Hướng dẫn chi tiết cách tính thời gian lưu điện của UPS chính xác nhất

Bạn có biết cách tính thời gian lưu điện của UPS hay không? Cách tính chính xác sẽ giúp bạn chọn bình ắc quy sử dụng phù hợp nhanh chóng? Bài viết này sẽ cho bạn đáp án chính xác, cũng kiến thức hữu ích liên quan tới thời gian lưu điện của UPS.

1. Thời gian lưu điện của UPS là gì?

Thời gian lưu điện chính là khoảng thời gian lưu của bộ USP. Hay hiểu một cách đơn giản thì nó chính là khoảng thời gian mà UPS cung cấp điện năng cho điện lưới có thể hoạt động được bình thường.

>> Tìm hiểu ngay: UPS là thiết bị gì? Phân loại UPS

thời gian lưu điện của ups - Ắc Quy Gia Phát

Thời gian lưu điện của UPS là khoảng thời gian UPS cung cấp điện năng

Việc tính toán thời gian lưu điện của UPS là điều rất cần thiết và cực kỳ quan trọng. Phải có sự tính toán các thông số một cách chính xác bạn mới đưa ra được chế độ làm việc hợp lý nhất cho bộ lưu điện này.

Đồng thời, cũng nhờ tính toán mà các bạn có thể xem xét được việc nên cung cấp điện đến những thiết bị nào cần để thực hiện hoạt động trong thời gian lưu điện được lâu nhất.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lưu điện của UPS

Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lưu điện của UPS, cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, yếu tố về dòng UPS, các dòng UPS khác nhau sẽ đem đến thời gian lưu điện là hoàn toàn khác nhau.
  • Thứ hai, yếu tố về dung lượng điện tích, thời gian hoạt động càng lâu khi dung lượng điện tích càng lớn.
  • Thứ ba, yếu tố cuối cùng là tổng công suất của các thiết bị tải. Một trong những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian hoạt động của bộ lưu điện đó chính là tổng công suất hoạt động đồng thời với các thiết bị tải trong khoảng thời gian cắt điện.

Hiểu rõ về cách yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lưu điện của UPS cũng sẽ giúp bạn có cách tính tốt nhất và chính xác nhất để áp dụng hiệu quả nhất cho thực tế.

tính thời gian lưu điện của ups - Ắc Quy Gia Phát

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lưu điện của UPS

3. Cách tính thời gian lưu điện của UPS

Hướng dẫn bạn chi tiết về cách tính thời gian lưu điện của UPS qua các bước cụ thể như sau:

  • Bước 1: Tiến hành tính tổng đối với công suất sử dụng thực tế (P). Khi mất điện xảy ra, hay chỉ sử dụng những thiết bị thực sự cần thiết, với các thiết bị không quá cần thiết bạn nên tắt.
  • Bước 2: Thực hiện việc tính công suất đối với bộ lưu điện. Bộ lưu điện nên đạt công suất lớn hơn 1.5 lần nếu sử dụng các thiết bị điện tử có dòng khởi động nhỏ như máy tính, TV, đèn,.. Bộ lưu điện phải đạt công suất tối thiểu gấp 2 lần trở lên với các thiết bị có dòng khởi động lớn như tủ lạnh, máy giặt,…

Áp dụng cách tính thời gian lưu điện của UPS qua công thức: Công suất UPS = P x 1.5 (hoặc P x 2)

  • Bước 3: Tiếp theo bạn cần phải xác định rõ về thời gian sử dụng hệ thống. Dựa vào số giờ mất điện trong ngày và nhu cầu sử dụng thực tế để có thể tính toán kỹ các số liệu liên quan đến thời gian lưu điện của UPS.
  • Bước 4: Tiến hành áp dụng các công thức để tính toán thời gian lưu điện của UPS.

Tính toán thời gian lưu điện của UPS bằng công thức tính thời gian lưu điện: T = ( AH*V*pf)/W.

>> Tham khảo thêm:

cách tính thời gian lưu điện của ups - Ắc Quy Gia Phát

Hướng dẫn cách tính thời gian lưu điện của UPS

Ví dụ áp dụng cách bước tính thời gian lưu điện qua hướng dẫn ở trên

Chẳng hạn bạn có một số thiết bị như 1 laptop (110W), 1 máy in laser (250W), 1 máy fax (45W), 1 đèn tuýp (40W), 1 bộ máy tính để bàn (300W), 1 thiết bị modem mạng (10W), 1 đầu ghi hình (45W). Khi đó bạn áp dụng theo các bước hướng dẫn ở trên để tiến hành tính thời gian lưu điện của UPS như sau:

  • Bước 1: Tính tổng công suất của tất cả các thiết bị như đã liệt kê rất cụ thể ở trên ta được.

P = 110 + 250+ 45 + 40 + 300 + 10 + 45 = 800 (W).

  • Bước 2: Do các thiết bị liệt kê ở đầu bài là loại có dòng khởi động nhỏ, nên chỉ cần nhân với hệ số 1.5 để ra công suất của UPS.

W = 800 x 1.5 = 1200 (W).

Bạn nên chọn chọn loại có thông số khoảng 48 VDC.

  • Bước 3: Ước lượng về nhu cầu sử dụng các thiết bị này sau khi mất điện là khoảng 1h đồng hồ.

T = 1 (h)

  • Bước 4: Áp dụng công thức.

Theo công suất thực tế ta có: AH = (1 x 800)/(48 x 0.6) = 27.8 (AH).

Như vậy, bạn cần dùng đến 4 bình ắc quy nếu là loại 12V-33AH hoặc có thể sử dụng 2 bình ắc quy loại 12V-65AH là đủ với nhu cầu sử dụng như đề bài đưa ra.

Theo công suất đỉnh: AH = 41.7 (AH).

Lúc này bạn phải dùng đến 4 bình ắc quy loại 12V-45AH để đảm bảo việc sử dụng các thiết bị được bình thường. Việc tính toán chính xác thời gian lưu của thiết bị rất quan trọng, nó giúp bạn chọn được loại bình và số lượng bình ắc quy cần sử dụng đúng nhất.

Xem thêm: Top 3 ắc quy tốt nhất cho bộ lưu điện UPS

Trên đây là toàn bộ những thông tin về thời gian lưu điện của UPS. Hy vọng với kiến thức này, bạn không chỉ hiểu mà còn biết cách tính thời gian lưu điện của UPS và có thể ứng dụng vào thực tế.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *