Trang chủ > Bình Luận, Giáo dân lên tiếng > GP Vinh: Quyền được rên của giáo dân cũng bị tước đoạt

GP Vinh: Quyền được rên của giáo dân cũng bị tước đoạt

LTCG (17.12.2011)

Những ngày qua, các sự kiện xảy ra trên địa bàn GP Vinh đã được Nữ Vương Công Lý đưa ra một phần trước dư luận. Những sự kiện đó cho thấy một phần những thay đổi ở GP Vinh, một sự thay đổi đi ngược với những gì giáo dân, tu sĩ, linh mục mong muốn, với truyền thống GP này đã có.

Dễ dàng thấy tình hình ở đây ít nhất là không có sự hiệp thông, đoàn kết cần thiết trước sự bách hại của nhà cầm quyền CSVN đối với giáo dân qua từng vụ việc cụ thể.

Kể từ khi GP Vinh có một Đức Giám mục mới được bổ nhiệm, giáo dân hi vọng, thấp thỏm mong chờ một vị GM có tiếng là học cao, hiểu rộng, đã trải qua nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đặc biệt hi vọng với lịch sử bản thân gia đình của ĐGM, ngài có thể hiểu được bản chất của nhà nước Cộng sản để có hướng đi thích hợp với đường lối Giáo hội và nguyện vọng của giáo dân. Nhưng, những hi vọng của giáo dân chưa thấy ngài có đáp ứng, trái lại đã bắt đầu thấy những thất vọng khá rõ ràng.

Điểm đặc biệt có thể nhìn thấy rất rõ là sự vô cảm, im lặng và lấp liếm bao che những tội ác của nhà cầm quyền CS các tỉnh đối với giáo dân theo hướng thỏa hiệp, đối thoại bằng mọi giá. Nhiều sự kiện gần đây không ngẫu nhiên xuất hiện tại GP Vinh như việc bắt bớ những người hăng hái hoạt động cho cộng đồng, cho Giáo hội và đất nước, nhất là những người đã dám đứng lên vì sự nghiệp chung của Giáo hội.

Những sự việc có thể kể đến là bắt đầu bằng việc chị Thủy, phó chủ tịch Hội đồng mục vụ Giáo xứ Tam Tòa. Chị Thủy là người đã dám đứng lên nhận lãnh trách nhiệm và bị công an Quảng Bình truy đuổi, gây biết bao khó khăn trong vụ việc đánh đập giáo dân, linh mục ở Tam Tòa gây nên sự phẫn nộ trong toàn Giáo phận. Một thời gian sau khi tạm lánh ra Tòa Giám mục Xã Đoài trở về Quảng Bình, chị bị Công an Nghệ An bắt giam tại trại Nghi Kim, Nghi Lộc, Nghệ An cách TGM Xã Đoài không bao xa. Nhưng từ đó đến nay, cả giáo phận gần như đã quên hẳn chị, người phụ nữ dám đứng lên đấu tranh vì quyền lợi của mọi người và của Giáo hội.

Rồi việc bắt giữ cả chục thanh niên Công giáo thuộc GP Vinh, cũng đã là một dấu hỏi về vai trò và cách hành động của ĐGM và Giáo phận đồng thời là Chủ tịch UB Công lý – Hòa bình của ĐGM Phaolo Nguyễn Thái Hợp.

Giáo dân Vinh xuống đường đòi trả đất Nhà thờ Cầu Rầm

Việc nhà cầm quyền Nghệ An cũng dùng chiêu bài “Di tích tội ác Đế quốc Mỹ” để chiếm đoạt đất đai Giáo xứ Cầu Rầm, sau đó đem bán chác nhằm tư túi… khi không thể nuốt trôi đã dùng nhiều chiêu bài khác nhau nhằm rắp tâm chiếm đoạt bằng được đã gây phẫn uất trong giáo dân toàn Giáo phận từ lâu nay. Điển hình là những cuộc xuống đường của Giáo dân Vinh và lá đơn có cả trăm chữ ký của hầu hết các linh mục GP Vinh trong đó có cả chữ ký của ĐGM Phalo Nguyễn Thái Hợp yêu cầu nhà cầm quyền Nghệ An trả lại đất Cầu Rầm. Thế nhưng, khí thế giáo dân bừng bừng phẫn nộ, linh mục, tu sĩ nhiệt tình ủng hộ, nhà cầm quyền rơi vào thế quanh co và dối trá lừa bịp dân chúng bằng nhiều cách thì cách làm của Tòa Giám mục Xã Đoài gần đây lại đi ngược hướng.

