Cách trị môi khô nứt nẻ giúp đôi môi căng mọng trở lại
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Mẹo Hay Mẹo Vặt

Cách trị môi khô nứt nẻ giúp đôi môi căng mọng trở lại

Môi khô nứt nẻ không những ảnh hưởng khá nhiều đến sự tự tin về ngoại hình của bạn mà còn có thể là một dấu hiệu nguy hiểm của căn bệnh...Cùng tìm hiểu nhé!

Môi khô nứt nẻ thường gặp vào mùa lạnh, khô. Môi nẻ không chỉ gây khó chịu mà còn khiến bạn kém tự tin với nụ cười của mình. Dưới đây là các giải pháp cho bạn, hãy cùng Tuthuoc24h.net tìm hiểu ngay nhé!

Chẩn đoán đôi môi khô nứt nẻ cho biết điều gì về sức khỏe của bạn?

Vào mùa đông, không riêng gì các chị em phụ nữ mà đôi môi của hầu hết mọi người đều trở nên khô, nứt nẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, môi khô nứt nẻ cũng có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh nghiêm trọng.

Thiếu sắt, kẽm và vitamin B

kho moi nut ne phai lam sao
Chế độ ăn uống sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng môi của bạn. 

Nẻ môi sẽ xảy ra nếu cơ thể bổ sung không đủ lượng sắt, kẽm, vitamin B cần thiết khiến môi trở nên khô, nứt. Bên cạnh đó, khi thiếu hụt một dạng vitamin B là vitamin B2 cũng có thể làm môi bạn bị sưng lên, viêm nhiễm và bong tróc.

Mất nước

Trung bình, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng trong cơ thể và phân bố không đồng đều ở các cơ quan, tổ chức khác nhau. Tổng lượng nước trong cơ thể là không cố định mà giảm dần theo độ tuổi. Khi lượng nước trong cơ thể chúng ta giảm đi, tất cả chức năng sinh học của cơ thể sẽ gần như bắt đầu bị suy yếu. Đôi môi cũng không ngoại lệ. 

môi khô nứt nẻ và ngứa
Mất nước gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, trong đó có nẻ môi.

Khi mất nước, môi có xu hướng mất đi hàm lượng nước và khoáng chất, do đó không còn căng mọng mà trở nên nứt nẻ, khô và bong tróc. 

Phản ứng do dị ứng

Môi là một trong những vùng da nhạy cảm cần được chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên, nhiều người lại không chú ý đến việc các sản phẩm cho môi hoặc các loại thuốc nhất định mà bạn đang sử dụng có thể không phù hợp và đang âm thầm gây dị ứng. 

Bệnh Kawasaki

Đây là loại bệnh làm gây ra tình trạng sốt cấp hay kèm phát ban toàn thân, với đặc điểm có viêm lan tỏa của hệ mạch máu nhỏ và vừa trên toàn cơ thể.

làm gì khi môi khô nứt nẻ
Kawasaki là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ.

Khi môi khô, nứt nẻ là dấu hiệu của căn bệnh này, bạn cần chữa trị càng sớm càng tốt, vì bệnh này có thể gây tử vong. Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bạn cần lưu ý vì đối tượng này sẽ không nhận thức được chúng đang có các triệu chứng của bệnh, bản thân là phụ huynh thì mọi người cần chú ý đến các bé nhiều dù chỉ là một biểu hiện nhỏ bình thường.

Rối loạn tuyến giáp

Đây là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất vì thông thường, sau khi phát hiện, nó cũng không dễ dàng kiểm soát. 

moi bi kho nut ne phai lam sao
Khó phát hiện và cũng khó kiểm soát - rối loại tuyến giáp cần được phát hiện kịp thời để điều trị.

Khi bị bệnh, lớp da trên cùng dần dày hơn, cảm giác ngứa ngáy sẽ bắt đầu xuất hiện và da dần dần bị khô đi. Môi khô nứt nẻ có thể là dấu hiệu ban đầu của chứng rối loạn tuyến giáp nên bạn cần chú ý. Do đó, hãy đừng chủ quan mà hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức.

Nhiễm nấm men

trị môi khô nứt nẻ vào mùa đông
Nấm nen lan rất nhanh và có thể trở nên trầm trọng nếu bạn không sớm phát hiện ra dấu hiệu của bệnh này ở vùng miệng là nẻ môi.

