Hội thảo quốc gia Chính phủ điện tử và một kiến nghị với VFOSSA

Theo thông tin báo chí, tháng 7/2012 sẽ diễn ra hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử.

Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu khi xây dựng một hệ thống lớn là thiết kế kiến trúc hệ thống. Ví dụ theo kinh nghiệm của Ngaxây dựng từng bước chính phủ điện tử bắt đầu từ phát triển kiến trúc hệ thống“.

Chương trình Chính phủ điện tử Việt nam bắt đầu từ đề án 112 mà cũng theo thông tin báo chíViệc triển khai Ðề án 112 đã định hướng được kiến trúc hệ thống thông tin của Chính phủ. Không rõ cái kiến trúc hệ thống đó được “định hướng” ra sao. Nhưng nếu chỉ “định hướng” thôi thì không đủ.

Có lẽ vì thế, đến tháng 4/2007, nghị định số 64/2007/NĐ-CP “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước” còn giao nhiệm vụ:

Điều 15. Bảo đảm tương thích về công nghệ trong hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước

Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì xây dựng kiến trúc chuẩn hệ thống thông tin quốc gia với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quy định áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến, tiêu chuẩn mở về kết nối mạng, trao đổi, lưu trữ dữ liệu và thông tin trong hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước.

2. Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, bao gồm:….”

Trong nghị định này quan niệm kiến trúc chuẩn hệ thống công nghệ thông tin quốc gia là phương tiện đảm bảo tính tương thích công nghệ và gồm 2 nội dung chính: quy định về các chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Có vẻ hơi đơn giản hóa khái niệm “kiến trúc chuẩn hệ thống công nghệ thông tin quốc gia”! -:).

Theo một số thông tin khác thì đã có kiến trúc hệ thống thông tin quốc gia và trên cơ sở đó hiện nay một số bộ ngành đang tiến hánh xây dựng kiến trúc hệ thống thông tin của bộ ngành mình.

Ví dụ, bộ Tài nguyên Môi trường “trên cơ sở kiến trúc hệ thống thông tin quốc gia, cần xây dựng và ban hành kiến trúc hệ thống thông tin ngành TN&MT“. (nguồn).

Bộ Ngoại giao “Công ty Microsoft Việt Nam sẽ phối hợp với Trung tâm Thông tin – Bộ ngoại giao tiến hành khảo sát đánh giá hiện trạng CNTT của Bộ, từ đó đưa ra những tư vấn và hỗ trợ cho Bộ Ngoại giao trong việc thiết kế, xây dựng khung kiến trúc chuẩn CNTT và một lộ trình phát triển ứng dụng CNTT cho giai đoạn từ nay đến 2015.” (nguồn)

Từ các thực tế trên có hai vấn đề mà cộng đồng nguồn mở cần quan tâm:

  1. Chất lượng các kiến trúc hệ thống thông tin đã có: với cái quan niệm hơi đơn giản hóa nêu trong nghị định nói trên thì có cơ sở để nêu vấn đề này. Việc thiết kế, xây dựng kiến trúc hệ thống một cách bài bản, chính quy cần sử dụng các khung kiến trúc một tổ chức (Enterprise Architecture Framework) đã có sẵn bao gồm phương pháp luận, trình tự, công cụ, v.v… Một kiến trúc xây dựng theo một framework được thừa nhận mới có chất lượng thật sự, tránh được các ẩn ý hoặc thiếu sót trong đó gây khó khăn cho việc triển khai sau này.
    Nếu như kiến trúc đã có còn chưa hoàn chỉnh thì việc tiếp tục phát triển cho ra đời các version sau là chuyện bình thường.
  2. Điều quan trọng nhất là kiến trúc hệ thống phải độc lập với công nghệ và nhà cung cấp, dựa trên các chuẩn mở. Nếu không thì khi triển khai, phần mềm nguồn mở sẽ không có cửa hoặc gần như phải phá đi làm lại từ đầu. Một ví dụ tiêu biểu là việc triển khai PMNM tại Munich đã nêu ở đây: hệ thống cũ với nhiều chuẩn đóng, công nghệ đóng đã gây nên rất nhiều rắc rối.
    Để có tính độc lập nói trên, chỉ quy định dùng các chuẩn mở thôi không đủ. Kiến trúc hệ thống phải được thiết kế theo một framework đảm bảo được điều đó.
    Áp dụng được PMNM chỉ là vấn đề nhỏ. Một hệ thống thông tin quốc gia bị khóa cứng vào một số công nghệ, nhà cung cấp mới là vấn đề lớn. Không rõ hiện nay khung kiến trúc chuẩn CNTT của bộ Ngoại giao do Microsoft tư vấn có đảm bảo được diều kiện nói trên không?

Tôi không có các nguồn thông tin chính thức từ bên trong nên chỉ có thể dựa trên các thông tin công khai nêu lên vài nghi vấn. Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn mở (VFOSSA) với tư cách là đại diện pháp nhân cho cộng đồng nguồn mở chắc sẽ tham dự hội thảo này và vì vậy nên tìm hiểu trước hai vấn đề 1 và 2 nói trên để có các kiến nghị cần thiết.

Nếu không sau này dù có cho ứng dụng PMNM vào bộ Ngoại giao, chúng ta sẽ gặp lại trường hợp của Munich nói trên.

(Việc này trước đây tôi có quan tâm và định áp dụng nhưng rồi điều kiện không cho phép, xem . ).

1 thoughts on “Hội thảo quốc gia Chính phủ điện tử và một kiến nghị với VFOSSA

Bình luận về bài viết này