Mới đây, trong tuần tĩnh tâm của các linh mục trong Giáo phận, Đức GM Phaolo Nguyễn Thái Hợp đã mời một “Luật sư” tên Phương, thuộc Ủy ban Đoàn kết Công giáo đến giảng cho các linh mục về Luật đất đai, đặc biệt chiếu cố đến đất đai Cầu Rầm với những lời lẽ biện luận cho chính sách cướp đoạt của nhà cầm quyền Cộng sản. Khi ông “luật sư” này bị các linh mục phản đối và chất vấn, ĐGM Phalo Nguyễn Thái Hợp đã phải ngưng chương trình giảng dạy của vị “luật sư” này. Việc đất đai của Giáo xứ Cầu Rầm lẽ ra không còn dai dẳng đến hôm nay, nếu TGM Xã Đoài những ngày qua có thái độ rõ ràng và không có những động tác khó hiểu.

Sân vận động Giáo xứ Ngọc Long đang bị đe dọa đập phá

Một vụ việc khác cũng nổi lên trong thời gian qua ở GP Vinh, đó là sự việc ở Giáo xứ Ngọc Long mà Nữ Vương Công Lý đã có lần đề cập đến. Ở Giáo xứ này, giáo dân đã nhiệt tình và đạo đức hiến một số đất đai ruộng sâu trước cửa Nhà thờ cho Giáo xứ nhằm lập một sân bóng đá cho thanh niên rèn luyên thân thế, luyện tập thể thao. Linh mục quản xứ và giáo dân đã góp công sức, tiền của để san lấp, bồi đắp và hoàn thành một sân bóng đá với tường rào, nhà thay đồ, nghỉ ngơi… Oái oăm thay, nhà cầm quyền CSVN bất chấp luật pháp do họ đưa ra nhằm bắt Giáo xứ phải khuất phục buộc giao cho nhà cầm quyền địa phương tài sản và yêu cầu đập phá công trình giáo xứ đã xây dựng.

Thời hạn đập phá công trình theo yêu cầu vô lý của nhà cầm quyền Nghệ An đã nhiều lần, lần đầu là ngày 30/6/2011, lần thứ 2 là 30/11/2011.

Nhưng giáo dân ở Ngọc Long đã không khuất phục, trái lại càng đoàn kết hơn trong cuộc đấu với gian tà này. Hết cách dọa dẫm nhà cầm quyền Nghệ An đã dùng biện pháp rất hữu hiệu là dùng bàn tay của Giám mục giáo phận.

Khỏi nói những chi tiết ngài đã làm gì và làm như thế nào. Chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề này nếu kết thúc sự việc theo ý nguyện của ĐGM và để lại hậu quả cho Giáo hội. Điều đáng nói ở đây, là những hành động của ĐGM đã không đứng về phía giáo dân mà ngược lại muốn chỉ làm thỏa mãn nhà cầm quyền khát bạo lực và ưa dối trá.

Gần đây, nhà cầm quyền Nghệ An đã gia tăng biện pháp vu cáo giáo dân, linh mục, bằng nhiều cách bịp bợm, như dùng chính giáo dân Nghệ An kết án linh mục, giáo dân nơi khác – điều chưa bao giờ có xảy ra ở GP Vinh. Hệ thống báo chí, truyền hình liên tục vu cáo, bội nhọ, xúc phạm danh dự, uy tín các linh mục, giáo dân ở Cầu Rầm, Ngọc Long… nhưng không bao giờ những nạn nhân này nhận được những sự động viên, khích lệ, an ủi của Tòa GM Xã Đoài mà ngược lại chính họ bị o ép nhằm thỏa mãn nhà cầm quyền.

Giáo điểm Con Cuông bị nhà cầm quyền bao vây, khủng bố

Một vụ việc mới đây là vụ việc ở Giáo điểm Con Cuông, giáo dân đang tham dự Thánh lễ đã bị hàng chục người dùng loa, đá, gạch bao vây tấn công. Nhưng đoạn video đó đưa lên mạng đã bị ĐGM Phalo Nguyễn Thái Hợp lệnh rút xuống. Tiếp nối tội ác đó, chỉ sau mấy ngày, Giáo điểm bị tấn công bằng mìn.

Sự việc xảy ra ở Mỹ Lộc có thời gian cả chục ngày, đỉnh điểm là ngày 22/11/2011 giáo dân bị nhà cầm quyền khủng bố trắng bằng cách huy động lương dân đánh đập, ném đá, khủng bố gây thương tích cho cả gần chục người. Thế nhưng Tòa TGM Xã Đoài đã im lặng. Chỉ đến khi Nữ Vương Công Lý đưa những thông tin này lên mạng đến bài thứ ba với sự chỉ trích rõ ràng, thì 4 ngày sau, website Giáo phận Vinh mới có bài viết về vụ việc vào ngày 26/11/2011. Thế nhưng cũng chỉ có như vậy, hai ngày sau website này đăng bài ca ngợi sự hợp tác của UBND Tỉnh Hà Tĩnh. Đến hôm nay, giáo dân Mỹ Lộc cũng đang tiếp tục chịu sự khủng bố, ném đá và đe dọa giật đổ bức tượng Chúa như thường.

