Nhận biết ngộ độc chì như thế nào?

Nhận biết ngộ độc chì như thế nào?

Chúng ta đều biết trong số các kim loại nặng, chì thuộc nhóm kim loại độc hại hàng đầu, gây những căn bệnh nguy hiểm và đe dọa tính mạng con người. Vậy làm thế nào để biết mình có nguy cơ bị ngộ độc chì hay không để điều trị càng sớm càng tốt? Doctor B&H sẽ giải đáp câu hỏi này qua những thông tin dưới đây.

 

1, Biểu hiện ngộ độc chì

 

1.1 Trẻ em: Phần lớn trẻ bị ngộ độc chì có biểu hiện bệnh khó thấy, rất dễ bị bỏ sót, chỉ có thể phát hiện khi khám chuyên khoa kỹ lưỡng và xét nghiệm.

 

Biểu hiện thấy rõ:

  • Thần kinh: hôn mê, co giật, liệt, thái độ và hành vi kỳ dị, mệt mỏi, khó chịu, vô cảm… Khi trẻ có biểu hiện nặng trên thần kinh trung ương (hôn mê, co giật) thì 25-30% số trẻ này có di chứng (chậm phát triển trí tuệ, co giật, mù, liệt) vĩnh viễn.
  • Tiêu hoá: Nôn, đau bụng, chán ăn
  • Máu: thiếu máu

 

Biểu hiện ngầm: chậm phát triển, giảm khả năng nghe, có các hành vi hung hăng, chống đối xã hội, bạo lực, mắc chứng tăng động và giảm tập trung.

 

Giảm tập trung có thể là biểu hiện của trẻ bị ngộ độc chì

 

Các nghiên cứu cho thấy có mối liên quan tỷ lệ nghịch giữa chỉ số IQ của trẻ em và nồng độ chì trong máu, kể cả khi nồng độ dưới 10mcg/dL. Trẻ có nồng độ chì trong máu càng cao thì càng dễ mắc chứng tăng động và giảm tập trung. Ngộ độc chì ở trẻ em đặc biệt được quan tâm ở các nước phát triển vì lo ngại đến sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.

 

1.2 Người lớn: Ngộ độc chì ở người lớn thường đi kèm những triệu chứng như:

  • Thần kinh trung ương: lơ mơ, lẫn lộn, dễ buồn ngủ, mất ngủ, hôn mê, co giật, đau đầu, mất trí nhớ, liệt.
  • Tiêu hoá: miệng có vị kim loại, chán ăn, táo bón, đau bụng.
  • Cơ, xương, khớp: đau cơ, yếu cơ, đau khớp
  • Máu: thiếu máu
  • Sinh sản: giảm tình dục, giảm khả năng sinh đẻ, dễ sảy thai, đẻ non, chậm phát triển thai, dị dạng thai,…

 

Ngộ độc chì biểu hiện ở nhiều cơ quan và chức năng của cơ thể

 

Ngộ độc mạn tính biểu hiện ở nhiều cơ quan, đặc biệt có tương quan với mức độ tăng huyết áp và mức độ rối loạn của lão hoá (suy giảm trí tuệ, các bất thường điện não, rối loạn chức năng thận mạn tính và đục thuỷ tinh thể). Người bệnh có thể cảm thấy bất thường nhưng thường chỉ phát hiện khi xét nghiệm, khám chuyên khoa và đánh giá kỹ lưỡng.

 

2, Chẩn đoán ngộ độc chì

 

Khi có tiếp xúc với các nguồn chì và nghi ngờ bị ngộ độc, bạn cần nhanh chóng đi khám tại các cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ cần thông tin về việc tiếp xúc với các nguồn chì, thời gian tiếp xúc, mức độ tiếp xúc, nguồn gốc chì hay các biểu hiện bất thường của bạn. Xét nghiệm nồng độ chì trong máu (lấy máu tĩnh mạch) là xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán ngộ độc chì. Khi đi khám bệnh, bạn nên mang theo tất cả các giấy tờ khám chữa bệnh cũ, kể cả các thuốc đã và đang dùng, đặc biệt là các mẫu thuốc nam mà bạn nghi ngờ đã gây ngộ độc.

