Tải App

Đăng Truyện

Liên Hệ QTV

Chi Tiết Bài Viết
TaLàLãoThất
VIP 1
Nguyên Anh Trung Kỳ (44%)
[KHU ĐÀO TẠO]Cách làm việc để có một tác phẩm chuyên nghiệp

Có rất nhiều đạo hữu hỏi ta làm thế nào để có một tác phẩm chuyên nghiệp? Hay cách ta làm việc với tác phẩm của mình ra sao?...v.v… Thì nhân đây ta cũng có một bài tóm gọn cách làm việc của ta để các đạo hữu tham khảo. Mỗi người có một cách làm việc riêng, nhưng ta thiết nghỉ với cách làm như ta sắp nêu ra ở đây chỉ cần các đạo hữu nghiêm túc bắt tay vào làm thì 60 – 70% các bạn đã có một tác phẩm chuyên nghiệp cho bản thân.

1. Phải thật nghiêm túc bắt tay vào viết.

Điều thứ nhất để có một tác phẩm chuyên nghiệp thì các đạo hữu phải thật sự nghiêm túc bắt tay vào làm việc, chứ không phải có ý tưởng hứng lên rồi viết, điều này là một sai lầm tai hại. Vì sao lại nói vậy vì viết theo cảm hứng thì 90% là các tác phẩm sẽ “Thái Giám” hoặc lúc đầu rất hay nhưng càng lúc càng tệ, đến một giai đoạn thì tác phẩm tuyên bố khai tử. Nên điều đầu tiên ta nêu ra chính là “Phải thật nghiêm túc bắt tay vào viết.”

Một tác phẩm chỉ thật sự hay khi tác giả làm việc thật sự nghiêm túc.

2. Ý Tưởng và triển khai ý tưởng.

Tất nhiên rồi nếu không có ý tưởng thì sẽ không có tác phẩm ra đời. Một tác phẩm hay thì phải có một ý tưởng tốt. Điều này ta không cần nó thêm vì mỗi người có mỗi ý tưởng khác nhau, không ai giống ai.

Khi đã có ý tưởng rồi thì phải làm sao?

Không phải có ý tưởng tốt là sẽ cho ra một tác phẩm hay, điều này rất nhiều bạn lầm tưởng và dẫn đến một cái kết tai hại là viết giữa chừng bí ý tưởng và dẫn đến tác phẩm thành Thái Giám.

Vậy thì phải làm sao?

Điều đầu tiên bạn cần làm là khi có ý tưởng thì hãy ngồi ngay vào bàn, lấy giấy bút ghi ra ý tưởng của mình một cách cụ thể. Sau khi đã làm xong bước này thì các bạn hãy nhân lúc ý tưởng đang còn dạt dào ấy thử triển khai ý tưởng ấy theo nhiều cách khác nhau, càng nhiều càng tốt. vì nó sẽ giúp cho bạn tìm thêm nhiều hướng đi mới nhiều cách để biến ý tưởng của bạn thành một tác phẩm hay.

Lão Thất lấy ví dụ như sau:

“Hắn từng là một tên “Nhị thế tổ”,là kẻ đứng đầu trong đám hoàn khố đệ tử. Hắn có tài năng, có thế lực, có tiền của, có mỹ nữ vây quanh hàng đàn… Nhưng cũng chính vì vậy mà hắn đã đắc tội không ít người, chọc đến lợi ích của những kẻ khác. Hắn bị người cho thủ tiêu, nhưng hắn là may mắn thoát chết nhờ một hệ thống “lỗi” vô tình bị cưỡng ép chọn hắn mà kích hoạt. Cũng từ đây hắn cùng với hệ thống “lỗi” này của mình có những pha giở khóc giở cười. Hệ thống “lỗi” này cần hắn đem tập hợp đến các mỹ nữ cực phẩm, các nàng có tựu đến từ mọi nơi, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau Hoa Hậu Giảng Đường, Giảng Viên, Bác Sĩ, Tiến Sĩ, Luật Sư, Minh Tinh, Sát Thủ, Công Chúa.... Nhưng các nàng có một điểm chung là IQ cực cao. Trích gới thiệu ý tưởng Công Tử Khùng Điên – Ta Là Lão Thất”

Ý tưởng là như vậy. Triển khai ra sao ? Ta ví dụ :

Ai thủ tiêu hắn? (Người Thân, đối thủ, gia tộc khác...) Thủ tiêu như thế nào? (Tai nạn, sát thủ, ...)

