Thi Thử IELTS Online Miễn Phí

GIỚI THIỆU

BÀI THI MỚI NHẤT

IELTS 8 | IELTS 7 | IELTS 6 | IELTS 5

IELTS 4 | IELTS 3 | IELTS 2 | ​​​​​​​IELTS 1

HƯỚNG DẪN THI

CHIẾN THUẬT CHINH PHỤC TỪNG BAND ĐIỂM

Bạn muốn hướng đến band điểm nào trong kỳ thi IELTS. Trước khi nghiên cứu cụ thể những chiến thuật làm bài, Edu2Review mời bạn điểm qua những điểm tổng quan về các band điểm như sau:

IELTS BAND 5.0 – 6.0

Task Achievement

- Không có overview rõ ràng

- Phân tích đầy đủ dữ liệu, nhưng chưa làm bật lên điểm chính yếu

- Đưa ra luận điểm nhưng chưa có dẫn chứng minh họa cụ thể

- Thông tin không chính xác

Coherence and Cohesion

- Có bố cục thông tin; chia đoạn văn chưa tốt

- Sử dụng các từ/cụm từ nối bị lỗi hoặc sử dụng ở mức căn bản; thường xuyên thiếu đại từ thay thế

Lexical Resource

- Sử dụng từ hạn chế, còn lặp từ

- Thường xuyên có lỗi chính tả hoặc hình thái từ

- Gây khó khăn cho việc đọc hiểu

Grammatical Range and Accuracy

- Sử dụng những cấu trúc câu cơ bản

- Chưa thành thạo những cấu trúc phức tạp

- Phạm phải nhiều lỗi ngữ pháp

IELTS BAND 6.0 – 7.0

Task Achievement

- Có nhận xét tổng quan

- Đề cập các chi tiết quan trọng

- Chọn lọc thông tin để đưa vào bài viết, nhưng một số có thể chưa chính xác

Coherence and Cohesion

- Trình bày bố cục rõ ràng, chia đoạn văn hợp lý

- Sử dụng hiệu quả các phương tiện liên kết, tuy nhiên, việc sử dụng các cụm từ nối còn mắc lỗi

- Có sử dụng đại từ thay thế, nhưng chưa chính xác

Lexical Resource

- Thể hiện vốn từ đa dạng

- Sử dụng chưa chính xác một số từ học thuật

- Diễn đạt rõ ràng nhưng vẫn mắc một số lỗi chính tả hoặc lối sử dụng hình thái từ

Grammaticcal Range and Accuracy

- Sử dụng cấu trúc câu đơn giản và phức tạp

- Diễn đạt rõ ràng nhưng vẫn mắc lỗi ngữ pháp

IELTS BAND 7.0 – 8.0

Task Achievement

- Nhận xét tổng quan rõ ràng

- Chỉ ra và làm nổi bật các chi tiết quan trọng

- Trình bày tất cả các thông tin chính xác, nhưng một số phần vẫn có thể phát triển hơn để đạt band 8.0

Coherence and Cohesion

- Trình bày bố cục thông tin logic, chia đoạn tốt

- Sử dụng hiệu quả các phương tiện liên kết nhưng chưa thật sự da dạng hoặc chưa chuẩn xác

- Dùng tốt đại từ thay thế

Lexical Resource

- Đưa vào bài viết vốn từ đa dạng, tương đối chính xác

- Sử dụng chính xác từ ngữ học thuật

- Có phong cách và khả năng kết hợp trong sử dụng từ ngữ; đôi chỗ mắc lỗi chính tả hoặc lựa chiọn từ chưa thực sự chuẩn xác, nhưng vẫn chấp nhận được

