Bệnh chàm hóa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh chàm hóa là tình trạng do vi nấm gây ra. Bệnh không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày mà còn gây mất thẩm mỹ cho người mắc phải. Vậy, nguyên nhân nào gây ra bệnh chàm hóa và cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Chàm hóa là gì?

Bệnh chàm hóa được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như bệnh viêm da chàm hóa, bệnh eczema, bệnh tổ đỉa hoặc viêm da cơ địa. Hiểu đơn giản đây là một bệnh viêm da cấp hoặc mãn tính. Khi bị chàm, vùng da của người bệnh sẽ có những biểu hiện bất thường. Viêm da chàm hóa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính không phân biệt bất kỳ ai.

Chàm hóa xuất hiện trên các nếp gấp sau đầu gối
Chàm hóa xuất hiện trên các nếp gấp sau đầu gối

Người bệnh thường bị tái phát theo đợt, vì thế rất khó khăn trong việc chẩn đoán cũng như điều trị. Các vùng da như khuỷu tay đầu gối, vùng da mềm, chỗ kín, vùng nếp gấp trên cơ thể thường là những vị trí dễ mắc phải. Khi bị bệnh, những vùng da này sẽ bị sẩn ngứa chàm hóa rất khó chịu ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Bệnh chàm hóa cũng giống như các thể chàm thông thường, có diễn biến đan xen từng đợt, chu kỳ tăng hoặc giảm mức độ có thể tùy theo mùa, các giai đoạn bệnh xen kẽ nhau. Nhưng triệu chứng thường kéo dài dai dẳng.

Bên cạnh đó, còn một số thể chàm lâm sàng khác như:

  • Chàm dị ứng tiếp xúc
  • Chàm tiếp xúc
  • Bệnh tổ đỉa
  • Viêm da thần kinh,
  • Chàm tiết bã
  • Chàm thể đồng tiền
  • Viêm da ứ đọng

Những nguyên nhân gây chàm hóa da

Có rất nhiều nguyên nhân gây chàm hóa da, căn nguyên do người bệnh bị chàm da nhưng không điều trị hoặc điều trị không hiệu quả khiến da bị tổn thương nặng hơn. Cũng có thể do những yếu tố ngoại sinh làm ảnh hưởng tới da khiến vùng da bị chàm hóa. 

Di truyền là một trong những nguyên nhân gây chàm hóa
Di truyền là một trong những nguyên nhân gây chàm hóa

Cơ chế bệnh khá phức tạp, nhưng theo các chuyên gia da liễu, một số nguyên nhân gây chàm hóa da có thể kể đến là:

  • Do di truyền

Yếu tố không thể thay đổi được là do di truyền trong gia đình, chủng tộc. Trẻ em sẽ có nguy cơ bị chàm hóa da nếu như phụ huynh đã từng bị hoặc gặp phải các bệnh viêm da dị ứng. Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh viêm da dị ứng, thì nguy cơ mắc chàm hóa sẽ cao hơn.

  • Do cơ địa

Các rối loạn thường gặp như rối loạn chức năng tiêu hóa, bài tiết, rối loạn nội tiết tố, gặp các vấn đề về rối loạn thần kinh… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh chàm hóa.

  • Do yếu tố dị nguyên

Dị nguyên là những yếu tố từ môi trường bên ngoài, bao gồm các hóa chất độc hại, mỹ phẩm kém chất lượng, bụi bẩn… Các chất này tiếp xúc da lâu ngày, đặc biệt khi da bị tổn thương, sẽ tạo thành phản ứng miễn dịch làm cho bạn bị ngứa, gãi nhiều, dần dần dẫn tới sẩn ngứa chàm hóa. 