Giáo dân Mỹ Lộc bị đánh đập dã man

Điều mà giáo dân Mỹ Lộc thất vọng là những ngày đó, giáo dân bị khủng bố tơi bời, nhưng linh mục chánh xứ vẫn ở Xã Đoài vì trong kỳ Tĩnh tâm của linh mục giáo phận. Đến ngày 2/12/2011 (10 ngày sau khi giáo dân bị đánh đập trọng thương đi viện) ĐGM Phaolo Nguyễn Thái Hợp mới về dâng Thánh lễ. Ngài chỉ về đến nơi, dâng Thánh lễ với bài giảng là đi, không kịp ngồi chứ chưa nói đến việc thăm hỏi nạn nhân.

Có lẽ lý do rất chính đáng là ngài đang bận chuẩn bị đón tiếp Đại diện Tòa Thánh với những cuộc đón rước hàng vạn người dài hàng chục km với cờ, hoa, xe và người nhằm cho Đại diện Tòa Thánh thấy một giáo hội tưng bừng, nồng nhiệt và lễ hội hoành tráng mà che đi những nỗi  đau đớn của giáo dân đã và đang bị khủng bố đến ngày hôm nay trong chính sách tiêu diệt tôn giáo của nhà cầm quyền Cộng sản. Vị Đại diện Tòa Thánh sẽ nhìn thấy biển người rực rỡ mà che lấp đi nhóm giáo dân ở Con Cuông, Mỹ Lộc, Cầu Rầm, Ngọc Long, Lập Thạch và nhiều nơi khác trong Giáo phận Vinh đang lâm nạn, sẽ nhìn thấy lượng giáo dân đổ ra đường rầm rập mà không biết có những nơi, máu và súng đạn đang chờ đón các giáo dân khác. Đức TGM Đại diện Tòa Thánh cũng sẽ nhìn thấy hàng vạn người màu sắc rực rỡ mà không hề được biết trong chốn ngục tù cộng sản, những người hoạt động vì cộng đồng, vì Giáo hội đang rét mướt tái tê và cô đơn bởi sự lãng quên của mọi người.

Giáo phận Vinh đón TGM Đại diện Tòa Thánh

Mới đây, một đồng hương gửi đến cho chúng tôi một số bài phát biểu của ĐGM Phaolo Nguyễn Thái Hợp trong chuyến Mỹ du mới đây. Những lời phá biểu của ngài thật mạnh mẽ gây cho người nghe ở hải ngoại biết bao hi vọng và sự ủng hộ nhiệt liệt đối với ngài. Song những hành động của ngài sau đó đã làm cho sự thất vọng còn lớn hơn.

Ngay tại GP Vinh, nhiều người đã kêu lên rằng: Trước khi có Công Lý hòa bình cho Biển Đông hãy có tiếng nói cho Công lý – Hòa bình trong Giáo phận. Trước khi đòi thả Cù Huy Hà Vũ, hãy đòi nhà cầm quyền hành động đúng pháp luật trong vụ bắt cóc theo hình thức khủng bố 15 thanh niên giáo dân Vinh. Trước khi đòi hỏi ngừng dự án bauxite, xin hãy lên tiếng để nhà cầm quyền Hà Tĩnh không bán khu đất Vũng Áng cho Tàu – Đài Loan mà buộc giáo dân phải xiêu quê bạt quán, phá bỏ cả nhà thờ. Hoặc ít nhất trước khi tôn vinh điều ai cũng biết rằng Nguyễn Trường Tộ là người yêu nước, hãy kêu to lên rằng nhiều người vô tội đang bị bách hại đánh đập và nhiều người yêu nước tuổi trẻ đang ở trong tù.

Thực ra, lời nói và hành động phải đi với nhau mới có sức thuyết phục lòng người.

Chúng tôi đã xem những bài nói chuyện của ngài khi Mỹ du, ở đó một số chi tiết mà tổng hợp lại, chúng tôi biết rõ đấy là những nguồn tin do chính công an Việt Nam cung cấp cho ngài. Sở dĩ chúng tôi khẳng định được điều đó, chỉ vì chúng tôi đã kiểm chứng rõ ràng sự kiện ngài nói bởi những người liên quan.

Chúng tôi cũng đã thấy trong buổi nói chuyện ở San Jose, ngài gọi Nữ Vương Công Lý là Nhân viên Công Lực(?) Chúng tôi chưa rõ từ Nhân viên Công Lực ở đây theo nghĩa nào. Tuy nhiên, nếu theo nghĩa là người của Nhà nước thì quả thật chúng tôi đã phát hiện một “Nhân viên Công lực” rất có giá trị và hoạt động rất hữu hiệu cho Nhà nước Cộng sản Việt Nam.

Điều này trái với những mong mỏi, đợi chờ của chúng tôi. Nhưng dù đau vẫn phải nói ra vì đây là Sự thật.

Chúng tôi không cần chứng minh chúng tôi là ai. Ai là Cộng sản, ai là Nhân viên Công lực, thiết nghĩ sự thật sẽ chứng minh tất cả qua hành động chứ không chỉ là nhãn mác hay địa vị hoặc những lời nói chỉ đẹp lòng người. Thời gian sẽ là phép thử nhiệm mầu và chính xác nhất.