Grammatical Range and Accuracy

- Sử dụng nhiều cấu trúc câu phức tạp

- Phần lớn các câu không có lỗi sai

- Khả năng kiểm soát ngữ pháp tốt

- Đôi chỗ có lỗi sai về ngữ pháp hoặc ngắt nghỉ câu

IELTS BAND 8.0 – 9.0

Task Achievement

- Nhận xét tổng quan rõ ràng

- Trình bày nổi bật các chi tiết quan trọng

- Thực hiện đầy đủ và đạt tất cả các yêu cầu đề ra

Coherence and Cohesion

- Trình bày bố cục và luận điểm logic, chia đoạn hiệu quả

- Sử dụng đa dạng và hiệu quả các phương tiện liên kết và dẫn dắt

- Sử dụng hoàn toàn chính xác đại từ thay thế

Lexical Resource

- Sử dụng vốn từ đa dạng và chính xác

- Sử dụng thành thạo từ ngữ học thuật

- Rất ít hoặc không mắc lỗi chính tả và hình thái từ

Grammatical Range and Accuracy

- Sử dụng thành thạo và chuẩn xác các cấu trúc câu phức tạp

- Không mắc lỗi diễn đạt hoặc chỉ mắc lỗi rất ít, có thể bỏ qua

CÁC CHIẾN THUẬT CHINH PHỤC WRITING TASK 1

Ở phần khái quát về các band điểm mong muốn, bạn đã nghe đến những tiêu chuẩn như Task Achievement, Cohesion & coherence… Vậy cụ thể, những tiêu chuẩn này là gì và có tính quyết định kết quả như thế nào? Bạn cần làm gì để đạt được điểm cao với IELTS Writing Task 1. Đừng bỏ qua những chiến thuật sau đây nhé!

Chiến thuật 1: Cohesion & coherence (sự đồng nhất và liên quan)

Để không sa đà vào sự lan man khi triển khai luận điểm trong bài, cohesion và coherence là yếu tố quan trọng, tạo nên sự logic, chính xác, tạo nên một bài báo cáo “chuẩn”. Vậy chiến thuật này đòi hỏi những yếu tố gì?
  1. Đáp ứng đủ yêu cầu đề bài

Để bài viết trở nên hấp dẫn và nắm chắc 7.0 trong tay, bên cạnh việc mô tả dữ liệu từ biểu đồ, bạn cần so sánh các dữ liệu này khi có thể. Nên nhớ rằng, đề bài Task 1 thường bao gồm yêu cầu: “make comparison where relevant” (so sánh nếu liên quan). Vì vậy, điểm số của bạn chắc chắn bị ảnh hưởng nếu bạn chưa thực hiện đầy đủ yêu cầu câu hỏi.

Vậy làm thế nào để thực hiện phép so sánh các dữ liệu? Hãy xem thử ví dụ sau đây nhé!

Between two companies in Turkey, Jack and Jones will make better sales in every month of the next year.

Câu văn trên vừa thực hiện phép so sánh đơn giản nhất giữa hai dữ liệu đề bài. Ngoài ra, bạn có thể làm phong phú thêm diễn đạt của mình bằng cách dẫn chứng số liệu cụ thể.

The projected market share of Mango Co. & Jack & Jones Co. are almost equal which are 20 percent and 30 percent respectively.

  1. Trình bày những điểm chính yếu

Nếu chúng ta nghiên cứu các tiêu chí cho điểm 8 của IELTS Writing Task 1, thang điểm của ban giám khảo nêu rõ bài viết phải "present, highlights and illustrates key features/bullet points clearly and appropriately" (trình bày và làm nổi bật các chi tiết chính một cách rõ ràng và hợp lý). Vì vậy, bạn sẽ khó lòng chạm đến band điểm 8.0 nếu chưa biết cách tóm gọn những điểm nổi bật và xử lý thông tin trong 20 phút.

Để tóm gọn tất cả ý chính từ biểu đồ trong vòng 20 phút, bạn cần phân tích và chọn ra những điểm nổi bật để đưa vào bài viết của mình. Những điều quan trọng bạn cần lưu tâm với dạng bài tập biểu đồ là hai xu hướng chính (tương ứng với 2 đoạn văn), điểm cao nhất hoặc thấp nhất, cột mốc biến động…

  1. Sắp xếp các đoạn văn

Một bài viết dạng phân tích biểu đồ thường gồm 3 đoạn văn (1 đoạn mở bài, 2 đoạn thân bài) và 1 câu nhận xét tổng quan. Bài làm không yêu cầu dài dòng, nên mở bài cần đi thẳng vào yêu cầu bằng việc paraphrase (viết lại bằng ngôn ngữ của mình) đề bài. Bước tiếp theo, bạn phải đưa ra nhận xét tổng quan nhất về các xu hướng trên biểu đồ được cho và tóm gọn trong một câu. Thân bài sẽ đi vào chi tiết, với 2 đoạn văn tương ứng với 2 luận điểm chính yếu của bài. Phần kết luận cho writing task 1 được xem là dư thừa và sẽ không được tính điểm, nên cấu trúc bài thi sẽ chỉ dừng ở phần thân bài

Chiến thuật 2: Lexical Resource & Grammatical Range and Accuracy (Từ vựng và ngữ pháp)

Khi làm bài, bạn nên sử dụng linh hoạt các cấu trúc ngữ pháp khác nhau để bài viết đa dạng và chứng minh với giám khảo mình là người sử dụng tiếng Anh thành thạo. Dưới đây là những “chiến thuật” giúp bài làm của bạn trở nên sinh động.

