Published using Google Docs
Hướng dẫn quản trị website trung tâm ngoại ngữ - Easy Brand
Updated automatically every 5 minutes

Easyedu.vn

Tài liệu hướng dẫn quản trị website trung tâm ngoại ngữ cơ bản


Phần 1. Giới thiệu nền tảng wordpress - CMS quản trị website phổ biến nhất thế giới

WORDPRESS LÀ GÌ?

WordPress là một phần mềm nguồn mở (Open Source Software 1) được viết bằng ngôn ngữ lập trình website PHP và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL; cũng là bộ đôi ngôn ngữ lập trình website thông dụng nhất hiện tại. WordPress được ra mắt lần đầu tiên vào ngày 27/5/2003 bởi tác giả Matt Mullenweg và Mike Little. Hiện nay WordPress được sở hữu và phát triển bởi công ty Automattic có trụ sở tại San Francisco, California thuộc hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Hiện nay có tới khoảng 25% website trong danh sách 100 website lớn nhất thế giới sử dụng mã nguồn WordPress. Ví dụ như trang tạp chí TechCrunch, Mashable, CNN, BBC America, Variety, Sony Music, MTV News, Bata, Quartz,…rất nhiều không thể kể hết được.

NHỮNG LÝ DO NÊN CHỌN WORDPRESS

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về WordPress, mình xin chỉ ra cho bạn một số lý do rất tuyệt vời để bạn chọn WordPress làm nền tảng xây dựng website cho riêng bạn.

Dễ sử dụng

WordPress được phát triển nhằm phục vụ đối tượng người dùng phổ thông, không có nhiều kiến thức về lập trình website nâng cao. Các thao tác trong WordPress rất đơn giản, giao diện quản trị trực quan giúp bạn có thể nắm rõ cơ cấu quản lý một website WordPress trong thời gian ngắn. Về cách cài đặt lại càng dễ hơn, bạn có thể tự cài đặt một website WordPress trên host (máy chủ) riêng của mình và tự vận hành nó sau vài cú click. Bạn đang lo lắng cách cài đặt thế nào, host là gì? Không sao, các phần tiếp theo của serie học WordPress căn bản của mình đã có nói rất chi tiết.

Cộng đồng hỗ trợ đông đảo

Là một mã nguồn CMS mở phổ biến nhất thế giới, điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ được cộng đồng người sử dụng WordPress hỗ trợ bạn các khó khăn gặp phải trong quá trình sử dụng. Nếu bạn có khả năng tiếng Anh tốt, bạn có thể dễ dàng tìm câu trả lời cho vấn đề bạn đang gặp phải trên Google chỉ với vài từ khóa tìm kiếm.

Nhiều gói giao diện có sẵn

Tuy WordPress rất dễ sử dụng, nhưng việc tự tay thiết kế một giao diện website cho mình dựa trên WordPress không hề đơn giản và vẫn cần một kiến thức chuyên môn nhất định. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng về điều này, bởi vì hệ thống giao diện (bao gồm trả phí lẫn miễn phí) dành cho WordPress cực kỳ phong phú và bạn có thể sử dụng chỉ với vài cú click.

Nhiều plugin hỗ trợ

Plugin mở rộng nghĩa là một thành phần cài đặt thêm vào WordPress để giúp nó có thêm nhiều tính năng cần thiết, ví dụ bạn cần tính năng làm trang bán hàng cho WordPress thì cài thêm plugin WooCommerce chẳng hạn. Với lợi thế là người sử dụng đông đảo, nên thư viện plugin của WordPress cũng cực kỳ phong phú lẫn trả phí và miễn phí, hầu hết các tính năng thông dụng bạn đều có thể tìm thấy thông qua plugin

Dễ phát triển cho lập trình viên

Nếu bạn là một người có am hiểu về việc làm website như thành thạo HTML, CSS, PHP thì có thể dễ dàng mở rộng website WordPress của bạn ra với rất nhiều tính năng vô cùng có ích. Cách phát triển cũng rất đơn giản vì WordPress là một mã nguồn mở nên bạn có thể dễ dàng hiểu được cách hoạt động của nó và phát triển thêm các tính năng.

Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ

Mã nguồn WordPress hiện tại có rất nhiều gói ngôn ngữ đi kèm, bao gồm tiếng Việt. Mặc dù trong mỗi giao diện hay plugin đều có ngôn ngữ riêng nhưng bạn có thể dễ dàng tự dịch lại nó với các phần mềm hỗ trợ.

Easy Edu thiết kế website trung tâm ngoại ngữ sử dụng wordpress cũng bởi vì đây là nền tảng thân thiện và cực kỳ dễ sử dụng. Hơn nữa với các tài nguyên có sẵn sẽ giúp chi phí thiết kế web được giảm hơn nhiều so với thuê ngoài hoặc code riêng.

Dịch vụ thiết kế website trung tâm ngoại ngữ tại Easy Edu đảm bảo: Chất lượng nhất + Rẻ nhất và Dễ dàng sử dụng nhất.

Phần 2. Chức năng cơ bản khi quản trị website wordpress

Đăng nhập và Giao diện

> Để đăng nhập vào trang quản trị wordpress, bạn truy cập theo đường link: https://your-domain.com/wp-admin 

Trong đó:

https://your-domain.com Thay bằng tên miền trang web của bạn

/wp-admin viết tắt của wordpress admin: là liên kết tới trang quản trị

Ví dụ: https://easyedu.vn/wp-admin

Đăng nhập tài khoản và mật khẩu quản lý =>>

Giao diện của trang quản trị

Khu vực 1: Thanh dọc bên trái là thanh menu chính chứa các liên kết lối tắt.

Tại thanh menu chính, chúng ta có thể truy cập tới tất cả module quản lý của wordpress. Các chức năng bao gồm:

Dashboard: Lối tắt về trang chính quản lý

Posts: Menu quản lý bài viết, category, thẻ tag

Media: Quản lý hình ảnh, video

Page: Quản lý trang Page

Comments: Quản lý comment bình luận trên website

Projects: Quản lý các dự án

WPForms: Plugin form đăng ký trên website

Appearance: Quản lý giao diện hiển thị

Plugins: Quản lý plugin tiện ích mở rộng

Users: Quản lý tài khoản người dùng

Tools: Công cụ

Settings: Cài đặt trang web

SEO: Plugin Yoast SEO hỗ trợ viết bài chuẩn SEO cho website

Divi: Quản lý theme Divi được sử dụng cho giao diện trang web

        Đối với việc quản trị website căn bản, chúng ta lưu ý vào 3 chức năng cơ bản cũng là quan trọng nhất đó là POST / PAGE / MEDIA / DIVI. Phần tiếp theo sẽ hướng dẫn chi tiết về các chức năng này.


Khu vực 2: Thanh ngang trên cùng là thanh lối tắt

Tại đây bạn có thể tạo nhanh bài post, page và theo dõi các chỉ số trang web thông qua các plugin đã cài đặt.

Khu vực 3: Màn hình chính hiển thị các thông tin, chỉ số, thông báo, tác vụ mới…

Các tính năng quản trị

POST - Bài viết

Đây là phần quan trọng nhất, đó chính là phần để bạn đăng bài viết lên cũng như quản lý nó.

Tại giao diện quản trị website → Posts.

Categories: Danh mục bài viết

Danh mục bài viết để phân loại bài viết và giúp khách hàng dễ dàng tìm được bài viết cùng loại.

Add new category: Sau khi điền xong bạn nhất Add new category để tạo category. Lúc này nó sẽ xuất hiện bên cột bên phải.

Sau khi click chọn nút Add New Category, chuyên mục mới được tạo sẽ hiển thị ở góc bên phải trang , tại đây bạn có thể chỉnh sửa, cũng như xóa Category.