Tiếp xúc với các hóa chất độc hại cũng có thể khiến bạn bị chàm hóa
Tiếp xúc với các hóa chất độc hại cũng có thể khiến bạn bị chàm hóa

Chàm hóa cũng có thể được khởi phát từ chính nguồn thức ăn mà bạn ăn hàng ngày. Có rất nhiều người bị dị ứng với hải sản, một số thực phẩm đặc thù, những đồ ăn cay nóng… hoặc thiếu hụt vitamin do chế độ ăn không hợp lý.

  • Do suy giảm hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sức đề kháng cho cơ thể chống lại một số tác nhân gây hại đến con người, giúp con người tránh xa bệnh tật. Khi hệ miễn dịch bị suy giảm cơ thể bạn sẽ bị nhiễm nhiều bệnh hơn và chàm hóa da cũng có thể nằm trong số đó.

  • Nguyên nhân khác

Chàm hóa da cũng có thể do một vài nguyên nhân khác như: Cơ thể không được cung cấp đầy đủ độ ẩm, khiến da khô nứt nẻ thường xuyên; Căng thẳng kéo dài khiến bệnh chàm trở nên nặng hơn gây nên tình trạng chàm hóa. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm hóa da

Vì bệnh chàm hóa da là bệnh da liễu do bị chàm da trong thời gian dài hình thành nên. Mỗi giai đoạn bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau và từng đối tượng người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, do là bệnh da liễu nên có thể nhận biết các tổn thương bằng mắt thường.

Bệnh chàm hóa khiến bàn tay nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, vùng da xù xì khô ráp
Bệnh chàm hóa khiến bàn tay nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, vùng da xù xì khô ráp

Bệnh viêm da chàm hóa xuất hiện các biểu hiện cụ thể như:

  • Người bệnh thấy có những mảng mẩn ngứa trên da, đi kèm với đó là vùng da có màu đỏ, có các nốt sần có thể là mụn nước hoặc tổn thương bị mưng mủ tập trung thành đám. 
  • Các mảng đỏ do sẩn ngứa chàm hóa rất khó chịu, người bệnh càng gãi sẽ càng thấy ngứa và tổn thương nặng hơn.
  • Vùng da bị chàm hóa có thể xù xì, xuất hiện như lớp sừng nhìn kém thẩm mỹ.
  • Khi tình trạng viêm da chàm hóa kéo dài, sẽ thấy các tổn thương trên da rõ hơn: Vùng da sưng đỏ, có dịch chảy ra, xung quanh da nhẵn bóng, có vảy, lên da non thậm chí da chết thành từng mảng, bề mặt thô ráp. 
  • Bệnh thường xuất hiện ở các vị trí nếp gấp trên cơ thể như khuỷu tay, sau gáy, sau đầu gối, vùng má, vùng bẹn, bề mặt mông.

Khi thấy những dấu hiệu này, rất có thể bạn đã bị chàm hóa da. Lúc này, nên tới cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị sớm nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Tìm hiểu thêm

Chàm ngứa: Mọi điều cần biết từ A-Z

Chàm hóa da có lây nhiễm không? Nguy hiểm không?

Nếu không may bị bệnh, chắc hẳn rất nhiều người sẽ có chung thắc mắc không biết bệnh chàm hóa da có lây nhiễm không. Các triệu chứng chàm hóa khiến căn bệnh này trở nên đáng sợ với nhiều người. Từ đó, họ có tâm lý lo sợ bị lây lan, gây lo lắng kéo dài.

Vùng da bị chàm hóa khiến nhiều người lo sợ về sự nguy hiểm của nó
Vùng da bị chàm hóa khiến nhiều người lo sợ về sự nguy hiểm của nó

Trên thực tế, bệnh chàm không lây nhiễm từ người sang người. Nhưng có rất nhiều trường hợp người bị chàm hóa da kéo dài, vùng da bị tổn thương và viêm nhiễm nặng. Một khi không điều trị kịp thời và đúng cách khiến chúng trở thành môi trường cho vi khuẩn xâm nhập.