  1. Sử dụng linh hoạt câu đơn, câu ghép và câu phức

Nếu muốn đạt điểm từ 6.0 trở lên, bạn cần hiểu được bản chất của từng cấu trúc câu để sử dụng cho phù hợp. Cùng Edu2Review điểm qua những đặc điểm nhận biết của 3 cấu trúc này nhé!

  • Câu đơn là câu chỉ gồm 1 cụm chủ - vị. Ví dụ: The chart illustrates the number of visitors to Australia between 1975 and 2005.
  • Câu ghép là câu gồm nhiều cụm chủ - vị nối với nhau bằng các từ nối như however, but, yet. Ví dụ: The number of visitors increased dramatically from 2005 to 2008; however, it remained stable until the end of 2012.
  • Câu phức là câu bao gồm một mệnh đề độc lập và một mệnh đề phụ thuộc không thể hoạt động với tư cách một câu. Chúng được nối với nhau bằng các từ when/while/because/even though/that hoặc đại từ quan hệ như which/who/where.

VD: In 2010, almost 80% of Vietnamese teenage respondents claim that they got a smart phone primarily for entertainment.

Trong bài làm, việc chỉ sử dụng câu đơn sẽ khiến bài viết trở nên đơn điệu và khó có thể đạt điểm trên 5.0. Ngược lại, nếu sử dụng quá nhiều câu ghép hoặc câu phức, người đọc sẽ khó lòng nắm bắt lập luận của bạn vì có quá nhiều thông tin được truyền tả cùng một lúc. Vì vậy, người viết cần phối hợp sử dụng cả 3 loại câu suốt bài viết của mình để thể hiện sự linh hoạt trong cách sử dụng tiếng Anh. Điều này sẽ đưa bạn đến gần hơn với band điểm từ 7.0 trở lên trong kỳ thi IELTS.

  1. Sử dụng câu bị động

Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh chủ thể đang được nói đến, câu bị động sẽ là lựa chọn phù hợp để diễn tả một xu hướng thể nhiện trong biểu đồ.

Ví dụ, khi nói Cellphones are used more frequently in HCM City than Vinh Long, giám khảo sẽ nhận thấy điện thoại phổ biến với người ở Thành phố Hồ Chí Minh hơn ở Vinh Long. Trong khi đó, câu People of HCM City use cell phones more frequently than Vinh Long sẽ khó lòng làm rõ chủ thể cần mô tả (ở đây là “cell phones”).

  1. Sử dụng câu mang tính khách quan

Thay vì chọn ngôi thứ nhất, dạng bài task 1 đề cao tính chính xác, nên điểm nhìn cần xuất phát từ chính những hình vẽ, biểu đồ…

Ví dụ: The graph indicates that…

  1. Sử dụng thì chính xác

Bạn cần phải chú ý những mốc thời gian trong biểu đồ để lựa chọn thì chính xác. Ví dụ, nếu bạn thi IELTS trong năm 2018, thông tin của năm 2017 hoặc 2016 sẽ phải diễn đạt bằng thì quá khứ.

VD: 2017 saw a rise in the number of visits to Hanoi.

Đối với thông tin ở tương lai, như năm 2025, bạn nên sử dụng thì tương lai đơn với will/ is going to/ is likely to. Trong trường hợp biểu đồ không thể hiện rõ mốc thời gian, bạn nên sử dụng thì hiện tại đơn hoặc hiện tại tiếp diễn.

VD: The number of tourists is likely to rocket in 2025.

  1. Kiểm tra lỗi ngữ pháp

Để bài viết gây ấn tượng tốt với người chấm bài, bạn phải cố gắng kiểm soát lỗi chính tả, chia động từ, trật tự từ… Bên cạnh những lỗi dễ phát hiện đã nêu trên, Edu2Review sẽ giúp bạn một số lỗi ngữ pháp khác có thể “hạ thấp” band điểm có thể bạn chưa biết.

  • Lỗi thiếu từ

Có thể bạn không để ý, nhưng việc bỏ sót một số từ ngữ quan trọng sẽ rất khó lòng nhận được sự “khoan hồng” của các giám khảo khó tính. Hãy xem ví dụ sau đây:

Câu bị thiếu từ: Vietnam rose gradually between 2016 and 2018.