Tags

Tag hay còn gọi là thẻ, từ khóa có chức năng phân loại bài viết theo hướng cụ thể hóa. Tương tự như Categories, bạn cũng nhập các thông tin như hình bên dưới.

Media: Quản lý Thư viện hình ảnh, video,…

Tất cả các hình ảnh/tập tin mà bạn tải lên trong lúc soạn nội dung bạn có thể dễ dàng quản lý tại khu vực Media → Library trong Dashboard.

Tại đây, bạn có thể xem toàn bộ các tập tin mà bạn đã tải lên và có thể tùy chọn kiểu hiển thị dạng lưới hoặc kiểu phổ thông, bạn cũng có thể xem theo ngày tháng và có thể click vào liên kết Add New để upload tập tin lên mà không cần vào trang soạn nội dung.

Pages: Quản lý trang

Phần này không khác gì với phần Posts, nhưng nó sẽ không có Categories và Tags. Về công dụng của nó là để bạn đăng các trang nội dung có yếu tố chung chung và không được phân loại bởi một Category hay tag nào, ví dụ như trang giới thiệu, liên hệ,…

All pages: Tất cả trang - Hiển thị tất cả các trang bạn đã tạo trước đó. Tại đây bạn có thể chỉnh sửa, xem trước và xóa các trang.

Add new page: Thêm trang mới

Để tạo một trang WordPress mới, chọn Pages →  Add New

Tại Pages thì các tính năng tương tự như Post. Tuy nhiên, Pages không sử dụng cấu trúc chuyên mục (categories) và thẻ (tags) như tại Posts. Pages sử dụng cấu trúc cha con (Parent Page) và thứ tự (order) để sắp xếp vị trí sắp xếp trang.

Comment: Quản lý bình luận

Đơn giản đây chỉ là khu vực bạn có thể quản lý, chỉnh sửa, xóa các bình luận ở website.

Menus

Menu nghĩa là thanh trình đơn hiển thị các liên kết trên Theme, tùy vào mỗi Theme mà bạn sẽ có bao nhiêu menu, hiển thị ở trên hay ở dưới, bên trái hay bên phải chứ không phải chúng ta muốn cho nó hiển thị ra đâu cũng được.chúng ta có thể tạo ra nhiều menu nhưng chúng ta chỉ có thể chỉ định một menu được hiển thị ra trên mỗi Menu Location.

Có nhiều Theme hỗ trợ nhiều Menu Location (Vị trí hiển thị một trong các Menu mà bạn đang có) khác nhau nhưng ở theme mặc định thì thường chỉ có một location.

Để truy cập vào trang quản lý Menu, bạn vào Appearance  → Menus trong Dashboard.

Mặc định bạn sẽ chưa có một menu nào, bạn hãy nhập tên menu cần tạo rồi ấn Create Menu.

Sau đó, bạn nhìn cột bên tay trái là các đối tượng mà bạn có thể thêm vào menu như Pages, Posts, Custom Links, Categories. Bạn có thể chọn đối tượng mà bạn cần thêm vào và ấn nút Add to Menu để thêm nó vào menu đang mở.

Sau khi bạn đã thêm đầy đủ các liên kết vào menu như mong muốn, bạn có thể chọn Menu Location cần áp dụng cho Menu đang mở này ở phần Menu Settings phía dưới và ấn Save Menu

Bạn cũng có thể kéo và thả các liên kết trong menu để hoán đổi vị trí cho chúng. Hoặc tạo Menu con bằng cách kéo thả liên kết trong Menu cho nó nằm thụt vào một liên kết nào đó mà bạn muốn nó trở thành liên kết mẹ.

Users: Quản lý tài khoản

Để tạo thêm người dùng, bạn truy cập vào Dashboard →  Users →  Add New, ở đây bạn sẽ cần khai báo các thông tin cho người dùng mới. Các thông tin có chữ required là bắt buộc khai báo (không được bỏ trống).

Khi tạo user, bạn có thể phân quyền cho từng user đó tại Role:

Bạn có thể thay đổi Email, Password quản trị WordPress trong Your Profile.