Những ngày qua, khi vụ việc Mỹ Lộc được đưa lên mạng, giáo dân Mỹ Lộc thấy được an ủi phần nào khi những đau khổ của mình được cả thế giới chia sẻ, thì lẽ ra với vai trò chủ chăn, ĐGM sẽ lên tiếng với đoàn chiên đang bị bách hại để mọi người cùng hiệp thông cho họ được an ủi và động viên. Ngược lại Tòa GM Xã Đoài đã ra lệnh cho Mỹ Lộc phải im lặng, không được tiết lộ các thông tin bị bách hại và tình hình cho báo chí biết?

Cũng như nhiều Đức Giám mục khác khi bị chỉ rõ những điều không đúng đắn, thái độ không nên có với một số sự việc, một số vị đã không còn cách nào khác là lừa bịp dân chúng bằng cách đi “rao giảng tin đồn” rằng trang Nữ Vương Công Lý là của Cộng sản, một số người quan tâm vấn đề của Giáo hội, giáo phận mình là Cộng sản, hoặc là do thế lực nào đó ở Mỹ, ở nước ngoài xúi giục… nhằm lung lạc tinh thần giáo dân và lừa bịp họ, đi ngược với đường lối Bác ái và Sự thật của Giáo Hội Công giáo.

Ở những vụ việc đó, giáo dân, linh mục, tu sĩ đau, nhưng không được rên. Quyền cất lên tiếng rên của họ cũng đã bị một số người lợi dụng địa vị của mình trong hàng giáo phẩm để tước đoạt.

Nữ Vương Công Lý

  1. Đổi tên
    17.12.2011 lúc 08:21

    E rằng, bài viết trên đã Nhuốm Màu Kích Động. Thiết nghĩ, nếu tác giả bài viết đứng vào vị trí của Gm Vinh, thì sẽ hô chém, chém, giết giết chăng?
    Tôi nghĩ, nếu không cân nhắc kỷ, cứ theo tác giả thì: tác giả ngồi rung đùi, còn giáo dân và bà con lương dân chém giết nhau, và máu đỗ chảy thành sông. Vì, đất Nghệ mà.

  2. trần hoàng mẩn
    17.12.2011 lúc 18:38

    những bài viết đúng sự thật nếu DGM không cho đăng các bạn cứ gửi tôi, tôi sẻ đăng.