May mắn thoát chết ra sao? Ngoại lực? hay vận may? …

Các bạn phải luôn đặt câu hỏi và trả lời những câu hỏi này. Từ đó ta sẽ tìm ra nhiều hướng đi khác nhau. Những câu hỏi và trả lời này các bạn nên lưu lại vì đó có thể là hướng đi khác cho bạn nếu bạn gặp khó khăn trong lúc triển khai chi tiết sau này.

Nếu có điều kiện bạn nên lập một cái sơ đồ, một “ma trận” cho chuổi câu hỏi và câu trả lời này, từ đó tìm thêm nhiều ý tưởng mới. Việc này phải được lặp đi lặp lại nhiều lần kể cả trong quá trình viết. Nếu có ý tưởng mới hãy bổ xung ngay vào sơ đồ đã lập.

3. Xây dựng cốt truyện.

Khi đã có ý tưởng và triển khai xong ý tưởng, chúng ta sẽ bắt tay vào xây dựng cốt truyện.

Vậy cốt truyện là gì?

Cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu cho mọi loại tác phẩm văn học mà chỉ tồn tại trong những tác phẩm thuộc loại tự sự (tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, truyện thơ...), kí và các tác phẩm kịch. Trong một số tác phẩm thuộc loại kí, không có yêu cầu xây dựng cốt truyện một cách chặt chẽ. Loại tác phẩm trữ tình không có yếu tố cốt truyện vì tác phẩm trữ tình chủ yếu thể hiện trực tiếp tâm trạng, tình cảm, ý nghĩ cảm xúc...của tác giả, nó không đòi hỏi tác giả phải xây dựng những sự kiện, biến cố, hành động thành một hệ thống liên tục làm cơ sở cho sự triển khai các tính cách.

Các bạn có thể tham khảo về cách xây dựng cốt truyện ở đây:

https://truyenyy.com/dien-dan/2018/khu-dao-tao-xay-dung-cot-truyen/

4. Xây dựng đại cương từ ý tưởng và cốt truyện ( Cơ bản)

Khi đã có ý tưởng và cốt truyện thì chúng ta se bắt tay vào làm đại cương truyện.

Vậy đại cương truyện là gì?

Có thể hiểu đại cương như dàn ý một bài văn nhưng ở mức độ lớn hơn. Viết truyện không có đại cương sẽ không kiểm soát được câu truyện, thường khiến câu truyện không hợp lý, thiếu liền mạch và tệ nhất sẽ dấn đến drop truyện. Nếu chỉ viết 5-10 chương, có thể bạn không cần. Nhưng đến hơn trăm chương thì đại cương là điều cần thiết, nếu không có đại cương, việc nhớ hết toàn bộ là không thể và rối là có thể. Tất nhiên đại cương vẫn áp dụng được cho truyện vài chục chương, rất tốt là đằng khác.

Cách viết đại cương truyện?

Ở đây chúng ta nói đến cách xây dựng đại cương cơ bản nhất (còn nhiều cách nâng cao khác như sơ đồ + câu hỏi,...)

Cần xác định:

Chính: Bối cảnh, cố sự, hệ thống thăng cấp của nhân vật chính, nhân vật, các tuyến. Các mục này yêu cầu viết kĩ càng.

Phụ: Tùy tác giả và thể loại.

Mỗi mục cần chia ra chi tiết và kèm theo thời gian cho hợp lí. Thời gian hợp lí như thế nào? Ví dụ trong cố sự thì sự việc xảy ra cách bao lâu? Trong tuyến, sự việc xảy ra trong bao lâu,... Một số truyện có so sánh thời gian thì có chênh lệch thời gian giữa người này và người kia như thế nào,... Từ đó xây dựng được câu chuyện một cách chính xác nhất có thể.

Bối cảnh: Thường mình sẽ không có mục bối cảnh riêng mà mình xây dựng thành các mục như địa lý, lịch sử, các mục nhỏ trong cố sự, nhân vật,...

Về nhân vật cần xác định rõ tính cách để tránh gượng gạo khi diễn tả. Sau đó có thể khai thác cố sự riêng của từng nhân vật, ngoại hình, năng lực,...