Để xóa User người dùng, bạn truy cập vào Dashboard → Users → All User, tại đây bạn sẽ thấy danh sách các User.

Tiếp theo, di chuyển con trỏ chuột lên tới Tên User cần xóa và bấm chọn Delete, website sẽ chuyển hướng sang trang xác nhận thao tác → nhấn Confirm Deletion để hoàn tất xóa User.

Lưu ý: Có 2 tùy chọn trước khi xác nhận Xóa User mà bạn cần phải kiểm tra.

Delete all content: Xóa tất cả các nội dung từ User này đăng tải trên website.

Attribute all content to: Chuyển tồn bộ nội dung được đăng tải của User bị xóa tới User đang tồn tại (Chúng tôi khuyến khích các bạn lựa chọn phương án này để bảo tồn dữ liệu website).

Settings: Cài đặt

General: Cài đặt tổng quan

Khu vực này là nơi chứa các thiết lập quan trọng về cấu hình website của bạn.Trong phần Settings →  General chúng ta có các thiết lập sau:

Đó là các thiết lập trong phần này, hãy đọc kỹ giải thích và thiết lập phù hợp với mình nhé.

Writing: Cài đặt soạn thảo

Các thiết lập trong phần này sẽ tác động trực tiếp đến quy trình soạn và đăng nội dung của bạn trên website.

Reading: Cài đặt xem trang

Tác động tới việc hiển thị nội dung trên website.

Discussion: Cài đặt bình luận

Tác động đến tính năng bình luận (comments) trên website WordPress của bạn.

Media: Cài đặt Media

Các thiết lập này sẽ ảnh hưởng đến chức năng upload tập tin media (hình ảnh/video/nhạc,..) lên nội dung.

Permalink Settings: Cài đặt đường dẫn tĩnh

Đây là nơi mà bạn sẽ bật tính năng đường dẫn tĩnh cho toàn bộ website thay vì sử dụng cấu trúc đường dẫn động. Đường dẫn tĩnh nghĩa là địa chỉ Posts, Pages, Categories, Tags,… của bạn sẽ được biểu diễn bằng tên cụ thể chứ không phải dạng số.

Common Settings: Các thiết lập thông dụng.

Optional (Các thiết lập tùy chọn không bắt buộc):

Category base: Tên đường dẫn mẹ của các đường dẫn tới trang category. Mặc định nó sẽ là http://domain/category/tên-category/, nếu bạn điền “chuyen-muc” vào đây thì nó sẽ hiển thị là http://domain/chuyen-muc/tên-category.

Tag base: Tên đường dẫn mẹ của đường dẫn tới các trang tag. Mặc định nó sẽ là http://domain/tag/tên-tag/, nếu bạn điền “the” vào đây thì nó sẽ hiển thị là http://domain/the/tên-tag.

Phần 3. Các plugin cần thiết

3.1. Yoast SEO

Các tính năng của Yoast SEO

Dashboard

Phần này là bảng thông tin chung về plugin Yoast SEO. Tại đây bạn có thể theo dõi các thông tin mới nhất từ nhà phát triển Yoast SEO và các thông tin khác liên quan đến website của bạn. Trong phần này có các phần nhỏ như:

Titles & Metas

Mục này khá quan trọng, được sử dụng để tuỳ chỉnh cấu trúc title và thẻ meta description. Nên nhớ ở đây chỉ là nơi sửa cấu trúc thôi nhé, và bạn có thể đặt title và description cho trang chủ. Còn nếu bạn muốn đặt title và description cho post, page, category, tag,..thì bạn phải sửa thông tin của các phần đó để thêm.

General: Phần này là thiết lập chung liên quan đến tiêu đề và các thẻ meta, nó bao gồm các tùy chọn sau:

Title Separator: Thiết lập ký tự ngăn cách giữa tên website và tiêu đề của trang.