  3. Tuan Hoang Nguyen
    17.12.2011 lúc 20:50

    Giáo hội Việt Nam đúng là đang bị bách hại nặng nề; cũng như đất nước VIệt nam đang đứng trước những nguy cơ của thời đại. Chúng ta là những người công giáo, hiệp nhất với GIáo hội công giáo toàn cầu, giáo hội công giáo Việt Nam. Là những người giáo dân chân chính, chúng ta không nên manh động những gì làm thiệt hại đến Hội thánh của chúng ta. Những khi chúng ta “hành động” theo ý mình liệu có hợp với những gì đang diễn ra thực tế không? Và liệu rằng chúng ta lại đem đấng chủ chăn ra để mà yêu sách phải hành động thì chúng ta đã quá vô phép trong việc tuân phuc Đấng bản quyền rồi!
    Tôn giáo với thế quyền là hai con đường song song nhau, giúp nhau chứ không phải đấu đá với nhau. Nếu trong lịch sử, thần quyền (Thiên Chúa giáo) thống trị, và vượt trên thế quyền cũng không được mọi người yêu thích. Và ngày nay cũng vậy, thế quyền lấn át và có khi muốn tiêu diệt thần quyền; Chủ nghĩa tương đối đang ngự trị trên hành tinh này, tôn giáo có khi người ta nghĩ rằng mình bị gò ép, hay mình cứ sống thoải mái.
    Chúa GIêsu đã xuống thế, không phải để xuống đường làm những cuộc cách mạng lớn, mà Ngài đã yêu thương đến tận cùng, đến cái chết mà không hề trách móc ai cả. Liệu cho rằng giáo dân giáo xứ Con Đuông, Ngọc Long, sùng đạo, yêu mến Chúa mà lại làm sai thánh ý Chúa Giêsu đã dạy thì sao còn gọi là yêu mến Chúa?
    Các giám mục là những người nối tiếp các thánh tông đồ; được Chúa Giêsu đích thân chỉ định cai quản Hội Thánh. Các ngài có bổn phận chăm lo săn sóc giáo dân trong giáo phận của mình, trong lĩnh vực tôn giáo, phong hóa; còn những chuyện khác về phần đời sao chúng ta lại đổ gánh lên vai các ngài. Nếu nói rằng đất đai, nhà xứ, sân vận động bị lấy mất, thì đáng là bao so với năm 1975, tất cả cơ sở tôn giáo bị lấy làm của công. Và cũng chính biến cố đó, giáo hội Việt Nam như trưởng thành hơn và vượt lên chính mình trong đức tin, hơn là có đầy đủ của cải vật chất.
    Tôi cũng thấy rằng đây là hiệu ứng Domino của chuyện xuống đường thắp nến ở Thái Hà, tòa khâm sứ. ai ai cũng “sôi sục” chuyện xuống đường, biểu tình, phản đối. Nhưng hiệu ứng đám đông thôi, nếu bị phân mảnh ra từng cá nhân thì mạnh ai nấy chạy, rồi lại biêu xấu nhau trên mạng, che giấu đi tên thật của mình.
    Tôi cũng thấy, nhiều khi chúng ta quá đáng khi các giám mục các giáo phận lần lượt lên trang mạng để bị “phanh thây” vì không làm theo “yêu sách” của giáo dân. Có khi chúng ta quá nghĩ theo những hành động con người mà không nhìn thấy Chúa THánh thần đang hoạt động trong giáo hội chúng ta.
    Tôi cũng thấy chúng ta phê phán đảng cộng sản, những người đang lãnh đạo đất nước. Nhưng họ cũng có nỗ lực nào đó chứ không hẵn họ tiêu diệt người dân ruột thịt của họ. Nếu họ muốn thì như PônPốt đã làm, từng người đã bị gọi lên và không bao giờ thấy trở về. CHúng ta đã giúp gì cho đất nước? hay là cứ ngồi đó mà ca thán? “Bạn đã làm gì cho đất nước, hơn là đất nước đã làm gì cho bạn”.
    Các thánh tử đạo VIệt Nam, có nhiều tầng lớp từ giai cấp quan lại, lính tráng, cho đến dân đen đều biết kính trọng luật nhà vua, mặc dù lệnh vua bảo chém, có khi vô lý, không tìm thấy tội gì, nhưng các vị không phản kháng mà vẫn kiên trung chịu đựng. Chúng ta có như các thánh tử đạo Việt Nam không? có dám chấp nhận hy sinh và lấy cuộc sống hành đạo của mình làm bằng chứng yêu Chúa không?
    Các thánh tử đạo đâu xuống đường, nếu có cơ hội lánh được thì lánh, khi bị bắt vẫn kiên trung theo Chúa, còn cầu nguyện cho những người bắt bớ hành hạ mình; đến những lý hình đã cảm phục mà sau đó đã gia nhập đạo.
    Liệu chúng ta “ồn ào náo động”, “thanh la phèng kêu” có giúp bao nhiêu người vào đạo, hay là chúng ta đang biểu dương cho một đạo bất khuất, anh dũng, bạo động. Chính Islam giáo cũng đang lâm vào thế này như chúng ta, những hành động Jihar của họ làm cho họ giống như là những kẻ liều chết. Đạo Islam cũng yêu mến Thiên Chúa, hành đạo theo luật của Người, những gì mà ôm bom liều chết, phá hoại là những phần tử cực đoan thôi. họ theo những lý tưởng được hứa hão huyền hơn là tin vào Kinh Koran dạy bảo.
    Liệu chúng ta có phải là phần tử cực đoan của Đạo Công Giáo ? Xin chúng ta cùng suy nghĩ và sống đúng tin mừng của CHúa Giêsu.