Vi khuẩn nấm men sẽ phát triển với tốc độ rất nhanh không thể kiểm soát được. Ở bệnh này, nước bọt của bạn sẽ đóng vai trò như chất xúc tác kích thích nấm men nhân rộng. Và nếu bạn bị nhiễm nấm men xung quanh miệng, dấu hiệu nhận biết đầu tiên là đôi môi nứt nẻ với những vết nứt nhỏ gần khóe miệng. Trong trường hợp này, tốt nhất là tránh liếm môi và vùng xung quanh để tránh nước bọt làm bệnh trầm trọng hơn.

Nhiễm virus Herpes

môi khô nứt nẻ vào mùa hè
Bệnh Herpes cũng có biểu hiện ban đầu là nẻ môi.

Bệnh Herpes (mụn rộp ở môi) có biểu hiện là những vết phồng rộp nhỏ thành từng đám trên môi và xung quanh miệng hoặc cơ quan sinh dục. Bệnh lây truyền qua đường tình dục và thông thường môi nứt nẻ không phải đặc trưng của nó. Tuy nhiên, dấu hiệu nứt môi này vẫn có thể là biểu hiện ban đầu chỉ ra bạn bị nhiễm Herpes. Biểu hiện bệnh gây ra đau đớn, bỏng rát, ngứa hoặc tê nhẹ vùng da trước khi nổi mụn nước.

Bệnh chốc lở

Căn bệnh nhiễm trùng này do vi khuẩn gây ra và xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là ở khu vực xung quanh mũi, miệng, trên cánh tay hoặc mông. 

 trị môi khô nứt nẻ vào mùa đông
Chốc lở sẽ gây nhiễm trùng nếu bạn không lưu ý đến biểu hiện nẻ môi ngay ban đầu.

Phổ biến với các nốt đỏ nhỏ, mụn nước trên vùng da xung quanh miệng, cho nên hiện tượng môi khô, nứt nẻ kèm theo ngứa cũng là dấu hiệu của chốc lở.

Bạn cần tránh những điều gì khi bị nẻ môi?

Không liếm môi

Yếu tố đầu tiên là thói quen của khá nhiều người - liếm môi. Không nên làm điều này vì khi liếm môi nghĩa là bạn đang làm cho môi  tiếp xúc nhiều lần với nước, từ đó sẽ làm mất lớp ẩm trên môi, khiến cho môi càng khô hơn.

Tránh xa môi trường có nhiệt độ khô nóng

Nếu như căn phòng của bạn có không khí quá khô hanh, bạn cần phải bổ sung thêm độ ẩm nhân tạo như máy phun sương, máy tạo ẩm trên 

Không dùng son khi môi bị nứt

Son môi hay son bóng chỉ có tác dụng che khuyết điểm tại thời điểm đó, nhưng sau khi sử dụng bạn sẽ phải hối hận ngay vì chúng sẽ làm môi bạn khô hơn và nứt nẻ hơn, gây nên đau đớn và có thể chảy máu khi bạn tẩy trang.

Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá sẽ khiến môi bạn khô nhanh hơn bình thường. Nếu như bạn đang bị nứt nẻ, hút thuốc lá khiến tình trạng môi của bạn càng trầm trọng hơn.

Cẩn trọng với các sản phẩm khiến môi bạn khô nẻ

  • Để bảo vệ đôi môi luôn mềm mại, bạn hãy cố gắng đảm bảo rằng sẽ tránh được các loại thức ăn gây khô nứt như tiêu, ớt, rượu,..
  • Khi trang điểm, hãy chắc chắn rằng tất cả mỹ phẩm bạn sử dụng không làm cho da bạn bị khô như:
  • Son môi: Dùng son môi có chất lượng tốt thì ngoài việc làm đẹp nó còn có tác dụng chống khô môi do ánh nắng mặt trời.
  • Tránh ánh nắng mặt trời: Vùng da môi không chứa chất melanin (hắc tố) nên ánh nắng mặt trời có thể gây bỏng môi. 
  • Kiểm tra kem đánh răng: Kem đánh răng và nước súc miệng là những thứ mà chúng ta dùng hằng ngày. Có một số sản phẩm vệ sinh răng miệng có thể gây dị ứng cho môi như gây đỏ, rộp da môi nên bạn cũng cần lưu ý đến vấn đề này nhé.

Những điều nên làm để tránh môi bị khô nẻ

cách làm môi hết khô và nứt nẻ
Chăm sóc cho làn da môi để bạn có một đôi môi căng mọng!