Enabled analysis: Ở đây để bật các chức năng phân tích trong Yoast SEO. Hiện tại nó hỗ trợ 2 tính năng phân tích là Readability analysis (Phân tích khả năng dễ đọc) và Keyword analysis (phân tích từ khóa) của nội dung trong trang.

Homepage: Phần này là nơi để thiết lập tiêu đề và mô tả của trang chủ. Nếu bạn sử dụng một Page (Trang) làm trang chủ thì nó sẽ nhắc nhở bạn vào page đó mà sửa tiêu đề và mô tả.

Post Types: Khu vực này để bạn thiết lập lại cấu trúc tiêu đề và mô tả mặc định của các post types bên trong website (bao gồm Trang, Bài viết hoặc các post type khác có trong website) nếu bạn không nhập các thông tin này riêng. Trong phần này họ sử dụng các biến được thiết lập sẵn để đại diện một thành phần nào đó, ví dụ như %%title%% đại diện cho tiêu đề của trang.

Ngoài ra, ở đây bạn còn có các tùy chọn như thiết lập lại Meta Robots của post type, nếu bạn chưa hiểu Meta Robots là gì thì nên để mặc định.

Taxonomies: Phần này cũng giống với Post Types nhưng nó áp dụng cho các taxonomies trong website (Category, Tag,…).

Archives: Cũng giống như Post Types và Taxonomies, phần này để thiết lập cấu trúc tiêu đề và mô tả của các trang lưu trữ.

Others: Các thiết lập khác liên quan đến tiêu đề và mô tả sẽ có tại đây, trong đây hiện tại có 3 chức năng chính:

Subpages of archives: Thiết lập noindex hoặc index các trang con ở các trang lưu trữ. Các trang con là những trang thứ 2 trở đi. Mình khuyên nên chọn là Noindex để tránh tình trạng trùng lặp tiêu đề và mô tả.

Use meta keywords tag?: Hiện tại Google đã không còn đánh giá cao thẻ meta tag trong website nên Yoast SEO mặc định sẽ không hiển thị phần nhập tag cho các trang. Nếu bạn muốn bật tính năng nhập tag cho trang thì phải bật tính năng này lên.

Force noodp meta robots tag sitewide: Thiết lập sử dụng thẻ meta noodp trên toàn trang của website.


SOCIAL

Khu vực này giúp bạn điền các thông tin về tài khoản mạng xã hội có liên quan tới website của bạn như đường dẫn tới fanpage của Facebook, thêm tài khoản quản trị Facebook, thêm link đến Google+, Twitter,…với mục đích thông báo đầy đủ các thông tin về mạng xã hội để có tác động tới kết quả tìm kiếm hoặc khi chia sẻ liên kết lên mạng xã hội.

Permalinks

Phần này sẽ có các thiết lập phụ liên quan đến đường dẫn tĩnh. Strip the category base (usually /category/) from the category URL.

Tùy chọn loại bỏ /category/ trên đường dẫn các trang danh mục bài viết.

Redirect attachment URLs to parent post URLs.

Tự động chuyển hướng trang của các tập tin đính kèm về trang bài viết mà nó được đính kèm.

Stop words in slugs.

Tự loại bỏ một số từ khóa thông dụng nhưng không cần thiết để đưa lên đường dẫn. Ví dụ như các từ on, a, as, be,…danh sách xem tại đây.

Tự động loại bỏ tham số ?replytocom trên các đường dẫn trả lời bình luận để tránh bị trùng tiêu đề và mô tả.

Redirect ugly URLs to clean permalinks. (Not recommended in many cases!)

Tự động chuyển hướng các đường dẫn có chứa các tham số về đường dẫn nguyên bản. Tuy nhiên tính năng này bạn không nên bật vì đôi khi dùng đường dẫn có chứa tham số hỗ trợ theo dõi trên website sẽ không làm việc chính xác cho lắm.