  4. N T D
    17.12.2011 lúc 23:35

    Rồi vấn đề này sẽ liên quan đến vấn đề mồ mả tổ tiên, khi đó sẽ có các nghĩa trang được di chuyển để làm đường, làm nhà cửa. Trước đây quan niệm mồ yên mả đẹp, như thế yên ấm gia tộc, có thể phát đạt. Đó là cách tôn trọng người đã khuất, người sống nhường đất cho người đã khuất. Nhưng sẽ tới lúc người sống không nhường người đã khuất. Họ lấy phần mộ làm công trình. Điều đó cũng có thể được vì có lợi ích kinh tế. Nhưng thử hỏi những ngôi mộ mà xương cốt ra tro bụi, không tìm thấy, gia đình đó sẽ buồn ra sao? Họ sẽ nghĩ gia tộc lụi bại, bất hòa. Nếu họ tin là xương cốt không còn thì phần mộ mới đó vừa của người đã khuất vừa cho con cháu thừa hưởng suất đất mới đó, và linh hồn đó đã được yên nghỉ nơi Chúa, nếu nghĩ được như vậy họ sẽ bớt đau buồn. Nhưng nếu là mộ của anh em lương dân thì sao? Họ sẽ đau đớn đến thế nào? Lợi ích kinh tế cũng phải xét lợi ích xã hội, khi người dân bị thương tổn tinh thần vì nghĩ họ đã không phải với người đã khuất. Tất nhiên sẽ khó tránh khỏi việc di chuyển mộ phần. Nhưng đừng dùng bạo lực ép họ, hãy giải thích và đền bù thật thỏa đáng. Mộ và nghĩa trang thật đẹp. Coi gia đình đó là có công. Đừng coi họ là kẻ bị trị, phải thế này hay phải thế kia…Đừng dùng sức ép kiểu bạo lực mà sai lại càng sai hơn. Động chạm đến người đã khuất cũng như người sống phải hết mực tôn trọng. Cũng vậy nghị quyết 23/2003 cũng có thể coi là mộ phần cũ kỹ, nếu phải di chuyển nhường cho con người thì cũng phải di chuyển. Tất nhiên khi di chuyển “Mộ Phần này” chắc chắn các tôn giáo sẽ rất tôn trọng, rất vỗ tay, hoan nghênh, và thấy đó là việc có công cho xã hội. Tất nhiên nếu dùng bạo lực để giữ nguyên mộ phần NQ23 này thì xã hội khó tiến. Dù người sống hay với người đã khuất ta hãy tôn trọng hết mực, đừng vì ý mình mà bạo lực mà ức hiếp người sống và người đã khuất, kẻo các vị tiên tổ (Cả cụ tổ của mình lẫn cụ tổ của người mình đang xâm hại) kéo nhau sống lại vừa đánh vừa chửi mình vô học, bất nhân, bất nghĩa. Lúc đó, thử hỏi mình có chỗ chui xuống hay không? Tất nhiên việc chiếm đất thờ tự của người còn sống cũng càng bị các vị tiên tổ trách và đánh thậm tệ, vì các cụ rất hiểu thế nào là thế giới bên kia, thế giới của sự lành thì được hưởng phúc, và thế giới đó ghét ghê kẻ vì tiền mà đào mồ mả tổ tiên để xỉ nhục, để bán rẻ (kẻ nào xâm hại tiên tổ của người, sẽ bị tiên tổ mình nói: vì lũ thất đức này mà các tiên tổ của người ta mắng tao đấy) Hãy tôn trọng nhau trong tình anh em, hãy giữ cho nhau, như chính các tiên tổ đang tôn trọng và gìn giữ cho nhau. Một dân tộc là phải biết: thấy anh em đau phải thương, thấy anh em cần phải giúp, thấy nhà cửa anh em phải giữ gìn, thấy mồ mả phải tôn trọng, thấy đất thờ tự phải thành kính tri ân, thấy trẻ em, người yếu đuối phải bảo vệ không được xâm hại…

  5. N T D
    17.12.2011 lúc 23:51

    Nếu con dân nước Nam không còn nói sự thật thì nước sẽ không còn mạnh, sự thật như thuốc chữa bệnh, không có sự thật, không ai nói sự thật thì sẽ không có xã hội lành mạnh. Khi không còn mạnh mẽ thì không thể có sự trong lành, tinh tươm sạch sẽ, mà chỉ có mùi khó chịu… Sự thật khác gì thứ trong lành, sạch sẽ, làm khỏi bệnh. Chúa cũng muốn ai rao giảng thì hãy nói trên mái nhà, rao giảng lời Chúa, hay việc nói lên sự thật cũng là những việc phải nói trên mái nhà. Ta không thể không nói gì, không thể mặc kệ, để cho xã hội mắc bệnh, và nước hết mạnh. Nhưng ta cũng không bạo động vì Chúa không dạy làm vậy. Nhưng ta không thể im lặng. Ta không nói rêu rao ầm ĩ, nhưng tiếng nói tự tâm hồn có Chúa soi sáng phải được nói trên mạng ảo để cùng tâm sự. Không thể để sự thật bị rơi vào nấm mộ im lặng. Nếu ai không chống lại anh em thì là người ủng hộ anh em, Chúa đã từng nói như vậy, cũng thế, ai không nói gì, và không nói sự thật là không bảo vệ anh em mình, không bảo vệ xã hội và quốc gia. Vì thế cần nói sự thật, ai dập tắt tiếng nói sự thật cũng là chống lại sự thật. Chúa là Sự Thật Hoàn Hảo. Chúa muốn ta nói sự thật dù có bị đau khổ, phải nói, phải nói. Nhưng Chúa là Đấng thương yêu nên Ngài không bảo ta bạo động, chính vì thế ta không nói sự thật, thì nhiều anh em chưa hiểu sự thật, sẽ không biết họ sai. Họ không biết họ sai thì nếu ta lên tiếng quá ít sẽ làm nhiều người nghĩ chúng ta hoang tưởng nói quá lên như vậy thôi và chúng ta là thiểu số bất mãn, nhưng ta nói có cơ sở, nói nhiều cho nhau, thì rồi tất cả cùng nhau tác động để không chỉ một nhóm nhỏ, mà nhiều người cùng lên tiếng, cùng làm những sự thật, để giúp nước mạnh hơn – lúc đó còn ai dám nói chúng ta bất mãn, ngược lại họ sẽ nói ta rất có tinh thần xây dựng, rất trách nhiệm, và biết rõ ta không nói quá sự thật, ta không hoang tưởng gì cả… Ai cấm nói sự thật thì không ủng hộ anh em, không ủng hộ Thiên Chúa. (Thiếu yêu mến Chúa và anh em)

  6. N T D
    18.12.2011 lúc 00:20

    Dân biết – dân bàn – dân làm – dân kiểm tra. Câu khẩu hiệu này tôi ủng hộ. Muốn dân biết và bàn thì cần sự thật, ai biết sự thật phải cho người khác cùng biết để còn bàn bạc và thực hiện. Khi thực hiện mà chưa hiệu quả thì khi kiểm tra, biết chưa hiệu quả phải nói ra sự thật đó để cùng biết, rồi cùng bàn, làm và kiểm tra, nhưng chung quy của vấn đề hiệu quả công việc được mĩ mãn là phải nói sự thật, sự thật được nói ra từ miệng những người biết về nó, nói cho mọi người cùng biết. Ai biết mà không nói là không xây dựng, không muốn mọi người tiến bộ, là thiếu trách nhiệm, thiếu tình yêu thương anh em mình.