Các tuyến: Có thể là các diễn biến, hướng đi của truyện, có thể là sự thay đổi tâm lý của nhân vật,...

Đây chỉ là khái quát quát về đại cương truyện, cùng cách làm. Chi tiết hơn các đạo hữu có thể xem thêm tại đây:

https://truyenyy.com/dien-dan/2018/khu-dao-tao-xay-dung-dai-cuong-tu-y-tuong-va-cot-truyen-co-ban/

5. Nhân vật trong truyện.

Một điều dễ nhận thấy và các tác mới vào nghề hay mắc phải đó là xây dựng nhân vật.

Vậy nhân vật là gì?

Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những hành động hàng ngày,những bức tranh thiên nhiên,...đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm chính là việc xây dựng nhân vật. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được tác giả thể hiện. Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi cho rằng "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác"

Nhân vật rất là quan trọng, nếu bạn xây dựng một nhân vật thành công thì bạn đã sở hữu 60% sự thành công của tác phẩm. Tại sao lại cao như vậy ? Vì nhân vật là nơi giải quyết toàn bộ tất cả các vấn đề của truyện.

Xây dựng nhân vật cần làm gì ?

  1. Miêu tả ngoại hình.

  2. Bối cảnh, công việc... của nhân vật.

  3. Tính cách nhân vật.

  4. Lời thoại cho nhân vật.

  5. Diễn tuyến nội tâm nhân vật.

Các tác thường mắc lỗi ở phần 3, 4, 5 của phần này.

Mắc lỗi ra sao ?

  1. Tính Cách

Đây là lỗi thường gặp nhất đó là tính cách không nhất quán, bất ổn định khiến cho truyện viết ra cũng vì vậy mà bất ổn định.

  1. Lời thoại cho nhân vật.

Người viết cũng hay quên mất điều này, phải biết lời thoại là thứ thể hiên ra tính cách nhân vật, cảm xúc của nhân vật, nên một tác phẩm muốn tốt chúng ta phải chăm chút cho từng lời thoại. Tránh lời thoại quá ít, hoặc quá nhiều. Quá ít thì sẽ khiến truyên khô khan, quá nhiều thì sẽ bị lan man.

  1. Diễn tuyến nội tâm nhân vật.

Đây là thiếu hụt nghiêm trọng của tác mới vào nghề. Chúng ta chỉ miêu tả quá qua loa, khi diễn thoại thì quên luôn việc này. Phải biết là chúng ta đang truyền đạt cho độc giả về câu truyện, về tình huống, về nhân vật,... Mỗi nhân vật sẽ có tính cách khác nhau, nội tâm khác nhau nên tác giả thành công là tác giả lột tả được nội tâm nhân vật.

Các bạn có thể xem thêm về cách xây dựng nhân vật tại đây :

https://truyenyy.com/dien-dan/2018/khu-dao-tao-nhan-vat-trong-tac-pham/

P/s : Trên đây là 5 bước để có một tác phẩm hay. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn đang có đam mê viết.

tạo bởi
03 Tháng 10.
mới trả lời
02 Tháng bảy
5
trả lời
460
xem
5
thành viên
KhanG.nhi
KhanG.nhi
VIP 1
Hóa Thần Sơ Kỳ (90%)

thất tỷ à, đệ không đọc hết nỗi mấy bài của tỷ ah, nhìu quá rồi.

Một_nửa_thất_lạc
Một_nửa_thất_lạc
VIP 2
Trúc Cơ Hậu Kỳ (74%)

Ta đag thấy ta diễn biến quá nhiều tâm trạng nhân vật. Chả có mấy lời thoại gì. Chả biế nói gì với nhau. Lời thoại ngắn

thdrond
thdrond
Kết Đan Hậu Kỳ (8%)

Đh tích cực thật

Thi3n@Đ3
Thi3n@Đ3
VIP 3
Hóa Thần Trung Kỳ (60%)

Cởm ởn đh đã thụ đạo 🤗🤗🤗

Mộngvĩnhsinh
Mộngvĩnhsinh
Kết Đan Trung Kỳ (22%)

Học hỏi thêm đc ít

Bạn đang đọc bài [KHU ĐÀO TẠO]Cách làm việc để có một tác phẩm chuyên nghiệp tạo bởi TaLàLãoThất trong Hướng Dẫn - Giới Thiệu.