Cách sử dụng Yoast SEO để tối ưu website

Tối ưu SEO cho Post/Page

Khi bạn vào sửa hoặc thêm mới một Post hoặc Page thì bạn sẽ thấy phần meta box cho phép nhập các thông tin liên quan đến tối ưu SEO bao gồm title, description, thông tin hiển thị ở mạng xã hội hoặc tối ưu nâng cao.

Để thiết lập tiêu đề và mô tả, bạn nhấp vào Edit snippet và điền mô tả, tiêu đề phù hợp với trang hiện tại mà tối ưu tốt hơn.

Nếu bạn muốn plugin tự phân tích khả năng SEO cho từ khóa trong bài, hãy nhập từ khóa cần phân tích vào phần Focus keyword để nó tiến hành phân tích.

Tham khảo: Tuyệt chiêu viết content quảng cáo Facebook cho Trung tâm Ngoại ngữ

Tối ưu SEO cho taxonomy (tag, category,…)

Giống như các trang Post và Page, khi tiến hành sửa một Category hoặc Tag bạn sẽ thấy phần nhập thông tin tối ưu SEO để bạn tối ưu lại tiêu đề, mô tả hoặc tùy chỉnh các thẻ meta data.

Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO với Yoast SEO

Mở một bài viết mà bạn đã đăng ra hoặc tạo một bài viết mới. Bạn sẽ thấy có thêm khung Yoast SEO bên dưới trình soạn thảo bài viết, trông như thế này:

3. Bây giờ, hãy nghĩ từ khóa mà bạn muốn SEO, sau đó đặt tiêu đề bài viết có chứa từ khóa đó. Ví dụ, tôi muốn SEO từ khóa “viết bài chuẩn SEO“, tôi có thể đặt tiêu đề bài viết là “Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO với plugin Yoast SEO”. Link của bài viết sẽ tự động được tạo ở dạng tiếng Việt không dấu (đừng cố sửa nó thành tiếng Việt có dấu) và có chứa luôn từ khóa cần SEO. Tiêu đề này được sử dụng để hiển thị trên blog/ website của bạn.

Các bạn có thể sửa lại permalink theo ý muốn bằng cách click vào nút Edit. Tuy nhiên, permalink cũng cần phải chứa từ khóa cần SEO.

4. Tiếp theo, hãy nhìn xuống khung Yoast SEO ở bên dưới khung soạn thảo. Có 3 việc mà bạn cần phải làm ở đây:

Focus Keyword: chính là từ khóa mà bạn muốn SEO, hãy nhập nó vào mục này.

SEO title: tiêu đề này sẽ được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing. Bạn có thể sửa cho nó khác so với tiêu đề hiển thị trên blog/ website (bước 3) hoặc giữ nguyên. Nhưng điều quan trọng là tiêu đề này cũng phải có chứa từ khóa cần SEO. Tiêu đề SEO nên có độ dài từ 40 đến 70 ký tự (kể cả dấu cách). Các bạn đặt làm sao cho thanh đo số lượng ký tự của Yoast SEO hiển thị màu xanh là được.

Meta description: phần mô tả ngắn cho nội dung bài viết và sẽ được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google. Phần này có độ dài tối thiểu là 156 ký tự, tối đa là 300 ký tự (kể cả dấu cách) và phải có chứa từ khóa cần SEO. Các bạn đặt làm sao cho thanh đo số lượng ký tự của Yoast SEO hiển thị màu xanh là được.

Từ khóa cần SEO cũng ít nhất phải xuất hiện 1 lần trong nội dung của bài viết, đặc biệt là trong đoạn văn bản đầu tiên. Nó xuất hiện càng nhiều càng tốt, tất nhiên là không phải theo kiểu nhồi nhét từ khóa mà phải hoàn toàn tự nhiên. Mật độ từ khóa tốt nhất nên nằm trong khoảng 0.5% đến 1%.