 

3, Điều trị và theo dõi

 

Sau khi có kết quả xét nghiệm về nồng độ chì trong máu, bác sĩ sẽ kết hợp với bệnh trạng thực tế của bạn để đưa ra các biện pháp giải quyết cụ thể. Nếu nồng độ chì trong máu cao, có các biểu hiện ngộ độc chì rõ thì bạn cần điều trị toàn diện. Việc điều trị ngộ độc chì toàn diện bao gồm:

  • Ngừng tiếp xúc với nguồn chì đã gây ra ngộ độc: ngừng dùng thuốc cam, cải thiện điều kiện làm việc nếu tiếp xúc với chì trong lao động…
  • Điều trị các triệu chứng: hôn mê, co giật cần được cấp cứu, truyền máu nếu thiếu máu nặng,…
  • Tẩy độc: khi bạn mới tiếp xúc với chì, chì còn ở trên da, mắt, trong đường tiêu hóa và chưa hấp thu vào máu. Bạn có thể tắm rửa bằng xà phòng, rửa dạ dày, rửa ruột, nội soi gắp chì trong đường tiêu hóa,…
  • Dùng thuốc giải độc: đó là các thuốc sẽ gắn với chì và được cơ thể đào thải qua nước tiểu. Đây là biện pháp có tính quyết định.

 

Lưu ý:

  • Điều trị ngộ độc chì cần thời gian kéo dài hàng tháng đến hàng năm do chì thường đã gắn chặt ở xương. Bạn cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ và cách dùng thuốc, khám và xét nghiệm lại đúng theo hẹn.
  • Mẹ có thai, mẹ đang cho con bú, trẻ nhỏ (kể cả trẻ sơ sinh) bị ngộ độc chì rõ thì vẫn cần điều trị.

 

Có thể thấy kim loại nặng nói chung và chì nói riêng đã, đang và sẽ đe dọa đến sự khỏe mạnh của con người. Vì vậy, đào thải kim loại nặng ra khỏi cơ thể chính là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe. Trong số những cách thức thải độc, Doctor B&H xin giới thiệu một liệu pháp thải độc đặc biệt với hiệu năng cao đến từ Nhật Bản mang tên God-Cleaner Gold. Máy thải độc God-Cleaner Gold được nghiên cứu và hoàn thiện bởi Dr. Kenji Tazawa – Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ của Đại học Toyama Nhật Bản. Đây là máy thải độc được ngành Y tế Nhật Bản công nhận có tác dụng đào thải nhiều loại độc tố, đặc biệt là kim loại nặng, vô cùng hiệu quả.

 

  • God-Cleaner Gold – Liệu pháp thải độc hiệu năng cao đến từ Nhật Bản Link: https://bit.ly/30Lvv7   

 

Chúng tôi cam kết sẽ luôn nỗ lực đem đến những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất giúp chăm sóc sức khỏe cho bạn và gia đình một cách toàn diện.

 

Đọc thêm những bài viết tương tự:

  • Chất độc “tàn phá” cơ thể ra sao? Link: https://bit.ly/33VoZxd     
  • Kim loại nặng – “Kẻ thủ ác vô hình” đối với sức khỏe. Link: https://bit.ly/3h0xk6e  
  • Cảnh báo nhiễm độc thiếc hữu cơ – Căn bệnh lạ chết người. Link: https://bit.ly/3hpbwl2   

 

Địa chỉ: 96 Trấn Vũ, Ba Đình, Hà Nội

Văn phòng: (024)66666059

Hotline: 0868006611

Email:  

Website: doctorbh.vn 

Facebook Twitter Google-plus Instagram