  7. Tin tương, cầu nguyện và hy vọng đợi chờ, là phương thế của an bình.
    18.12.2011 lúc 09:41

    Quả thật, người viết cảm nhận rằng: tác giả của bài Viết trên như đang có “chiêu” gì đây, phải chăng, đang” sút chó vào bụi”! Tác giả thuộc “dê hay chiên” đây?
    Hỡi những người có lương tri, đừng đưa trí của mình ra để lọc từ, chọn câu một cách sâu, thâm hiểm, tàn độc nhất có thể để chê bai, thách thức và sỉ nhục các Đấng đã, đang “chịu trận” vì anh em.
    Tôi tin rằng, với ơn Chúa, các Ngài luôn có cách làm việc, mà Thiên Chúa đang định hướng cho Ngài {Tôi đang nói về Gm Giáo phận Vinh}.
    Tôi nghĩ rằng, tác giả bài báo trên chưa có tính hiệp thông Giáo hội. Vì, 1/ Chưa thấy bài góp ý với Gm Vinh, mà đã chỉ trích; 2/ Chưa đứng vào vị trí của Gm Vinh thì tác giả nói chỉ để mà nói; 3/ tác giả chỉ nói để thể hiện tính lý luận sắc bén của mình: dựa trên trí, chứ chưa dựa trên Tin, và tim; 4/ Chưa có tâm tình của Đức Giêsu: ” ai dùng gươm sẽ chết vì gươm”; 5/ Chưa có khả năng đón nhận sự khác biệt nơi người khác; 6/ Chưa có, chưa sống sự hiếu hoà nơi chính mình, văn hoá lúa nước và đặc biệt văn Hoá Ki tô giáo; 7/ Chưa cảm nếm những nỗi đau của người bị đánh, bị tù, bị chết…..vì cả tin và dễ bị xúi dục…..
    Vì, nếu tác giả có chiều kích hiệp thông, sẽ viết bài, phổ biến, lôi kéo sự đoàn kết lương dân, trách hiểu sai nhau, phân định điều sai trái khi nghe “……” tuyên truyền. Nếu tác giả kêu gọi hiệp thông lương giáo, e hay hơn là moi xóc các đấng bản quyền. Nên biết rằng, Gm quyết định việc gì, thì cũng đã qua Ban Tham mưu, Ban cố vấn, và đặc biệt dựa trên nền tảng chính là Sự Cầu Nguyện.