5. Các bạn có thể kéo xuống mục Analysis để xem thêm các việc cần phải làm để có một bài viết chuẩn SEO:

Tuy nhiên, theo ý kiến của tôi, các bạn chỉ cần thực hiện tốt các bước 3 và 4, kết hợp với việc soạn thảo nội dung bài viết dài ít nhất 300 ký tự (càng nhiều càng tốt) là hoàn toàn có thể có được một bài viết chuẩn SEO rồi.

Từ khóa cần SEO cũng nên được chèn vào tên và alt-text của hình ảnh trong bài viết, ở định dạng tiếng Việt không dấu. Tôi thường đặt tên cho hình ảnh cover (ở đầu bài viết) giống hoàn toàn với permalink, chẳng hạn như “huong-dan-viet-bai-chuan-seo-voi-plugin-yoast-seo.jpg”

Sau khi hoàn tất, các bạn có thể kiểm tra xem bài viết đã chuẩn SEO chưa bằng cách nhìn vào khung Publish.

Nếu nó hiện chữ Good màu xanh thì có nghĩa là bạn đã thành công. Thật đơn giản phải không nào?

3.2. WPForms

Hướng dẫn sử dụng WPForms để tạo form đăng ký thông tin trên website wordpress.

Tạo mới form đăng ký

Tại trang quản trị hãy nhấn chọn Add New để đi tới giao diện tạo Form mới.

Gõ tên Form bạn muốn tạo vào phần Form Name. Ví dụ trong trường hợp này là liên hệ.

Sau đó bạn hãy chọn mẫu Form cần tạo trong phần Select a template với 4 mẫu cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên để bạn có thể tiếp xúc với những tính năng cơ bản trên WordPress nên mình sẽ hướng dẫn bạn tự làm từ đầu.

Vì vậy hãy nhấn vào Blank Form.

Tuỳ biến và chỉnh sửa fields

Bạn sẽ thấy một số fields (còn gọi là trường) được phép sử dụng ở phần Standard Field.

Hãy kéo trường Name bỏ vào khu vực trống bên phải, tương tự lần lượt kéo các fields email và Paragraph Text đặt ở phía dưới.

Bây giờ bạn hãy click vào từng field đã kéo để mở ra các tùy chọn cho nó.

Đối với trường Name

Label: Tên thể hiện khu vực điền thông tin. Ví dụ: “Họ tên của bạn”

Format: Nên chọn Simple để thể hiện 1 ô duy nhất.

Đối với trường Email

Bạn có thể giữ nguyên trường này vì không có gì quan trọng hoặc có thể thay đổi Label thành “Email của bạn”

Đối với trường Paragraph Text

Thay đổi label thành “Nội dung bạn muốn gửi” hoặc cái gì đó đại loại để người liên hệ biết đó là nơi cần điền nội dung.

Trong phần này bạn có thể mở mục Advanced Options và trong Placeholder Text hãy điền vào một văn bản giữ chỗ để mọi người biết đó là khu vực họ cần nhập.

Ví dụ như “Nhập nội dung của bạn tại đây!”

Okay, vậy là bạn đã thiết lập xong phần tạo Form. Tiếp theo chúng ta sẽ thực hiện một số cài đặt chung dành cho Form của bạn bằng cách nhấn vào Tab Setting ở bên trái màn hình.

Tab General

Form Name: Đổi tên Form nếu bạn muốn.

Form Description: Mô tả về Form nhưng mình nghĩ không cần thiết nên hãy bỏ qua.

Form CSS Class: Lớp CSS của Form để thuận tiện trong việc làm đẹp bằng mã CSS. Nếu bạn có kiến thức về HTML và CSS thì phần này đã quá quen thuộc.

Submit Button Text: Tên nút để gửi nội dung.

Submit Button Processing Text: Tên nút thể hiện tiến trình sau khi gửi. Ví dụ: Đang gửi, đang gửi nội dung,...

Submit Button CSS Class: Lớp CSS của nút gửi. Dành cho những bạn biết về code.

Cài đặt thông báo: Tab Notifications:

Đây là nơi để bạn thiết lập thông báo đến địa chỉ email của bạn khi ai đó gửi một thông điệp.