Câu đủ từ: Rice export in Vietnam of Vietnam rose gradually between 2016 and 2018.

Từ ví dụ trên, ta có thể thấy, việc thiếu từ có thể đưa đến nhận xét không trọn vẹn ngữ pháp, đồng thời gây ra sự thiếu hụt thông tin, khiến bạn khó chạm tay đến band điểm từ 6.0 trở lên.

  • Thiếu “s” cho ngôi thứ ba và thiếu mạo từ

Bạn có thể gặp sai xót không đáng có nếu không cẩn thận với các động từ đi với ngôn thứ ba và các mạo từ xác định trước danh từ. Đây được xem là lỗi sai căn bản, nên hãy cố gắng khắc phục và chú ý kiểm tra lại bài để “bảo toàn” band điểm của mình nhé!

CẤU TRÚC MỘT BÀI THI IELTS

Writing

Task 1 (150 từ): Thí sinh được yêu cầu phân tích bảng, biểu về sự thay đổi trong doanh số ở một khoảng thời gian nhất định, hoặc viết bài báo cáo về quy trình sản xuất một sản phẩm nào đó.

Task 2 (250 từ): Bạn cần viết bài luận để thể hiện quan điểm của mình về một vấn đề được nêu ra trong đề bài. Bạn có thể đồng ý hoặc phản bác ý kiến đó bằng những lập luận thuyết phục đi kèm với dẫn chứng phù hợp.

Listening (30 phút)

Chỉ sau duy nhất 1 lần nghe kéo dài khoảng 30 phút, thí sinh có nhiệm vụ điền vào chỗ trống trong các đoạn hội thoại, đoạn văn hoặc chọn dáp án trắc nghiệm theo yêu cầu đề bài. Sau khi bài nghe kết thúc, thí sinh có 10 phút để chuyển đáp án của mình vào phiếu trả lời.

Part 1: Phần đầu tiên của Listening xoay quanh những đoạn hội thoại thông dụng trong cuộc sống hằng ngày. Các tình huống thường xuất hiện ở part 1 thường là thủ tục đặt phòng khách sạn, đăng ký tham gia một câu lạc bộ…

Part 2: Thí sinh sẽ được nghe một đoạn độc thoại, thông thường là bài giới thiệu của tiếp viên hoặc hướng dẫn viên du lịch về nội quy cũng như thuyết trình về một địa điểm nào đó.

Part 3: Đây sẽ là cuộc đàm thoại giữa nhiều người về một dự án hoặc một cuộc khảo sát nhỏ liên quan đến những chủ đề như giáo dục, kinh tế, y học

Part 4. Thí sinh sẽ được nghe đoạn độc thoại, nhưng điểm khác biệt so với part 2 là đoạn độc thoại ở part 4 mang tính học thuật cao. Đây được xem là nội dung khó nhất trong phần thi Listening.

Reading (60 phút)

Bài thi có 3 đoạn văn với độ khó tăng dần, được trích dẫn từ sách, báo, công trình nghiên cứu… Sau mỗi bài đọc, thí sinh phải trả lời nhiều câu hỏi trắc nghiệm theo các dạng bài tập: True – False – Not given, tìm tiêu đề phù hợp, điền từ chỗ trống…

Speaking

Bài thi Speaking gồm 3 phần, trong đó bạn sẽ phải trò chuyện trực tiếp với ban giám khảo.

Part 1: Bạn sẽ được kiểm tra khả năng phản xạ qua những câu hỏi ngắn về nghề nghiệp, cuộc sống, sở thích…

Part 2: Bạn sẽ có một phút chuẩn bị bài giới thiệu về các chủ đề quen thuộc và sẽ trình bày phần thi của mình trong vòng 2 phút. Sau khi phần trình bày kết thúc, giám khảo có quyền đặt thêm các câu hỏi liên quan đến bài nói hoặc chủ đề đó.

Part 3: Giám khảo sẽ đặt những câu hỏi mang tính nghị luận về những vấn đề thời sự. Thí sinh cần dùng lập luận của mình để thể hiện quan điểm, đồng thời thảo luận và phản biện với những ý kiến từ ban giám khảo.

Đăng nhập để tiếp tục

Bằng Facebook Bằng Google

Hoặc sử dụng email

Bằng cách click xác nhận đăng ký, tôi đồng ý với các quy địnhđiều khoản của Edu2Review.