 

  • Giữ cho cơ thể đầy đủ nước bằng cách cố gắng uống 1-2 ly nước vào sáng sớm lúc dạ dày rỗng. Trước khi đi ngủ cũng bạn nên uống ít nhất một ly nước để cơ thể miễn nhiễm độc tố và được cung cấp đủ nước trong suốt cả ngày.
  • Dùng thêm vitamin tổng hợp để bổ sung năng lượng cho đôi môi thêm sức sống.
  • Sử dụng son dưỡng môi thường xuyên.
  • Sử dụng mỹ phẩm có SPF dạng lỏng.
  • Mỗi sáng hãy dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ lên môi để bong các lớp da chết.

Chữa môi khô nứt nẻ bằng phương pháp tự nhiên

Môi nứt nẻ không chỉ gây mất thẩm mỹ, khiến bạn thiếu tự tin mà còn gây đau rát, ăn uống khó khăn. Dưới đây là một số cách dễ dàng và hiệu quả để giữ cho đôi môi của bạn không bị khô và nứt nẻ.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B2

Vitamin B2 có trong các thực phẩm như rau lá màu xanh đậm, chuối, táo, lê, gan động vật, cá hồi, cá thu, sữa, trứng... 

Uống nhiều nước

Ngoài nước lọc thì bạn cũng có thể cung cấp nước cho cơ thể qua các loại trái cây mọng nước như dưa hấu, bưởi, dưa leo, cam,... để vừa đẹp môi vừa đẹp da, đẹp dáng.

Dùng dưa chuột

Dưa chuột thường được sử dụng để làm tan bọng mắt, dưỡng da nhưng nó còn có tác dụng với đôi môi, làm giảm sưng do khô nẻ gây ra.

Bạn chỉ cần thái lát dưa chuột, chà lên môi nhẹ nhàng để nước dưa chuột ngấm sâu vào môi một ngày vài lần, sau đó rửa lại bằng nước ấm, môi sẽ mềm mại, sáng mịn tự nhiên mà không bị nứt nẻ nữa.

Dùng mật ong nguyên chất

Mật ong là một loại chất kháng khuẩn tự nhiên và có thể sử dụng để chữa khô môi. Nếu thoa mật ong lên môi, để môi khô sau 30 giây rồi chờ sau 15 phút, dùng khăn ấm lau sạch mật ong trên môi là bạn đã có một đôi môi căng mọng rồi đấy! Thực hiện 2 lần/ngày và liên tục trong 1 tuần sẽ thấy được hiệu quả lâu dài.

Thoa dầu dừa, 

Dầu dừa là một loại sản phẩm kem dưỡng tự nhiên giúp cho môi thêm mềm mại và bớt khô, bong tróc. Vì thế, hãy dùng dầu dừa (hoặc dầu oliu) thoa cho môi mỗi ngày từ 2-3 lần để môi mềm hơn và bớt cảm giác đau rát khi bị nứt nẻ mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào. Bên cạnh đó, dầu dừa cũng giúp chữa thâm cho các bạn nữa đấy!

Đắp, thoa nha đam

Để chữa trị đôi môi khô nứt thì bạn không nên bỏ qua nguyên liệu quen thuộc này. Nha đam (lô hội) là loài thực vật nổi tiếng mang lại cho bạn làn da min màng. Hằng ngày bạn nên đăp cây lô hội 2 lần/ngày và mỗi lần đắp hãy giữ trong khoảng 20 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm. 

Dùng kem dưỡng môi

Kem dưỡng môi (sáp chống nẻ) sẽ rất hiệu quả trong việc điều trị đôi môi khô. Cụ thể là Vaseline, mang lại hiệu quả trong việc điều trị đôi môi nẻ. Đơn giản chỉ cần thoa một số vaseline trên đôi môi của bạn nhiều lần trong ngày để bảo vệ môi hoặc có thể kết hợp với động tác massage nhẹ nhàng vào mỗi sáng và tối trước khi ngủ để giúp máu lưu thông tốt hơn.

Chỉ với những thao tác đơn giản thì bạn đã có thể làm đẹp ngay tại nhà mình giúp môi không chỉ không còn tình trạng môi khô nứt nẻ mà còn khiến đôi môi trở nên hồng đẹp, ẩm mịn mà việc tô son làm đẹp sau đó cũng lên màu đúng chuẩn và nổi bật hơn. Hi vọng rằng những chia sẻ của Tuthuoc24h sẽ giúp bạn có một đôi môi hoàn hảo!

TuThuoc24h.net