Send To Email Address: Địa chỉ email nhận thông báo, theo mặc định là email quản trị nếu bạn muốn thêm có thể ngăn cách giữa các email bằng dấu phẩy.

Email Subject: Tiêu đề email bạn nhận. Ví dụ liên hệ từ + [tên Website của bạn].

From Name: Tên người gửi liên hệ, bạn có thể click vào phần show smart tag sau đó chọn một giá trị được gán với tên người gửi. Ví dụ như trong hình dưới giá trị được gán với label Họ tên người gửi.

From Email: Tương tự trên & chọn giá trị được gán với label email.

Reply-To: Tương tự trên hãy chọn tên label email.

Message: Giữ nguyên phần này vì đây là toàn bộ nội dung mà người gửi muốn cung cấp cho bạn.

Tab Confirmations

Thiết lập thông báo xác nhận sau khi gửi, bạn chỉ cần việt hóa bằng cách điền nội dung muốn nhắn với họ. Cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ trong phần này là hãy để lại một lời cảm ơn cùng một lời thông báo và hứa hẹn.

Xong rồi thì hãy nhấn Save để lưu lại.

Nhúng form lên website

Bây giờ muốn đặt Form của bạn tại đâu thì hãy nhấn vào nút Embed bên cạnh nút Save. Một Pop-up hiện ra kèm theo đoạn ShortCode, hãy copy nó và dán vào những nơi bạn muốn form liên hệ xuất hiện.

Chẳng hạn như tạo một trang có tên "Liên hệ" trong Pages sau đó dán Shortcode này và nhất nút Publish.

Tạm kết

Dịch vụ thiết kế website cho trung tâm ngoại ngữ trên nền tảng wordpress đã và đang được rất nhiều trung tâm sử dụng. Easy Edu hỗ trợ trung tâm thiết kế trang web chuẩn seo, chuyên nghiệp và đảm bảo có đầy đủ tính năng cần thiết nhất.

Các giải pháp giúp trung tâm có thể sử dụng website của mình hiệu quả, thu hút khách hàng tiềm năng truy cập vào website trung tâm ngoại ngữ của mình nhiều hơn, đăng ký cũng như tìm hiểu thông tin ngay trên web.

Website chính là trung tâm của bạn trên mạng, hãy phát triển website thật hiệu quả để nhiều khách hàng biết tới trung tâm bạn hơn, tăng doanh thu và học viên gấp 2-5 lần và cao hơn nữa!.

Hỗ trợ Thiết kế website trung tâm ngoại ngữ

Website: https://easyedu.vn

Phòng Marketing: 0813.26.2228 - marketing@emso.vn
Phòng Kỹ thuật: 0813.26.2228
Chăm sóc khách hàng: 0914.779.655 -
support@emso.vn


Mục lục

Phần 1. Giới thiệu nền tảng wordpress - CMS quản trị website phổ biến nhất thế giới

WORDPRESS LÀ GÌ?

NHỮNG LÝ DO NÊN CHỌN WORDPRESS

Phần 2. Chức năng cơ bản khi quản trị website wordpress

Đăng nhập và Giao diện

Giao diện của trang quản trị

Các tính năng quản trị

POST - Bài viết

Categories: Danh mục bài viết

Tags

Media: Quản lý Thư viện hình ảnh, video,…

Pages: Quản lý trang

Comment: Quản lý bình luận

Menus

Users: Quản lý tài khoản

Settings: Cài đặt

Phần 3. Các plugin cần thiết

3.1. Yoast SEO

Các tính năng của Yoast SEO

Cách sử dụng Yoast SEO để tối ưu website

Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO với Yoast SEO

3.2. WPForms

Tạo mới form đăng ký

Tuỳ biến và chỉnh sửa fields

Cài đặt thông báo: Tab Notifications:

Nhúng form lên website

Tạm kết

Hỗ trợ Thiết kế website trung tâm ngoại ngữ