  8. N T D
    18.12.2011 lúc 22:32

    Chúa Giê-su biết rõ thời đại Ngài sống, biết rõ Roma không tốt, mà lãnh đạo Do Thái cũng không tốt. Dù Ngài không nói nhiều về những sai lầm của họ, những cái ác của họ, nhưng Ngài không sợ nhắc bảo họ hãy Kính sợ Thiên Chúa, hãy sống đúng tâm tình mà Thiên Chúa muốn, đó là sống Luật Chúa, là yêu thương… Vì thế dù Chúa không nói ra cái sai kiểu chính trị để đả phá họ, nhưng Chúa không ngại nói cái sai mà chính họ cư xử với anh em đồng bào, và cũng bợ đỡ Roma… Thời nay cũng vậy, Chúa sẽ hiện diện không để làm chính trị, nhưng những gì là sự thật Chúa vẫn yêu cầu, những gì là sai trái trong cách quản trị dù đời hay đạo, Chúa cũng trách, vì Chúa không hề sợ các lãnh đạo Do Thái hay Roma, Chúa không bợ đỡ họ, không vì sợ họ mà không dám nói: các anh buộc người khác làm những điều mà chính các anh không thèm đụng một ngón tay vào làm… Các đấng bậc không cần làm chính trị, nhưng việc giáo dân bị đau khổ, các ngài nên lên tiếng, vì các vị quản trị xã hội cũng là dân Việt, trách nhiệm của các đấng bậc cũng là dân Việt, nên người Việt nhắc nhở nhau là bình thường. Nếu không nói gì thì không đúng, vì Chúa không làm chính trị nhưng Chúa nhắc nhở về Luật của Thiên Chúa, luật tình yêu, luật của con người. Mọi hình thức né tránh, vị nể đều không phù hợp với người đứng đầu. Hãy xem hình ảnh Chúa kêu gọi thả ông Phê-rô lúc trong vườn Giệt-ma-ni, mặc dù ông đã chém đứt tai phải của một đầy tớ trong lực lượng công quyền của Do Thái lúc bấy giờ. Nếu Chúa mặc kệ Phê-rô thì chính chúng ta cũng sẽ tự hỏi sao Chúa làm thế; nhưng hành động của Chúa là cứu Phê-rô, điều đó khiến ta hiểu. Lãnh đạo phải bảo vệ anh em mình, phải lên tiếng bảo vệ anh em mình. Bởi lãnh đạo luôn là người bị phía đối lập tấn công dồn dập và mãnh liệt trước tiên, nên lãnh đạo luôn bị khổ trước tiên. Đã là người chỉ đạo thì phải sẵn sàng nhận khốn khó, nhưng để anh em được yên ổn. Còn nếu lãnh đạo để anh em chịu khổ, chịu lạnh, đói, còn mình thì đi nhận lời khen sáo rỗng của phía đối lập, lại để anh em chịu khổ trước cả mình thì người đó cần xem lại mình. Dù là ở trận địa hay ở hậu phương, đã là quan phải nghỉ sau anh em, lo cho anh em trước tiên,..phải đi trước anh em, lo lắng trước những gì anh em sẽ phải làm, phải đi (biết trước để chuẩn bị và lo lắng trước) và luôn thông báo cho anh em phải làm gì (Chúa đã bao lần nói cho các môn đệ về cái khó khi theo Thầy, cái khó vì Thầy bị tấn công, và anh em cũng bị tấn công. Cái khó khi Thầy bị giết, bị đổ những tội Thầy không có…) Chúa không thỏa hiệp. Chúa chỉ yêu cầu nếu các anh tìm Giê-su Nadaret thì chính là Ta đây, hãy tha những người này. Ngày nay, dù các đấng được soi sáng ở cách thức hiền lành, nhưng cần phải khôn ngoan can trường. Chúa có sự can trường thẳng thắn nên Chúa mới phải chịu chết. Nếu Chúa thỏa hiệp thì đâu có được những Phê-rô, Gioan, Toma, An-rê…can trường, đâu có được Giáo hội trung thực dám nói sự thật. Cuộc sống có vẻ đối chọi nhau khi nói sự thật. Nói sự thật họ sẽ nghĩ ta chống đối, soi xét ta, hại ta. Nhưng khi thời gian đủ chín, nhìn lại những gì ta đã nói, mà vì lời ta nói, mọi anh em quanh ta được hạnh phúc, xã hội được tiến bộ, muôn dân được an toàn, thì lúc đó những người từng nghĩ ta chia rẽ, xúi bẩy, chống đối này nọ, sẽ hiểu ta can trường bảo vệ muôn dân chỉ vì muốn tốt cho anh em, và cho cả chính họ, những người hiện chưa hiểu đúng giá trị của sự Hy sinh khi làm Đầu của anh em mình. Muốn làm Đầu phải hầu thiên hạ. Muốn làm đầu phải nói sự thật, phải can trường. Không chống đối nhưng phải nói sự thật. Những gì sai sự thật thì không được tiếp tay, không im lặng, không bỏ qua. Chúa chẳng đã làm như vậy sao? Những người sợ ta nói sự thật, ta hãy hỏi họ: Nếu ta không nói sự thật thì họ sẽ được những cái lợi gì nào? nếu họ trả lời, rồi cả 2 cùng xét những cái họ thấy lợi trước mắt, có là cái lợi lâu dài và tốt đẹp không??? Thì rồi chính họ sẽ thấy nếu không đúng sự thật thì mọi lợi ích họ tạo ra chỉ là lợi ích cho thời điểm gần chứ không là lợi ích lâu dài, không là hạnh phúc thật cho mọi người. Lúc đó ta hỏi lại: Thế nếu nói sai không có lợi lâu dài, không trọn vẹn, không tốt đẹp, sao anh bảo tôi phải nói sai như ý anh? Lúc đó họ không thể nói ta hãy nói sai theo cách họ đang nghĩ là tốt. Họ sẽ yêu cầu ta cứ nói sự thật. Thầy thuốc cũng vậy, nói sự thật để người bệnh biết mà chữa, mà chuẩn bị tinh thần, nói sai chỉ làm người bệnh thêm lo sợ, …và nếu biết sự thật, có khi lúc đó người bệnh càng thêm vô vọng, mất hết tinh thần, mất hết niềm tin, (bỗng nhận ra một sự đen tối, vô vọng người ta vẫn dấu mình, lúc đó thì là sự điên rồ xuất hiện vì mọi hy vọng, mọi niềm tin trước kia nay bỗng tiêu tan..) lúc đó sẽ không có một chuyện thần kỳ nào giúp người bệnh hoặc khỏi bệnh, hoặc yên tâm chống lại tuyệt vọng mà bệnh tật mang đến, cũng không có thứ an ủi nào cho người nhà các bệnh nhân này.

  1. 17.12.2011 lúc 10:31

Bình luận về bài viết này