phương Tây, LÀM GIÀU cho tầng lớp tư sản và giúp hàng trăm triệu người THOÁT NGHÈO.

    Phải hiểu rằng chủ nghĩa TƯ BẢN NHÀ NƯỚC là mô hình của Trung Quốc mà Việt Nam theo đuổi là ưu việt hơn mô hình dân chủ bậy bạ kiểu Mỹ.

Bình luận về bài viết này