Các vi khuẩn và vi nấm này rất dễ phát tán ra môi trường bên ngoài và lây nhiễm cho những người khác gây ra các bệnh lý về da liễu. Việc lây nhiễm này không hề liên quan đến bệnh chàm trên da vậy nên bạn không nên quá lo lắng về vấn đề này.

Tuy vậy, không nên chủ quan với bệnh lý này. Về cơ bản, bệnh chàm hóa da không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây mất thẩm mỹ, khó chịu và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không khắc phục sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng như:

  • Khiến da thô ráp xù xì, gây ra cảm giác ngứa ngáy liên tục làm giảm chất lượng cuộc sống.
  • Khi bị ngứa bệnh nhân thường gãi nhiều điều này có thể khiến vùng tổn thương bị trầy xước và chảy máu. Nếu tình trạng này diễn ra nhiều lần có thể gây nhiễm trùng da.
  • Người bệnh vì liên tục phải lo lắng về bệnh chàm hóa da mà trở nên mất tập trung, cơ thể suy nhược, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe thể chất và tinh thần.
  • Vùng da bị chàm hóa trở nên xấu xí, người bệnh sẽ ngại tiếp xúc với người khác, nhất là khi bị chàm hóa ở vùng da hở. Chính điều này khiến cho nhiều người đánh mất đi không ít cơ hội của bản thân.

Có thể thấy bệnh chàm hóa da tác động không nhỏ tới sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh. Do đó, việc điều trị sớm tại cơ sở y tế chuyên khoa chất lượng là cách tốt nhất giúp bạn giải quyết tình trạng bệnh lúc này.

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ, CLICK NGAY!

BannerViemda 02 1

Điều trị chàm hóa da như thế nào?

Như đã trình bày ở trên, chàm hóa da là một bệnh da liễu không phân biệt bất kỳ bệnh nhân nào, vì thế ai cũng có nguy cơ mắc phải. Do da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể và thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài, bởi vậy, việc điều trị và phòng ngừa chàm hóa sẽ càng khó khăn hơn.

Chế độ chăm sóc tại nhà và các mẹo

Chế độ chăm sóc tại nhà và các mẹo dưới đây có thể giảm thiểu triệu chứng bệnh.

  • Vệ sinh tắm rửa: Tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, không ngâm nước lâu. Nên dùng sản phẩm sữa tắm dịu nhẹ cho làn da đã được bác sĩ tư vấn. Sau khi tắm, thấm khô cơ thể, không được lau mạnh và nên thoa kem dưỡng ẩm để hạn chế khô da.
  • Tránh cào gãi: Cắt ngắn và mài nhẵn móng tay, hạn chế gãi, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
  • Biết nên ăn gì và không nên ăn gì khi bị chàm hóa: Khi bị chàm hóa bạn cần kiêng một số thực phẩm dễ gây kích ứng như đồ ăn thức uống có chất kích thích, các loại hải sản và đồ ăn cay nóng… vì chúng dễ gây dị ứng. Bên cạnh đó, cần phải bổ sung đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp cho cơ thể những vitamin cần thiết.

Không chỉ chú ý tới việc chăm sóc da bị chàm hóa bạn có thể áp dụng một vài bài thuốc dân gian để giảm thiểu những triệu chứng khó chịu của bệnh như:

  • Tắm nước lá khế: Lá khế rửa sạch sau đó cho vào nồi nước đun tắm hàng ngày. Thành phần trong lá khế có khả năng kháng khuẩn giảm kích ứng trên da.
Ngâm vùng da bị chàm hóa với nước từ thảo dược
Ngâm vùng da bị chàm hóa với nước từ thảo dược
  • Lau vết thương với nước lá lốt: Dùng một nắm lá lốt rửa sạch cho một chút muối vào đun sôi sau đó dùng khăn ấm thấm nước lá lốt và lau nhẹ nhàng vùng da bị tổn thương.
  • Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý: Dùng dung dịch nước muối sinh lý có nồng độ phù hợp để vệ sinh da mỗi ngày, đây là cách đơn giản giúp ngăn chặn nhiễm trùng trên da. Tuy nhiên bạn cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ và dùng loại nước muối phù hợp vì nếu lượng muối quá nhiều có thể gây mất nước trên da, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Mật ong và nghệ: Bôi hỗn hợp mật ong và tinh bột nghệ lên vết chàm hóa, thành phần của mật ong và tinh bột nghệ đều có khả năng sát khuẩn, kháng sinh và giúp da được tái tạo.

Điều trị chàm hóa theo Tây y

Đối với chàm hóa da nhẹ, người bệnh có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da, nhưng hầu hết những loại thuốc này chỉ giải quyết tạm thời các triệu chứng ngứa và đỏ da. Tốt nhất, bạn nên tới cơ sở y tế, tại đây tùy vào từng mức độ và biểu hiện bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Bao gồm cả thuốc uống và thuốc bôi.

Có thể là:

  • Thuốc bôi ngoài da để giảm ngứa: Thường sẽ là các loại gel, kem bôi da chứa kẽm, corticoid, axit salicylic…
  • Thuốc mỡ: Các loại thuốc mỡ có khả năng cô lập, chống viêm tại vùng da bị tổn thương như Synalar, Celestoderm… Những loại này sẽ tránh nguy cơ lây lan và nhiễm trùng da.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh sẽ giúp bạn chống viêm tại vùng da bị chàm hóa tốt hơn.
Các loại thuốc trị chàm hóa da sẽ bao gồm cả thuốc uống và thuốc bôi
Các loại thuốc trị chàm hóa da sẽ bao gồm cả thuốc uống và thuốc bôi

Thuốc Tây điều trị chàm có ưu điểm là hiệu quả nhanh, tiện lợi. Nhưng lại có nhược điểm là không điều trị được nguyên nhân gây bệnh. Không nên dùng kéo dài hoặc tự ý sử dụng mà chưa được bác sĩ cho phép.

Điều trị chàm hóa theo Đông y

Theo thầy thuốc ưu tú, BSCKII. Nguyễn Thị Nhuần – Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, y học cổ truyền có ưu điểm là an toàn và lành tính hơn Tây y, có thể điều trị nấm và vi khuẩn trên bề mặt da bị chàm hóa, đồng thời tác động tới mầm bệnh bên trong. Hơn nữa, trong quá trình điều trị, các vị thuốc y học cổ truyền còn cung cấp dưỡng chất cần thiết cho da. 

Tuy nhiên, bạn sẽ phải tốn khá nhiều thời gian và công sức, chưa kể đến việc chuẩn bị nguyên liệu hàng ngày. Sử dụng thuốc y học cổ truyền còn gặp tình trạng dược tính lúc mạnh lúc yếu do cơ địa từng người và nguyên liệu. Theo các chuyên gia, một vài vị thuốc y học cổ truyền có khả năng điều trị và giảm thiểu những triệu chứng do chàm hóa da gây ra bao gồm:

  • Uy linh tiên: Có khả năng kháng viêm, trực khuẩn, trừ nấm, khử độc, vị cay tính ôn.
  • Hoàng đơn: Có khả năng phòng trừ phong, giảm ngứa ngáy, vị cay, tính lạnh, trừ nhiệt độc, sát khuẩn.
  • Hương nhu: Thanh nhiệt, giải độc, diệt khuẩn, kháng nấm.
  • Mần trầu: Khả năng kháng viêm, diệt nấm, giải độc, ngừa sẹo thâm và lồi của cây cỏ mần trầu đã được nhiều người biết đến từ lâu.
  • Hùng hoàng: Tác dụng giải độc, tiêu nấm, sát trùng, ngừa biến chứng và rất nhiều loại thảo dược khác…

Người bệnh có thể áp dụng sắc uống, bôi hoặc tắm rửa hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc ngâm rửa sẽ làm sạch da, sát khuẩn vùng bị chàm hóa da, cải thiện vùng tổn thương hiện tại. Thuốc bôi ngoài sát khuẩn tại chỗ, phục hồi và kích thích tái tạo da. Thuốc uống trong sẽ giải độc từ từ, tiêu viêm, tăng cường chức năng can thận từ đó tăng sức đề kháng.

Chàm hóa gây ngứa ngáy khiến người bệnh không ngừng gãi
Chàm hóa gây ngứa ngáy khiến người bệnh không ngừng gãi

Đặc điểm ưu việt của việc điều trị chàm hóa da bằng y học cổ truyền là có thể kích thích mầm bệnh ẩn, tạo đề kháng cho cơ thể. Nhờ đó, giúp điều trị bệnh tận gốc triệt để hơn, tránh việc bị tái phát lại, tác dụng an toàn có thể sử dụng lâu dài.

Người bệnh lưu ý tất cả các loại thuốc từ y học cổ truyền, Tây y đều có thể gây ra các tác dụng phụ nếu người bệnh tự ý dùng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Để đảm bảo an toàn hãy chắc chắn bạn được thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa da liễu uy tín và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Bài thuốc An Bì Thang – “khắc tinh” của bệnh chàm hóa

Hiểu rõ những ưu nhược điểm của y học cổ truyền trong điều trị chàm hóa, các chuyên gia da liễu hàng đầu tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (Đơn vị trực thuộc Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn) đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu, phát triển và bào chế thành công An Bì Thang. Bài thuốc này được đánh giá là giải pháp “vàng” giúp điều trị chàm tận gốc rễ, loại bỏ hoàn toàn triệu chứng viêm nhiễm trên da, duy trì hiệu quả bền vững và phòng ngừa tái phát lâu dài.

CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN

Theo phân tích của bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần, bài thuốc An Bì Thang vận dụng triệt để nguyên lý trị bệnh từ gốc tới ngọn của y học cổ truyền. Do đó, bài thuốc được phát triển thành 3 bài thuốc nhỏ với thành phần và những thảo dược sạch đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, được phối chế theo tỷ lệ “vàng” để tăng cường dược tính tối ưu.

ĐỘC GIẢ QUAN TÂM: An Bì Thang đặc trị chàm – hàng ngàn người đã sử dụng và kiểm chứng

3 chế phẩm được kết hợp theo phương thức trong uống, ngoài bôi và ngâm rửa
3 chế phẩm được kết hợp theo phương thức trong uống, ngoài bôi và ngâm rửa

Với cơ chế tác động “kép” mạnh mẽ, An Bì Thang không chỉ chặn đứng căn nguyên gây ra bệnh chàm hóa, còn đi sâu phục hồi các cơ quan thải độc trong cơ thể, giúp điều dưỡng cơ thể để phòng ngừa chàm tái phát. Song song với đào thải gốc bệnh, các triệu chứng khó chịu và tổn thương trên da cũng sẽ được loại bỏ, làn da trở nên mịn màng, sáng khỏe hơn.

AN TOÀN, LÀNH TÍNH

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện YHCT TW đánh giá: “Các chuyên gia của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam đã rất tinh tế trong việc lựa chọn, phối chế các vị thuốc. Vẫn là bồ công anh, ké đầu ngựa, nhân trần, tang bạch bì… Nhưng trong bài thuốc An Bì Thang, chúng được kết hợp với tỷ lệ “vàng” vừa không mất đi dược tính quý giá, vừa giúp nâng cao công dụng điều trị bệnh.

Hơn nữa, những thảo dược này đều là chuẩn sạch, có dược tính cao được tuyển chọn từ các vườn biệt dược GACP-WHO. Bởi vậy, bài thuốc An Bì Thang điều trị chàm không chỉ hiệu quả, mà còn an toàn, lành tính, không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm và phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả trẻ nhỏ, phụ nữ sau khi sinh, người già…”.

Lưu ý: Sản phẩm không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai và phụ nữ nuôi con dưới 6 tháng tuổi.

BÀO CHẾ TIỆN LỢI

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Vi Văn Thái – Nguyên Giám đốc Bệnh viện YDCT Quảng Ninh, Hội trưởng Hội Đông y Quảng Ninh nhận xét: “An Bì Thang mang lại cơ chế tác động toàn diện nên có thể loại bỏ gốc rễ gây bệnh song song với nuôi dưỡng da, xóa bỏ các triệu chứng khó chịu. Một điểm nữa mà tôi thấy rất thú vị là An Bì Thang có sự kết hợp của tinh hoa y học cổ truyền với công nghệ bào chế hiện đại. Người bệnh không cần phải sử dụng các bài thuốc thang sắc đun lích kích, mà sẽ được sử dụng bài thuốc tiện lợi, dễ dùng”.

An Bì Thang được bào chế tiện lợi: Thuốc uống và thuốc bôi dạng cao, thuốc rửa là thảo dược sấy khô đóng túi, nên cách sử dụng hết sức đơn giản
An Bì Thang được bào chế tiện lợi: Thuốc uống và thuốc bôi dạng cao, thuốc rửa là thảo dược sấy khô đóng túi, nên cách sử dụng hết sức đơn giản

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CÁ NHÂN HÓA

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, bài thuốc An Bì Thang còn phát huy tối đa tác dụng bởi được kết hợp trong một phác đồ điều trị hoàn hảo, có tính cá nhân hóa cao phù hợp cho từng người bệnh cụ thể. Liệu trình điều trị chàm cho từng người có thể khác nhau, thông thường là từ 2 – 3 tháng. Trong khoảng thời gian này, người bệnh sẽ cảm nhận được rất nhiều thay đổi, kể cả về tình trạng bệnh và sức khỏe tổng thể:

phac do dieu tri 768

ĐƯỢC NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Xuất phát điểm từ bài thuốc y học cổ truyền thế hệ mới, An Bì Thang đã có sự nâng cấp mạnh mẽ khi đã được chứng minh hiệu quả bằng các nghiên cứu lâm sàng. Đây chính là yêu cầu bắt buộc của Y HỌC CỔ TRUYỀN THẾ HỆ MỚI – xu hướng của y học Đông phương hiện đại.

Trong khảo sát thực tế trên 500 bệnh nhân bị viêm da sử dụng bài thuốc An Bì Thang theo đúng liệu trình cho thấy:

Nhiều người bệnh thoát khỏi viêm nang lông chỉ sau vài tháng điều trị

BÁO, ĐÀI UY TÍN VÀ NGƯỜI NỔI TIẾNG BẢO CHỨNG HIỆU QUẢ

Với công thức ưu việt, phác đồ điều trị hoàn hảo và hiệu quả điều trị đã được kiểm chứng thông qua hàng ngàn bệnh nhân, bài thuốc An Bì Thang đã nhận được nhiều phản hồi tốt, được Đài Truyền hình Quốc gia và nhiều tờ báo và tạp chí uy tín viết bài, đưa tin.

Theo báo 24h, bài thuốc An Bì Thang được chuyên gia đánh giá cao, người bệnh tin tưởng sử dụng là nhờ “khắc phục được những hạn chế của các phương pháp trị viêm da hiện hành, đồng thời với thành phần 100% thảo dược thiên nhiên“. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Trên Chuyên trang Tapchiyhoccotruyen, nhiều độc giả cũng đã gửi những phản hồi tích cực và minh chứng hiệu quả của bài thuốc này. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Đặc biệt, trong phóng sự của VTV social, nghệ sĩ Thu Huyền đã đánh giá cao độ an toàn và hiệu quả bền vững của bài thuốc An Bì Thang trong điều trị viêm da cho phụ nữ sau sinh. Xem thêm trong VIDEO dưới đây:

Một số phản hồi của độc giả:

CLICK NGAY: Thoát khỏi bệnh chàm đeo bám hơn 20 năm chỉ nhờ 3 tháng dùng đúng thuốc

cham9 e1610535214252

cham3

Để hiểu rõ hơn về bài thuốc An Bì Thang và có phác đồ điều trị chàm hay bất cứ bệnh viêm da dai dẳng nào, độc giả có thể trực tiếp tới thăm khám tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam. Thông tin liên hệ:

Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam

Có thể ngăn ngừa chàm hóa da?

Bên cạnh việc điều trị bệnh chàm hóa da, các biện pháp ngăn ngừa chàm hóa để bệnh không tái phát hoặc giúp bản thân không bị bệnh cũng là điều quan trọng. Một chế độ sinh hoạt phù hợp, thói quen chăm sóc da khoa học sẽ rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa chàm hóa da:

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Hãy đảm bảo mỗi ngày bạn nạp vào cơ thể khoảng 2 – 2,5 lít nước để có một sức khỏe tốt. Nước sẽ cung cấp độ ẩm tốt cho làn da, giúp cơ thể loại bỏ mọi độc tố xấu.

Uống đủ nước hàng ngày để cơ thể duy trì độ ẩm
Uống đủ nước hàng ngày để cơ thể duy trì độ ẩm
  • Một chế độ dinh dưỡng phù hợp

Một chế độ dinh dưỡng với đầy đủ rau xanh, hoa quả, protein, chất chống oxy hóa và các vitamin cần thiết từ nguồn thực phẩm sạch sẽ là cách phòng bệnh chàm hóa da tốt nhất. Ngoài ra, hãy nói không với các thực phẩm khiến bạn bị dị ứng, những thực phẩm gây kích ứng cho cơ thể. Nếu bạn chưa biết nên ăn gì, không nên ăn gì khi bị chàm, có thể tham vấn chuyên gia dinh dưỡng.

  • Có chế độ sinh hoạt khoa học

Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa đúng cách vừa phòng chống các bệnh da liễu nói chung và viêm da chàm hóa nói riêng. Nên giặt khăn tắm mỗi ngày, sử dụng quần áo thoáng mát thoải mái tránh bó sát. Sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội dịu nhẹ có nguồn gốc từ thiên nhiên. Sau khi tắm, thấm da nhẹ nhàng bằng khăn khô mềm để giữ độ ẩm cho cơ thể.

Ngoài ra, bạn nên chú ý tới việc giữ ẩm cơ thể đặc biệt sau lúc tắm. Không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, tuyệt đối không lạm dụng các chất tẩy rửa mạnh. Nghỉ ngơi điều độ tránh căng thẳng, nên biết cân bằng công việc và cuộc sống để bản thân luôn có khoảng thời gian được thư giãn.

Với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp hi vọng sẽ giúp bạn trang bị thêm kiến thức để hiểu rõ hơn chàm hóa là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng ngừa viêm da chàm hóa. Từ đó giúp bạn cũng như gia đình luôn khỏe mạnh, tránh được nguy cơ bệnh lý nói trên. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

banner an bi thang chua cham eczema

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (6 bình chọn)

Thanh bì dưỡng can thang đã được VTV2 giới thiệu là giải pháp Đông y hoàn chỉnh cho các bệnh lý về da tự miễn trong đó có chàm da.
Hạt nhục đậu giúp giảm nhanh và hiệu quả các triệu chứng của bệnh chàm
Cách trị eczema bằng hạt nhục đậu hiệu quả ít ai biết
Điều trị eczema bằng hạt nhục đậu là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Những thành phần có trong hạt nhục đậu giúp làm giảm các triệu…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *